Mỹ chấm dứt miễn thanh toán, đẩy Nga đến gần nguy cơ vỡ nợ
Bộ Tài chính Mỹ hôm 24/5 cho biết Washington sẽ chấm dứt cơ chế miễn trừ cho phép Moskva thanh toán nợ nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ.
Động thái trên có thể đẩy Nga đến gần tình trạng vỡ nợ.
Theo hãng thông tấn AFP, điều khoản cho phép các ngân hàng Mỹ tiếp nhận và xử lý thanh toán cho các chủ nợ của Nga sẽ kết thúc vào 12h01 trưa 25/5, tức hai ngày trước khi khoản thanh toán nợ tiếp theo của Nga đến hạn.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuần trước ám chỉ về quyết định trên khi nói rằng cơ chế miễn trừ này được thiết kế nhằm cho phép các tổ chức tài chính điều chỉnh phù hợp với loạt biện pháp trừng phạt khắc nghiệt chống lại Moskva, song vẫn có thời hạn.
40 tỷ USD trái phiếu quốc tế của Nga và khả năng vỡ nợ đã trở thành tâm điểm của thị trường tài chính toàn cầu kể từ khi Nga hứng chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ảnh minh họa: AP
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga ngắt nước này khỏi phần lớn hệ thống tài chính quốc tế, trong đó có việc ngăn chặn Moskva tiếp cận những nguồn vốn gửi tại các ngân hàng Mỹ để thanh toán cho chủ nợ nước ngoài.
Giới quan sát cho rằng động thái mới nhất này đã loại bỏ lối thoát cuối cùng để Nga tránh tình trạng vỡ nợ nước ngoài.
Video đang HOT
Tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy đó là một phần trong những nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm tăng cường sức ép lên Tổng thống Vladimir Putin liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
“Hiện tại Nga không thể vay tiền trên thị trường tài chính toàn cầu, không có khả năng tiếp cận thị trường vốn. Nếu Nga không thể tìm ra cách hợp pháp để thực hiện các khoản thanh toán này, thì về mặt kỹ thuật, họ sẽ vỡ nợ”, bà Janet Yellen nói với các phóng viên hồi tuần trước.
Chính phủ Nga đã cố gắng thanh toán nợ nước ngoài bằng nội tệ, nhưng nhiều trái phiếu không cho phép hoàn trả bằng đồng rúp.
Áp lực chồng áp lực
Chính phủ Nga vẫn còn phải đối mặt với hàng tá khoản nợ đáo hạn trong năm nay. Lần tiếp theo là ngày 27/5 với khoản thanh toán 100 triệu euro tiền lãi đối với hai trái phiếu: một yêu cầu thanh toán chỉ USD, euro, bảng Anh hoặc franc Thụy Sĩ; còn lại có thể được trả bằng rúp.
Theo báo cáo của Reuters và The Wall Street Journal hôm 21/5, Bộ Tài chính Nga đã chuyển tiền ra nước ngoài sớm để thực hiện các khoản thanh toán và tránh vỡ nợ.
Sau đó, gần 400 triệu USD tiền lãi sẽ đến hạn vào cuối tháng 6 tới. Sau khoản thời gian ân hạn từ 15 – 30 ngày kể từ thời điểm lỡ hạn thanh toán, quốc gia này có thể sẽ bị tuyên bố là vỡ nợ, làm xấu đi tình hình tài chính trong nước và cho phép các chủ nợ thực hiện hành động pháp lý để thu hồi tiền.
Tuy nhiên, Mokva vẫn đang thu về một lượng lớn tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu năng lượng, cũng như buộc các nước ở châu Âu phải trả bằng đồng rúp để tránh bị trừng phạt. Tình hình đó có thể thay đổi nếu châu Âu thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ, mặc dù các quan chức
Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về vấn đề này trong nhiều tuần mà không tìm ra giải pháp. Bộ Tài chính Nga cho biết nợ nước ngoài của nước này đã lên tới từ 4,5 – 4,7 nghìn tỷ rúp (khoảng 50 tỷ euro, 60 tỷ USD), tương đương 20% tổng nợ công.
Năm 1998, Nga đã bỏ lỡ các khoản thanh toán nợ bằng đồng rúp khi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn. Tuy nhiên, lần cuối cùng nước này vỡ nợ bằng ngoại tệ là năm 1918.
Đứng trước cảnh vỡ nợ, Sri Lanka rao bán hãng hàng không quốc gia
Chính phủ mới của Sri Lanka đang lên kế hoạch bán hãng hàng không quốc gia để bù đắp tổn thất, như một phần trong nỗ lực ổn định tài chính của quốc gia giữa cơn khủng hoảng.
Máy bay của hãng hàng không Sri Lankan Airlines. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo trang mạng Bloomberg, trong bài phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia ngày 16/5, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe thông báo chính phủ mới lên kế hoạch tư nhân hóa hãng hàng không Sri Lankan Airlines. Trong năm 2021, hãng hàng không này đã tổn thất 45 tỷ rupee (khoảng 124 triệu USD).
Tân Thủ tướng Wickremesinghe cho biết ông buộc phải in thêm tiền để có thể trả lương cho chính phủ mới. Tuy nhiên, động thái này sẽ gây sức ép lên đồng tiền trong nước.
Quốc gia Nam Á với 22 triệu dân này đang trải qua khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1948 do thiếu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu nhất.
"Vài tháng tới sẽ là những tháng khó khăn nhất. Chúng ta phải thành lập một quốc hội hoặc cơ quan chính trị ngay lập tức với sự tham gia của tất cả các đảng phái chính trị để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay", nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Tân Thủ tướng cam kết công bố ngân sách "cứu trợ" mới để thay thế ngân sách phát triển của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa trước đó đã đẩy tỷ lệ lạm phát tại quốc gia tăng nhanh nhất châu Á. Nội các sẽ đề xuất quốc hội tăng giới hạn phát hành tín phiếu kho bạc lên 4.000 tỷ rupee từ 3.000 tỷ rupee.
Ông Wickremesinghe lên nắm quyền sau khi Sri Lanka chứng kiến các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người ủng hộ chính phủ và những người muốn Thủ tướng Rajapaksa từ chức. Tân Thủ tướng vẫn chưa bổ nhiệm một bộ trưởng tài chính mới để dẫn đầu các cuộc đàm phán cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và tìm kiếm các khoản vay từ các quốc gia bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc.
Sri Lanka đang rơi vào tình cảnh vỡ nợ khi thời gian ân hạn đối với hai trái phiếu nước ngoài kết thúc vào ngày 18/5.
Vào năm 2010, chính phủ tại Colombo đã mua lại cổ phần của hãng hàng không Sri Lankan Airlines từ hãng hàng không Emirates của Dubai. Theo FlightRadar24, hãng hàng không quốc gia bao gồm 25 máy bay Airbus SE với các hành trình điểm đến ở châu Âu, Trung Đông cũng như Nam và Đông Nam Á.
El Salvador đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau khi công nhận Bitcoin Số trái phiếu Bitcoin trị giá 1 tỷ USD của El Salvador không hiệu quả như kỳ vọng ban đầu vì cho đến nay, vẫn chưa có một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm mua vào. Tổng thống El Salvador Nayib Bukele. Ảnh: globalhappenings Theo Bloomberg, sau khi chính thức công nhận đông tiền kỹ thuật số Bitcoin, Tổng thống El Salvador...