Mỹ cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter quan ngại sâu sắc những nỗ lực bồi đắp trái phép trên Biển Đông, đồng thời cảnh báo khả năng quân sự hóa ở Biển Đông làm tăng nguy cơ xung đột trong khu vực, theo Reuters ngày 8.11.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo nguy cơ xung đột do hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông – Ảnh: Reuters
Phát biểu ở một diễn đàn quốc phòng tổ chức tại bang California ngày 7.11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter bày tỏ lo ngại đối với hoạt động bồi đắp trên Biển Đông. Ông nói: “Mỹ cùng các nước khác trong khu vực đang quan ngại sâu sắc về quy mô và tiến độ bồi đắp trên Biển Đông”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh Trung Quốc đã cải tạo đất rất nhiều so với bất cứ nước khác trong khu vực.
Ông Carter đồng thời cảnh báo về viễn cảnh quá trình quân sự hóa tiếp tục diễn ra, cũng như khả năng các hoạt động này sẽ làm tăng nguy cơ tính toán sai hoặc dẫn đến xung đột tại khu vực.
Trước đó, hôm 5.11, Bộ trưởng Carter đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đang hoạt động trên Biển Đông. Tại đây, ông thẳng thừng chỉ trích hành động của Trung Quốc bồi đắp đảo phi pháp gây căng thẳng tại khu vực.
Video đang HOT
Về hoạt động tuần tra ở Biển Đông, ông Carter tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành việc tuần tra quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông. Ông cho rằng sự trỗi dậy đầy tham vọng của Trung Quốc buộc quân đội Mỹ phải thực thi những chiến lược của mình, theo AFP.
Theo ông Carter, Mỹ đang phản ứng trước động thái của Trung Quốc bằng việc đem những khí tài “tốt và mới nhất” đến châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời đầu tư vào chương trình không gian, chiến tranh mạng, hệ thống phòng thủ tên lửa, chiến tranh điện tử.
Trước đó, ngày 27.10, tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ đã tuần tra sâu vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông. Hoạt động này khiến Trung Quốc liên tục phản đối, thậm chí còn dọa sẽ tiến hành các bước đi quân sự cần thiết. Các nhà phân tích cho rằng đây là hoạt động thách thức mạnh mẽ của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 7.11 tại Singapore tuyên bố rằng chưa hề có vấn đề gì về hàng hải và hàng không trên Biển Đông, đồng thời khẳng định “các nước không phải ở châu Á nên hiểu và tôn trọng điều này và nên có những đóng góp tích cực hơn”. Phát biểu của ông Tập tại Singapore được cho là ám chỉ Mỹ đã và đang tuần tra trên Biển Đông mà theo khẳng định của Mỹ là nhằm bảo vệ lợi ích và tự do hàng hải.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua nói với người đồng cấp Trung Quốc rằng quân đội nước này sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông, nơi luật pháp quốc tế cho phép.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Reuters.
"Ông Carter một lần nữa khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục bay, giương buồm và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao nói sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Theo người này, ông Carter nêu rõ Biển Đông "sẽ không phải là ngoại lệ". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn bày tỏ lo ngại về các vụ tấn công mạng nghi liên quan đến Trung Quốc.
Ông Carter và ông Thường gặp nhau khoảng 40 phút bên lề hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 đối tác (ADMM ). Cuộc gặp diễn ra một tuần sau khi Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Ông Thường ngang nhiên cho rằng "Trung Quốc có chủ quyền với các đảo" và nước này "không hài lòng với sự hiện diện của tàu USS Lassen".
"Họ nói rõ rằng họ không thích những biện pháp này", quan chức quốc phòng Mỹ thứ hai cho biết. Trung Quốc mô tả về một "tiêu chuẩn" mà nước này sẽ bảo vệ các đảo nếu nó bị vi phạm. Tuy nhiên, ông Carter và phái đoàn Mỹ không coi đây là tối hậu thư nhằm ngăn Mỹ giương buồm ở Biển Đông.
Mỹ và Nhật Bản còn đang nỗ lực để đưa Biển Đông vào tuyên bố của ADMM trong khi Trung Quốc phản đối đề cập đến vấn đề này. ADMM được tổ chức lần đầu năm 2006 và là nền tảng để thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực.
Như Tâm
Theo VNE
Từ Bắc Kinh, đô đốc Mỹ tuyên bố tiếp tục giương buồm ở Biển Đông Trong chuyến công du Trung Quốc, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục điều tàu, máy bay tới "bất cứ nơi nào" luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm cả Biển Đông. Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Ảnh: AP. "Các vùng biển và không phận quốc tế là...