Mỹ cảnh báo nồng độ chì vượt mức cho phép trong nhiều loại gia vị
Sở Y tế và Vệ sinh Tâm thần Thành phố New York (Mỹ) vừa phát thông báo quan trọng về mức độ chì trong các loại gia vị, theo Natural News.
Gia vị tốt nhưng cần lưu ý nguồn gốc – SHUTTERSTOCK
Theo điều tra các trường hợp ngộ độc chì của cơ quan này, từ năm 2008 đến 2017, cơ quan này đã khảo sát các cửa hàng địa phương và thử nghiệm hơn 3.000 mẫu sản phẩm tiêu dùng cho mức độ chì.
Gần 40% các sản phẩm thử nghiệm là các loại gia vị và hoa như bột nghệ, ớt và hạt nhục đậu khấu.
Kết quả kiểm tra đã tìm thấy hàm lượng chì cao trong 30% mẫu gia vị, chủ yếu là từ các loại gia vị không phải từ Mỹ. Đây là một cảnh báo sức khỏe người tiêu dùng, theo Natural News.
Ở Mỹ có hơn 2.000 người lớn và 5.000 trẻ em có nồng độ chì trong máu tăng cao, theo mức tham chiếu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) thống kê.
Phơi nhiễm chì từ nhiên liệu ô tô, sơn và ống nước, kim loại nặng này vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ em, những người có thể nhanh chóng bị suy giảm nhận thức trong giai đoạn phát triển quan trọng của đời người.
Đối với trẻ em, tiếp xúc với chì nhẹ nhất cũng có thể gây ra các vấn đề về hành vi và học tập, IQ thấp và tăng động, chậm tăng trưởng, các vấn đề về thính giác và thiếu máu.
Đối với người trưởng thành, chì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn chức năng thận và các vấn đề về sức khỏe sinh sản. Không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với chì.
Video đang HOT
Cảnh báo sức khỏe người tiêu dùng: Gia vị nhập khẩu có thể chứa tới 50 ppm chì
Trong quá trình điều tra tại thành phố New York, 1.496 mẫu trong hơn 50 loại gia vị khác nhau đã được thử nghiệm.
Các mẫu gia vị được lấy từ 41 quốc gia khác nhau. Nhìn chung, chì được phát hiện trong 50% mẫu. Trong 30% mẫu, nồng độ chì vượt quá 2 ppm – giới hạn cho phép đối với chì trong một số phụ gia thực phẩm nhất định.
Theo cơ quan này, các mẫu bẩn nhất đến từ Bangladesh, Pakistan, Georgia, Nepal và Morocco. Các loại gia vị tương tự, khi được nhập khẩu từ nước ngoài, có nồng độ chì trung bình vượt quá 50 ppm, theo Natural News.
Nhiều loại gia vị bị ô nhiễm không có tên thương hiệu hoặc bất kỳ thông tin nhận dạng nào khác. Nhiều khả năng chúng được nhập lậu. Một số loại gia vị bị ô nhiễm nhất bao gồm bột nghệ, hạt tiêu, và ớt bột.
Các cơ quan y tế công cộng đồng ý rằng cần có một nỗ lực liên chính phủ để điều chỉnh nồng độ chì trong gia vị, mỹ phẩm, thảo dược và chất bổ sung. Bởi vì hầu hết các mặt hàng tiêu dùng này được coi là sản phẩm y tế, nên các quy định và kiểm tra kim loại nặng nghiêm ngặt là rất cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm này mang lại lợi ích cho sức khỏe người tiêu dùng, không phải là mối nguy hiểm.
Laura Shumow, giám đốc điều hành của Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA) tin rằng FDA nên đặt ra giới hạn chì trong gia vị và thực thi biện pháp này.
Các loại thảo mộc và gia vị được trồng trong nước là an toàn nhất, nhưng nhập khẩu có thể có rủi ro. Người tiêu dùng nên mua các loại gia vị của các thương hiệu lớn có uy tín. Các thương hiệu lớn có nguồn gia vị từ khắp nơi trên thế giới và có các hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm của họ, theo Natural News.
