Mỹ cảnh báo thiết bị quân sự làm giả ở Trung Quốc
Báo cáo mới đây của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết tất cả các linh kiện điện tử quân dụng mà đơn vị này bí mật mua từ các nhà sản xuất Trung Quốc đều có dấu hiệu làm giả.
Tên lửa của Mỹ (Hình chỉ mang tính chất minh họa)
Theo yêu cầu của Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, GAO đã lập ra một công ty “ma,” tìm mua các linh kiện lắp ráp sản xuất vũ khí. Công ty này đã nhận được 394 lời chào hàng, trong đó 84% đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, còn lại là các công ty của Mỹ, Anh và Nhật Bản. Với nguyên tắc mua hàng là chọn nhà cung cấp có giá cạnh tranh nhất, cung cấp thông tin sớm nhất, GAO đã chọn nhà cung cấp từ Trung Quốc.
Các mặt hàng gồm có những loại linh kiện hiếm sử dụng cho máy bay tiêm kích F15, tên lửa Maverick, máy bay vận tải quân sự Marine Corps V-22 Osprey và tàu ngầm hạt nhân loại Los Angeles, một số linh kiện có niên hạn sản xuất gần đây, và thậm chí có cả yêu cầu mua những loại linh kiện không tồn tại, nhưng các nhà cung cấp Trung Quốc vẫn bán.
Tuy nhiên, toàn bộ 16 bộ linh kiện mua từ Trung Quốc đều bị GAO nghi ngờ là làm giả và chất lượng kém.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngay sau khi báo cáo được công bố, một số Thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi hành động ngay để ngăn chặn mối nguy hiểm tiềm tàng.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ Carl Levin, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện, coi những bằng chứng nói trên là một mối đe dọa tới tính mạng của quân nhân Mỹ và làm tổn hại tới thị trường lao động nước này. Trên bài viết đăng trên website của mình, ông Levin tuyên bố nếu chính phủ Trung Quốc không ra tay chặn đứng nạn hàng giả, thì Mỹ sẽ hành động.
Ông nhấn mạnh Bộ Tài chính và Cục An ninh nội địa Mỹ cần phải hành động ngay theo thẩm quyền được quy định theo Đạo luật Thẩm quyền Quốc phòng An ninh, đồng thời thúc giục các nhà chức trách phải hành động khẩn trương.
Còn Thượng nghị sĩ John McCain, thành viên cao cấp Ủy ban Quân lực Thượng viện, cảnh báo “các linh kiện điện tử giả có thể dễ dàng xâm nhập thị trường Mỹ,” và “cần có biện pháp ngăn chặn để chúng không thể làm tổn hại và suy yếu hệ thống vũ khí.”
Bên cạnh đó, dự luật bổ sung được bảo trợ bởi hai Thượng nghị sĩ nói trên cũng yêu cầu các đầu mối nhập khẩu linh kiện điện tử để sản xuất vũ khí cần phải có hệ thống giám định riêng, nếu không sẽ bị phạt, và ngay cả Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cần phải có hệ thống này, đồng thời chỉ ký hợp đồng với các nhà cung cấp chính hãng và uy tín.
Một báo cáo khác của Ủy ban Quân lực hồi tháng 11/2011 cho biết có khoảng 1.800 vụ nghi ngờ hàng giả với linh kiện điện tử nhập khẩu, trong đó khoảng 70% có xuất xứ từ Trung Quốc./.
Theo TTXVN
Vũ khí "gây ảo giác" của Mỹ đáng sợ tới đâu?
Các lực lượng vũ trang Mỹ đã chi 4 triệu USD để tìm cách khiến cho kẻ địch nhìn và nghe thấy những gì không có thật.
Một chiếc trực thăng đang hạ cánh tại Afghanistan. Quân đội Mỹ đã đặt một thiết bị có giá trị 4 triệu USD lên các thiết bị quân sự khác để khiến cho kẻ địch nghe hoặc nhìn thấy những thứ không hề có thật.
Là một chi nhánh của công nghệ quân sự, Cơ quan Kế hoạch nghiên cứu Quốc phòng Tân tiến (DARPA) chịu trách nhiệm đưa vào các kỹ thuật chiến đấu trong tương lai, phát triển tất cả mọi thứ - từ các máy bay siêu thanh cho tới rô-bốt.
Nhưng một dự án mới được nói bóng gió tới trong chi tiêu quốc phòng của Lầu Năm Góc đang khơi gợi sự quan tâm của những người bên ngoài.
Cơ quan này đang chi 4 triệu USD cho một dự án được biết tới với tên gọi đơn giản là "Ảo giác chiến trường".
Mục đích của vũ khí này là khiến đối phương bị đánh lạc hướng với các ảo giác "thính và thị giác" để mang lại "lợi thế chiến thuật" cho quân Mỹ. Dự án này nhằm sử dụng các công nghệ mới tương tự với các công nghệ đánh lạc hướng của các nhà ảo thuật.
Các nhà ảo thuật và các nhà chiến lược xuất sắc vẫn có quan hệ với nhau từ lâu" - Shachtman, một chuyên gia từ trang Dangerous Room cho biết.
"Harry Houdini đã thám thính thông tin từ quân đội Đức và Nga cho Lực lượng cảnh sát trung ương (London). Nhà ảo thuật Jasper Maskelyne được cho là đã tạo ra các tàu ngầm giả và các xe tăng giả để gây mất sự chú ý của quân Rommel trong suốt Chiến tranh Thế giới II".
Và trong Chiến tranh Lạnh, CIA đã chi cho nhà ảo thuật John Mulholland 3000 USD để có một bản viết tay về "mất phương hướng, ẩn náu, dựng kịch".
Theo chuyên gia Rob Waugh (trên tờ Daily Mail), loại vũ khí này gần như sử dụng "công nghệ hình ảnh" được trang bị lên các thiết bị để tạo ra các ảo ảnh trên chiến trường.
Công nghệ này tương tự với "các phương tiện được thiết kế nhằm làm nhiễu hệ thống rađa" - chẳng hạn như hệ thống nhiễu động điện từ. Điểm khác biệt là hệ thống này sẽ "áp dụng lên người".
Trước kia, Mỹ và Anh đều muốn sử dụng thuốc gây ảo giác trong chiến đấu.
Shachtman cho biết: hồi đầu cuộc chiến chống khủng bố, các chuyên gia công nghệ quốc phòng "nói về ý tưởng về loại vũ khí có tên "Tiếng nói của Chúa Trời"". Loại vũ khí này có thể phát ra các làn sóng âm thanh để thuyết phục những tay súng Hồi giáo rằng Thánh Alla đang nói vào tai họ và kêu gọi họ bỏ các dây bom tự chế quanh người" - Shachtman nói.
Các nhà thầu quân sự khác lại đang phát triển các loại "áo choàng tàng hình" khác để che dấu các thiết bị quân sự.
Theo VietNamNet
Ô tô chở linh kiện điện tử có nhãn mác sai quy định Khoảng 11h30, ngày 22-3, trong lúc tuần tra trên tuyến đường liên huyện, đoạn đi qua xã Hành Minh (Nghĩa Hành), Công an huyện Nghĩa Hành phát hiện xe ô tô BKS: 43S-7040 do Lê Đăng Cường (SN 1991), ở đường Mạc Đĩnh Chi, phường 2, thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng) chở linh kiện điện tử đi bán không có nhãn mác...