Mỹ cảnh báo tình hình nguy hiểm tại các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp
Ngày 19/8, hãng tin CNN (Mỹ) đăng phân tích mới chỉ ra phần lớn người dân Mỹ sinh sống tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhưng tỷ lệ nhập viện và tử vong đặc biệt cao hơn tại các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.
Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần 93% dân số Mỹ sống tại khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao. CNN đã tiến hành phân tích dựa trên các dữ liệu liên bang, so sánh giữa các hai nhóm gồm 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất (chưa đến 41% cư dân được tiêm phòng đầy đủ) và 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất (hơn 58% cư dân đã hoàn thành các mũi tiêm cần thiết). Kết quả phân tích cho thấy nhóm đầu tiên có tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 cao gấp gần 4 lần và tỷ lệ tử vong cao gấp 5,5 lần so với nhóm còn lại.
Điều phối viên ứng phó đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zients cho biết số ca mắc mới tiếp tục tăng do sự xuất hiện của biến thể Delta, các ca nhiễm tập trung ở những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì thế, về cơ bản, Nhà Trắng nhìn nhận đại dịch hiện nay chủ yếu tác động tới những cộng đồng này.
Theo ghi nhận của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, trung bình tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 tại 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất là 39 người/100.000 dân trong khi tỷ lệ này ở nhóm 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất là 10 người/100.000 dân. Trong khi đó, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins tỷ lệ tử vong tương ứng của các nhóm là 34 người/1 triệu dân và 6 người/1 triệu dân. Giám đốc CDC (Mỹ) Rochelle Wallensky cho biết tỷ lệ tử vong trung bình tại nước này là 500 ca/ngày, phản ánh nguy cơ tử vong đã được ngăn chặn đáng kể.
Video đang HOT
Hiện Mỹ đang đương đầu với làn sóng dịch bệnh mới với số ca mắc và nhập viện tăng nhanh chóng. Theo Đại học Johns Hopkins, Mỹ ghi nhận trung bình hơn 137.500 ca mắc mới mỗi ngày trong tuần qua, cao gấp 11 lần so với 2 tháng trước khi mọi số liệu dịch bệnh đều giảm xuống mức thấp nhất trong năm. Ngày 17/8, có 88.300 bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ đang điều trị tại các, cao gấp gần 5 lần so với 2 tháng trước. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 trung bình trong tuần qua là 734 ca/ngày, hơn gấp đôi mức ghi nhận 2 tháng trước đó.
Trong khi mối đe dọa với nhóm người trưởng thành đang trong tầm kiểm soát nhờ tỷ lệ tiêm phòng ở nhóm này đã khá cao thì giới chuyên gia cũng chuyển hướng lo ngại về tình trạng gia tăng các ca mắc trong nhóm trẻ em, trong đó rất nhiều em chưa đến tuổi được tiêm phòng. Theo Viện trẻ em quốc gia Mỹ, tuần qua, quốc gia này ghi nhận hơn 121.000 ca mắc mới ở trẻ em, tăng 14 lần so với 2 tháng trước. Trong tuần quan, tỷ lệ ca mắc ở trẻ em chiếm 18% tổng số ca mắc trên cả nước, cao hơn trung bình tỷ lệ ca mắc ở trẻ em ghi nhận từ đầu dịch đến nay là 14%. Tình trạng này còn có thể diễn biến tồi tệ hơn khi năm học mới bắt đầu, thường là trong tháng 8 và tháng 9.
Mỹ sắp tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho hơn 5 triệu người
Hơn 5 triệu người Mỹ sẽ đủ điều kiện tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 vào cuối tháng 9 năm nay, theo kế hoạch ứng phó với biến thể Delta của chính quyền Joe Biden.
Liều vaccine tăng cường dự kiến được tiêm cách liều đầu tiên 8 tháng. Kế hoạch phụ thuộc vào một số bước quan trọng trong tuần tới. Trong đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cần chính thức tuyên bố liều ba vaccine Pfizer và Moderna là an toàn. Đây là hai loại vaccine tung ra đầu tiên và được sử dụng nhiều nhất ở nước này.