Theo thanhnien
Lợi ích sức khỏe của hạt củ quả làm mứt: Mứt gừng
Gừng là một loại gia vị phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Trong ngày Tết, gừng được dùng làm mứt, cũng là món ăn truyền thống khó thể thiếu.
Mứt gừng vừa là món ăn ngày tết, vừa mang nhiều bài thuốc cho sức khỏe - ẢNH: NGUYÊN MI
Theo đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, làm ấm tỳ vị, tiêu đàm, cầm nôn mửa, lợi thủy, giải độc. Gừng thường được dùng làm thuốc chữa cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), lạnh bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho có đàm, giải độc cua, cá, thịt...
Ngoài ra, gừng tươi giã nhỏ có thể đắp chữa tụ huyết do chấn thương, đau tức. Hoặc gừng ngâm với rượu để xoa bóp tay chân nhức mỏi, đau nhức khi trời lạnh.
Gừng khô (đã bào chế) có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, có tác dụng ôn trung, tán hàn, thông mạch, chữa thổ tả, đau bụng, chân tay lạnh, mạch nhỏ, phong, hàn.
Những năm gần đây, các nghiên cứu dược lý đã phát hiện ra một số tác dụng đặc biệt của củ gừng, như: Hiệu quả trong chữa trị chứng nôn nao sau phẫu thuật hoặc gây mê, điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, hoặc bị say sóng, tàu xe; giúp phụ nữ mang thai giảm buồn nôn khó chịu trong thời kỳ nghén.
Gừng còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, hạ huyết áp, đặc biệt là nó có thể phòng ngừa chứng huyết khối và chữa trị bệnh tắc nghẽn cơ tim.
Khi bị lạnh, dùng gừng giúp làm ấm, hưng phấn. Gừng làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, nên khi bị sốt, dùng gừng giúp hạ nhiệt.
Các loại tinh dầu thơm trong gừng có tác dụng chống lão suy, phòng ngừa bệnh sỏi mật, chống ô xy hóa, ức chế hình thành các chất gây viêm, làm tiêu viêm, giảm đau và diệt khuẩn.
Trong ẩm thực, có thể ăn tới 30 g gừng tươi một lần mà không có hại cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, cần chú ý, những người sắp phẫu thuật, hoặc mới vừa phẫu thuật, những người đang bị ra máu, bị cảm nắng, không nên dùng gừng.
Cũng không dùng gừng vào buổi đêm, vào mùa thu. Vào tháng 8, tháng 9, nếu ăn gừng thì sang xuân sẽ dễ bị đau mắt, yếu gân, giảm sức khỏe.
Chế biến một số bài thuốc từ gừng
- Trước khi lên tàu xe (khoảng 30 phút) nếu nhai một củ gừng bằng ngón tay cái với ít muối, sẽ giúp chống say tàu xe suốt cuộc hành trình.
- Khương lộ: Tức là nấu củ gừng cho chín rồi đem phơi sương. Khương lộ có vị cay, tính nóng, dùng chữa các chứng trúng hàn, trợ tiêu hoá, giải độc sương móc vùng lam sơn chướng khí, trừ được đàm.
- Thán khương: Tức gừng khô đem sao đến khi mặt ngoài cháy đen, trong còn màu vàng thẫm, dùng làm thuốc cầm máu khi bị xuất huyết, tay chân lạnh, truỵ mạch.
- Ổi khương: Tức là gừng tươi đem nướng, gừng lùi (ổi có nghĩa là nướng). Bóc bỏ vỏ cháy ở ngoài, cắt lát mỏng hoặc giã lấy nước, dùng chữa đau bụng lạnh, trúng thức ăn lạnh, nôn mửa nhiều, sợ gió lạnh.
- Tiêu khương: Là củ gừng sao vừa cháy sém vỏ ngoài, dùng chữa đau bụng lạnh, cầm máu.
Theo thanhnien
7 thực phẩm giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch Tắc nghẽn động mạch gây ra rất nhiều bệnh về mạch máu nguy hiểm như bệnh động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch thận,... Dưới đây là 7 thực phẩm lành mạnh giúp đẩy lùi nguy cơ mắc căn bệnh trên. 1. Nghệ Gia vị phổ biến này chứa một polyphenol gọi là curcumin từ lâu đã được biết là có lợi...