Mỹ cấy ghép thành công thận lợn cho người
Lần đầu tiên, một quả thận lợn được cấy ghép vào cơ thể người mà không kích hoạt phản ứng đào thải tức thời ở hệ miễn dịch của người nhận, đánh dấu bước tiến đầy hứa hẹn cho tình trạng thiếu nội tạng ghép.
Bác sĩ Robert Montgomery thực hiện cuộc phẫu thuật – REUTERS
Quy trình trên được thực hiện tại Trung tâm Y khoa Langone thuộc Đại học New York (Mỹ), theo đó các bác sĩ sử dụng thận lợn đã được can thiệp gien, khiến mô của nội tạng không còn chứa phân tử kích hoạt phản ứng đào thải tức thời ở người nhận.
Người nhận là bệnh nhân chết não, xuất hiện các dấu hiệu rối loạn chức năng thận. Gia đình đồng ý cho thực hiện thí nghiệm trên cơ thể người này, trước khi bà bị rút ống hỗ trợ sự sống, theo Reuters hôm 20.10.
Video đang HOT
Trong vòng 3 ngày, quả thận mới được nối kết vào hệ thống mạch máu người nhận, và duy trì tình trạng ở bên ngoài cơ thể nạn nhân, cho phép các nhà nghiên cứu quan sát quả thận.
Trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Robert Montgomery cho hay các kết quả cho thấy chức năng của thận ghép “gần như hoàn toàn bình thường”. Quả thận tạo nên lượng urine như mong đợi ở người nhận.
Bên cạnh đó, họ chưa phát hiện dấu hiệu có sự đào thải thận giống như ở những trường hợp ghép thận không được can thiệp gien.
Bác sĩ Montgomery cũng cho biết nồng độ creatinin trong máu, chỉ số phản ánh chức năng thận, quay lại bình thường sau khi ghép.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, gần 107.000 người đang chờ ghép nội tạng, bao gồm hơn 90.000 bệnh nhân muốn ghép thận, theo Mạng lưới Chia sẻ Nội tạng Mỹ. Trung bình người bệnh thận cần chờ từ 3 đến 5 năm để được hiến tạng.
Con lợn được can thiệp gien, gọi là GalSafe, là sản phẩm của Hãng công nghệ sinh học United Therapeutics. Tháng 12.2020, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) đã thông qua giống lợn mới để làm thực phẩm cho những người bị chứng dị ứng thịt.
Những sản phẩm y khoa từ lợn GalSafe vẫn phải chờ FDA phê chuẩn trước khi có thể sử dụng cho người.
Ông Tập kêu gọi các nước hợp tác công nghệ
Ông Tập kêu gọi các nước tăng cường hợp tác khoa học công nghệ để giải quyết thách thức toàn cầu, giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng.
"Tất cả quốc gia trên thế giới cần cởi mở và hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, cùng nhau tìm ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video hôm 24/9 tại Diễn đàn Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, sự kiện nhằm thúc đẩy trao đổi công nghệ.
Ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ có "thái độ cởi mở hơn" và tham gia "mạng lưới đổi mới toàn cầu", đồng thời sẽ khuyến khích Trung Quan Thôn, khu vực phía tây bắc thủ đô được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, phát triển thành "khu công nghệ hàng đầu thế giới".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Bắc Kinh qua video trong cuộc họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9. Ảnh: Xinhua .
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã khai mạc Diễn đàn Trung Quan Thôn kéo dài 5 ngày, với chủ đề năm nay là "Trí tuệ, Sức khỏe và Trung hòa Carbon". Trung Quan Thôn, nơi tọa lạc các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và những hãng công nghệ cao hàng đầu Trung Quốc, là cái nôi của nhiều gã khổng lồ công nghệ như sàn thương mại điện tử JD.com và ByteDance, chủ sở hữu TikTok.
Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc đổi mới của thế giới vào năm 2035. Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, một trong các đơn vị tổ chức, tuần trước tuyên bố sẽ mở rộng "liên minh thương mại công nghệ quốc tế", tăng từ 103 lên 150 tổ chức thành viên trong năm nay, đồng thời "xây dựng cơ chế hiệu quả để trao đổi thông tin và tập hợp nguồn lực tốt hơn".
Đây là lần thứ hai ông Tập truyền thông điệp tại diễn đàn ra mắt hồi năm 2007 này, giữa lúc công nghệ trở thành một trong hàng loạt vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai bên ngày càng xung đột về những lĩnh vực như mạng 5G hay chip smartphone cao cấp, cùng việc các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ sở hữu trí tuệ. Nhiều hãng công nghệ Trung Quốc, như tập đoàn Huawei, có nguy cơ mất thị trường ở nước ngoài do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Cameron Johnson, chuyên gia tại Đại học New York của Mỹ, đánh giá không có dấu hiệu hạ nhiệt nào giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề công nghệ. "Tôi dự đoán căng thẳng sẽ kéo dài nhiều năm khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục không tin tưởng nhau, và chừng nào sự trỗi dậy của Trung Quốc còn bị coi là mối đe dọa với Mỹ và đồng minh", Johnson nhận xét.
Bé 4 tuổi đặt mua hơn 2.000 USD tiền kem Cậu bé 4 tuổi ở New York để lại hóa đơn khổng lồ cho mẹ khi lén đặt mua hàng trăm que kem trên mạng với giá 2.618 USD. Noah Bryant, 4 tuổi, sống ở Brooklyn, thành phố New York, đã đặt mua 51 thùng kem que nhân vật hoạt hình SpongeBob trên trang web bán lẻ trực tuyến Amazon. 918 chiếc kem...