Mỹ cáo buộc hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc âm mưu đánh cắp công nghệ
Theo Reuters, Bộ Tư pháp Mỹ hôm 7.2 đưa ra cáo buộc đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Hytera có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc.
Trong bản cáo trạng được biên soạn lại một phần chưa được niêm phong, chính phủ Mỹ cho biết Hytera Communications Corp đã tuyển dụng nhân viên Motorola để âm mưu đánh cắp công nghệ vô tuyến di động kỹ thuật số của công ty Mỹ, dữ liệu thương mại độc quyền về bộ đàm.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Hytera tuyển dụng nhân viên Motorola để âm mưu đánh cắp công nghệ vô tuyến di động kỹ thuật số
Theo nội dung bản cáo trạng, Hytera đã tuyển dụng nhân viên của Motorola trong giai đoạn 2007 – 2020. Các nhân viên này nhận được mức lương và phúc lợi cao hơn những gì họ nhận được tại Motorola, để đổi lấy việc ăn cắp bí mật thương mại. Hytera bị buộc tội với 21 tội danh bao gồm cả âm mưu đánh cắp bí mật thương mại. Hytera và các bị cáo chưa được tiết lộ danh tính khác cũng bị buộc tội sở hữu hoặc cố gắng chiếm đoạt bí mật thương mại bị đánh cắp. Nếu bị kết tội, Hytera sẽ phải đối mặt với án phạt cao gấp ba lần giá trị của bí mật thương mại bị đánh cắp. Hytera là nhà phân phối trước đây cho các sản phẩm Motorola Solutions.
Video đang HOT
Các cựu nhân viên của Motorola đều đã ký thỏa thuận bảo mật vào thời điểm họ được thuê và ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin sau khi họ rời công ty. Bản cáo trạng đưa ra bằng chứng cho thấy một số nhân viên đã có quyền truy cập vào bí mật thương mại thông qua cơ sở dữ liệu Motorola mà họ từng dùng trước đây.
Tháng 2.2020, Motorola Solutions đã giành được phán quyết của bồi thẩm đoàn trị giá 764,6 triệu USD trong vụ đánh cắp bí mật thương mại và vi phạm bản quyền chống lại Hytera. Một bồi thẩm đoàn liên bang ở Chicago (Mỹ) phát hiện Hytera đã sử dụng tài liệu bí mật và mã nguồn được bảo vệ bản quyền của Motorola Solutions để cạnh tranh trên thị trường liên lạc vô tuyến hai chiều. Hytera sau đó cho biết số tiền Motorola được trao trong vụ này đã bị cắt giảm 221 triệu USD.
Vụ án hình sự chống lại Hytera là đòn mới nhất đối với hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc tại Mỹ. Tháng 11.2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký luật ngăn chặn Hytera và các công ty Trung Quốc khác như Huawei Technologies, vốn bị coi là mối đe dọa an ninh, nhận được giấy phép thiết bị mới từ các cơ quan quản lý của Mỹ. Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, những người nhận tài trợ liên bang cũng bị cấm sử dụng thiết bị viễn thông do Hytera sản xuất.
Mỹ tiêu tốn hàng tỷ USD để loại bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc
Chi phí tháo dỡ và thay thế các thiết bị, hạ tầng mạng nguồn gốc từ Trung Quốc có thể lên đến hơn 5 tỷ USD, vượt xa ước tính ban đầu của cơ quan chức năng Mỹ.
Theo The Verge, hôm 4/2, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), Jessica Rosenworcel thông báo với quốc hội nước này về việc kinh phí dành cho cho chương trình bóc tách và thay thế thiết bị viễn thông Trung Quốc sẽ tăng cao so với dự kiến.
"Hơn 181 đơn yêu cầu từ các nhà mạng đã thực hiện kế hoạch loại bỏ và thay thế thiết bị nằm trong diện nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia", chủ tịch FCC cho biết. Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ lên đến 5,6 tỷ USD, gấp hơn 3 lần tính toán ban đầu.
Mỹ chi hàng tỷ USD để loại thiết bị viễn thông có nguồn gốc từ Trung Quốc khỏi hạ tầng mạng.
Cụ thể, vào tháng 9/2021, FCC ước tính chi phí cho việc thay thế thiết bị của Huawei và ZTE tại các nhà mạng Mỹ rơi vào khoảng 1,8 tỷ USD, tính đến tháng 12/2021. Trên cơ sở đó, Quốc hội Mỹ đã đồng ý dành 1,9 tỷ USD cho kế hoạch.
Bà Jessica Rosenworcel đề nghị Quốc hội Mỹ đảm bảo nguồn tài chính để tiếp tục thực hiện chương trình này, nhằm "thúc đẩy các mục tiêu an ninh và đảm bảo rằng Mỹ dẫn đầu về bảo mật 5G".
Chương trình bồi hoàn kinh phí dành cho chuỗi cung ứng được đưa ra sau khi các cơ quan tình báo Mỹ quan ngại về việc các nhà mạng nước này xây dựng mạng 5G từ thiết bị có nguồn gốc Trung Quốc.
FCC dưới thời cựu Chủ tịch Ajit Pai cho rằng ZTE và Huawei là nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Vì vậy, cơ quan này tìm cách ngăn chặn các công ty viễn thông mua thiết bị từ những doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, trước đó nhiều nhà mạng Mỹ đã mua và lắp đặt những thiết bị này. Họ cũng tuyên bố không thể chịu chi phí thay thế. Ngay từ đầu, điểm thu hút của thiết bị Trung Quốc chính là giá thành rẻ so với các nhà cung cấp khác.
Do đó, chính phủ Mỹ đưa ra chính sách hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông loại bỏ, thay thế thiết bị của ZTE và Huawei. Sau khi khảo sát, FCC ước tính toàn bộ chi phí vào khoảng 1,8 tỷ USD, trong đó các khoản tổng 1,6 tỷ USD đủ điều kiện để nhận hỗ trợ.
Sau thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ, kết thúc vào tháng 1/2022, con số thực tế gửi lên FCC cao gấp 3 lần so với dự kiến. Tuy nhiên, 5,6 tỷ USD chưa phải là số tiền chính thức. Trên Twitter, bà Rosenworcel cho biết hồ sơ đang được xem xét, nhiều khả năng chi phí cuối cùng sẽ thấp hơn.
Cuộc cạnh tranh giành ngôi đầu mạng 5G toàn cầu Vị trí và thị phần của các nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn đang thay đổi khi các nước bắt tay vào đầu tư, xây dựng mạng 5G. "Trong 5 năm triển khai thương mại, 5G nâng cấp đáng kể trải nghiệm di động cho người dùng. Tiến độ phát triển nhanh hơn nhiều so với mong đợi, đặc biệt là...