Mỹ cảnh báo nguy cơ gián điệp khi Israel cho Trung Quốc xây cảng
Các quan chức Mỹ dường như đã gây áp lực với đồng minh Israel và cảnh báo nguy cơ gián điệp liên quan tới một dự án mà Nhà nước Do Thái đồng ý cho Trung Quốc tham gia xây cảng ở vị trí chiến lược.
Cảng Haifa của Israel, dự án khiến Mỹ quan ngại về rủi ro an ninh (Ảnh: Reuters).
Breaking Defense dẫn nguồn tin quốc phòng Israel đưa tin, phía Mỹ tiếp tục gây áp lực lên phía Nhà nước Do Thái liên quan tới dự án cảng Haifa.
Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải Israel và Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải (SIPG) của Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác. Theo đó, SIPG sẽ đổ gần 2 tỷ USD vào cảng lớn thứ 3 của Israel, Haifa, đưa nó trở thành cảng biển lớn nhất Israel. Đổi lại, chính phủ Israel cho phép SIPG quản lý cảng trong 25 năm.
Các nguồn tin cho hay, Mỹ đã gợi ý Israel nên thường xuyên tiến hành kiểm tra các máy móc hạng nặng mà Trung Quốc mang tới để xây cảng nhằm đảm bảo không có rủi ro về nguy cơ gián điệp xảy ra.
Video đang HOT
Chuyên gia Gabi Siboni từ Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS), nhận định rằng, có một mối nguy hiểm liên quan tới việc công nghệ giám sát có thể được cài cắm vào thiết bị mà Trung Quốc mang tới để xây cảng Haifa và chúng có thể truyền đi các thông tin thu thập được.
Trước đó, nhật báo Haaretz của Israel cho biết, vài tuần trước, Giám đốc CIA William Burns được cho đã nêu ra mối quan ngại với Thủ tướng Israel Naftali Bennett về sự hiện diện của Trung Quốc trong dự án.
Trong nhiều năm qua, việc Israel cho công ty Trung Quốc tham gia vào dự án xây cảng Haifa đã gây ra phản ứng trái chiều. Các chuyên gia và nhà quan sát nhiều lần quan ngại rằng mục đích của Trung Quốc tham gia dự án này có thể do cảng Haifa nằm gần một căn cứ hải quân quan trọng Israel, nơi Nhà nước Do Thái có thể đặt những vũ khí hiện đại và nhạy cảm, cũng như là nơi mà quân đội Mỹ thường ghé qua.
Phía Mỹ được cho lo ngại về kịch bản Trung Quốc hiện diện ở Haifa có thể gây ra lỗ hổng trong việc giám sát công nghệ của cảng và có thể có nguy cơ Bắc Kinh do thám các hoạt động của hải quân Mỹ và Israel khi 2 bên hợp tác.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Breaking Defense rằng, họ sẽ không bình luận về các dự án riêng lẻ, nhưng nhấn mạnh rằng Washington đang hợp tác với các đồng minh và đối tác trên toàn thế giới, bao gồm cả với Israel, khi họ phát triển các hệ thống nhằm sàng lọc các dự án đầu tư có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
“Chúng tôi đã rất thẳng thắn với Israel về mối đe dọa với những rủi ro đối với lợi ích an ninh quốc gia chung của 2 bên và sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận này ở những địa điểm thích hợp”, quan chức trên cho biết.
Trong nội bộ Israel, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về dự án Haifa do hải quân Israel gần đây đã nhận bàn giao tàu hộ tống Saar 6 mới và đang đợi để được giao tàu ngầm Dolphin 2 AIP, đang được đóng tại Đức. Những khí tài trên đều sẽ được trang bị các hệ thống chiến đấu tuyệt mật được phát triển ở Israel.
Các nguồn tin quốc phòng Israel nói rằng, hải quân nước này sẽ có một số động thái nhằm đảm bảo an toàn cho các khí tài mặt nước và dưới lòng nước trước nguy cơ có thể bị nước ngoài do thám.
Israel bãi bỏ quy định hạn chế đi lại với nhiều quốc gia
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, chính phủ Israel ngày 1/10 đã quyết định dỡ bỏ cảnh báo đi lại với Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Bulgaria kể từ ngày 4/10.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay Ben Gurion, Israel. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là 3 quốc gia cuối cùng trong danh sách "đỏ" bị hạn chế đi lại với Israel. Theo đó, những công dân Israel đã tiêm đầy đủ vaccine hoặc phục hồi sau khi mắc COVID-19 có thể xuất cảnh tới bất cứ quốc gia nào và khi về nước không cần phải tự cách ly như thời gian trước đây.
Bộ Y tế Israel hồi tuần trước giải thích quy định những người đã được tiêm đầy đủ vaccine tức là đã được tiêm 2 liều hoặc liều thứ 3 trong 6 tháng qua hoặc những người đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng gần nhất hay những người đã khỏi bệnh và sau đó được tiêm mũi bổ sung trong vòng 6 tháng qua.
Những người thuộc diện này khi nhập cảnh vào Israel từ các quốc gia "màu cam" sẽ được yêu cầu tự cách ly tại nơi ở trong vòng 24 tiếng hoặc cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Bộ trên cũng ban hành kèm theo hướng dẫn quy tắc đi lại tới các quốc gia bị dán nhãn màu đỏ, cam và vàng.
Công dân Israel hoặc người nước ngoài được phép nhập cảnh Israel sẽ phải xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay. Phiếu xét nghiệm âm tính phải được xuất trình tại sân bay.
Những hành khách đã khỏi COVID-19 trong vòng 3 tháng gần đây nhất không còn phải xét nghiệm PCR, nhưng có thể xuất trình giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm dương tính (trước đó) tại sân bay. Đáng chú ý, PCR là hình thức xét nghiệm duy nhất được chấp nhận khi nhập cảnh vào Israel, trong khi xét nghiệm nhanh kháng nguyên không được áp dụng.
Ngoài ra, những người nhập cảnh cũng bắt buộc phải thực hiện thêm 1 lần xét nghiệm PCR khác tại sân bay của Israel.
Hong Kong kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội Ngày 28/9, Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tuyên bố quyết định kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội hiện hành thêm hai tuần nữa cho đến ngày 13/10. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, quyết định này được...