Pfizer đã đệ trình các dữ liệu cần thiết lên FDA. Moderna và Viện Y tế Quốc gia vẫn đang nghiên cứu xem nên tiêm nửa liều hay cả liều, hy vọng kết quả có trong thời gian sớm nhất. Giám đốc điều hành của Moderna, ông Stephane Bancel, cho biết công ty có kế hoạch nộp hồ sơ lên FDA vào tháng 9.
Giới chức sẽ công bố chiến lược tiêm cụ thể trong cuộc họp của Nhà Trắng ngày 18/8. Người sinh sống tại viện dưỡng lão, nhân viên y tế và nhân viên cấp cứu là nhóm được ưu tiên, giống với chương trình tiêm chủng ban đầu. Tiếp theo là người lớn tuổi khác và phần còn lại của dân số nói chung.
Giới chức dự kiến sử dụng cùng loại vaccine với hai liều đầu tiên cho người dân. Điểm tiêm chủng chính là nhà thuốc.
Cơ quan quản lý dược phẩm không khuyến khích người dân tự ý tiêm liều tăng cường. Họ lưu ý FDA vẫn chưa đưa ra dữ liệu an toàn và hiệu quả của chúng. Giới chức hy vọng chương trình tiêm bổ sung sẽ được thực hiện tuần tự, có tổ chức, chứ không chỉ dựa trên nỗi lo sợ của bất cứ ai.
Tiến sĩ Danny Avula, điều phối viên vaccine của bang Virginia, cho biết đã có hàng nghìn cơ sở đủ khả năng tiêm liều tăng cường mà không cần có sự điều chỉnh. "Điều khiến chương trình tiêm chủng hồi tháng 1 đến tháng 4 gấp gáp và rối loạn là hạn chế về nguồn cung", ông nói.
Y tá chuẩn bị một liều vaccine Johnson & Johnson tại điểm tiêm chủng ở thành phố New York, tháng 4/2021. Ảnh: AP
Đến nay, chính phủ đã dự trữ hơn 100 triệu liều vaccine chỉ để sử dụng cho chiến dịch tiêm tăng cường. Hàng chục triệu liều khác đã được chuyển đến các hiệu thuốc và cơ sở y tế. Rất nhiều lô vaccine dự kiến giao trong mùa thu này.
Tại cuộc phỏng vấn ngày 17/8, bác sĩ và người đứng đầu các bệnh viện nhìn chung ủng hộ tiêm liều vaccine thứ ba. Tiến sĩ Matthew Harris, giám đốc chương trình tiêm chủng tại Hệ thống Northwell Health, New York, cho biết: "Tôi nghĩ chúng ta sắp hết cả cơ hội thứ hai. Điều khiến tôi lo ngại là khả năng vaccine không hiệu quả trên biến thể. Nếu đây là cách để đi trước, tôi hoàn toàn đồng tình".
Giới chức liên bang cũng mong muốn tiêm bổ sung cho người đã dùng vaccine Johnson & Johnson loại một liều. Song chính phủ mới triển khai vaccine này hồi tháng 3, trên khoảng 14 triệu người. Con số ít hơn nhiều so với 155 triệu người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna. Dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng của Johnson & Johnson sẽ được trình lên FDA vào cuối tháng này.
Giới chức lo ngại nếu không tiêm bổ sung, người đã chủng ngừa có thể nhiễm nCoV và trở nặng trong những tháng tới do hai yếu tố xảy ra đồng thời: tác động mạnh mẽ của biến thể Delta và khả năng bảo vệ từ vaccine bị suy yếu.
Dữ liệu từ Bộ Y tế Israel được xem như dấu hiệu cảnh báo. Nó cho thấy miễn dịch từ vaccine suy yếu trong tháng 6 và tháng 7, một thời gian sau tiêm chủng. Đối với người từ 65 tuổi trở lên đã tiêm vaccine Pfizer trong tháng 1, hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng nặng giảm xuống còn 55%. Tuy nhiên, biên độ sai số rất lớn. Các chuyên gia cho biết dữ liệu từ nghiên cứu khác tích cực hơn.
Dữ liệu mới nhất cho thấy vaccine của Sinopharm an toàn và hiệu quả Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn tin trên tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/8 cho biết Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc (CNBG) - một chi nhánh của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), vừa thông báo vaccine của hãng này không làm tăng nguy cơ gây ra chứng huyết khối hoặc giảm tiểu...