Mỹ cảnh báo Israel về đầu tư của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ cảnh báo Israel về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng và công nghệ cao của nước này.
Cảng Haifa của Israel (Ảnh: Reuters).
“Chúng tôi sẽ thẳng thắn với những người bạn Israel về những rủi ro đối với lợi ích an ninh quốc gia chung của hai nước phát sinh từ việc hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc”, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với các phóng viên trong cuộc họp trước cuộc họp của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Israel Yair Lapid ở Washington hôm 13/10.
Trước đó, các quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden từng trao đổi về vấn đề Trung Quốc với Cố vấn An ninh Quốc gia Israel Eyal Hulata khi quan chức này tới Washington hồi đầu tháng.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 12/10, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ không nêu cụ thể những lo ngại của họ đối với Trung Quốc.
“Mỹ coi Trung Quốc là một đối thủ thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện có. Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc sẽ trở nên cạnh tranh khi cần thiết”, quan chức Mỹ cho biết.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Blinken cũng dự kiến gặp Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) Sheikh Abdullah Bin Zayed Al Nahyan trong ngày 13/10.
Mỹ từng bày tỏ lo ngại về việc UAE sử dụng công nghệ của tập đoàn Huawei Trung Quốc trong hệ thống viễn thông của nước này trong bối cảnh Mỹ đang chờ bán máy bay chiến đấu tiên tiến F-35 cho UAE.
Trong cuộc họp mà Ngoại trưởng Mỹ dự kiến chủ trì với 2 ngoại trưởng Israel và UAE sau đó, các bên được cho là sẽ nêu bật sự thành công của hiệp định Abraham do chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump làm trung gian. Hiệp định cho phép Israel bình thường hóa quan hệ với UAE, Bahrain, Maroc và Sudan, trong đó quan hệ với UAE là quan trọng nhất. Trung Quốc dự kiến cũng là một chủ đề được nêu ra trong các cuộc thảo luận.
Breaking Defense gần đây dẫn nguồn tin quốc phòng Israel cho biết, phía Mỹ tiếp tục gây áp lực lên Israel liên quan tới dự án cảng Haifa – cảng lớn thứ 3 của Israel.
Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải Israel và Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải (SIPG) của Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác. Theo đó, SIPG sẽ đổ gần 2 tỷ USD vào cảng Haifa, đưa nó trở thành cảng biển lớn nhất Israel. Đổi lại, chính phủ Israel cho phép SIPG quản lý cảng trong 25 năm.
Theo các nguồn tin, Mỹ đã gợi ý Israel nên thường xuyên tiến hành kiểm tra các máy móc hạng nặng do Trung Quốc mang tới để xây cảng nhằm đảm bảo không có rủi ro về nguy cơ gián điệp xảy ra.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns được cho đã nêu ra mối quan ngại với Thủ tướng Israel Naftali Bennett về sự hiện diện của Trung Quốc trong dự án cảng Haifa.
Phía Mỹ được cho lo ngại về kịch bản Trung Quốc hiện diện ở Haifa có thể gây ra lỗ hổng trong việc giám sát công nghệ của cảng và có thể có nguy cơ Bắc Kinh do thám các hoạt động của hải quân Mỹ và Israel khi 2 bên hợp tác.
Mỹ cảnh báo nguy cơ gián điệp khi Israel cho Trung Quốc xây cảng
Các quan chức Mỹ dường như đã gây áp lực với đồng minh Israel và cảnh báo nguy cơ gián điệp liên quan tới một dự án mà Nhà nước Do Thái đồng ý cho Trung Quốc tham gia xây cảng ở vị trí chiến lược.
Cảng Haifa của Israel, dự án khiến Mỹ quan ngại về rủi ro an ninh (Ảnh: Reuters).
Breaking Defense dẫn nguồn tin quốc phòng Israel đưa tin, phía Mỹ tiếp tục gây áp lực lên phía Nhà nước Do Thái liên quan tới dự án cảng Haifa.
Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải Israel và Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải (SIPG) của Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác. Theo đó, SIPG sẽ đổ gần 2 tỷ USD vào cảng lớn thứ 3 của Israel, Haifa, đưa nó trở thành cảng biển lớn nhất Israel. Đổi lại, chính phủ Israel cho phép SIPG quản lý cảng trong 25 năm.
Các nguồn tin cho hay, Mỹ đã gợi ý Israel nên thường xuyên tiến hành kiểm tra các máy móc hạng nặng mà Trung Quốc mang tới để xây cảng nhằm đảm bảo không có rủi ro về nguy cơ gián điệp xảy ra.
Chuyên gia Gabi Siboni từ Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS), nhận định rằng, có một mối nguy hiểm liên quan tới việc công nghệ giám sát có thể được cài cắm vào thiết bị mà Trung Quốc mang tới để xây cảng Haifa và chúng có thể truyền đi các thông tin thu thập được.
Trước đó, nhật báo Haaretz của Israel cho biết, vài tuần trước, Giám đốc CIA William Burns được cho đã nêu ra mối quan ngại với Thủ tướng Israel Naftali Bennett về sự hiện diện của Trung Quốc trong dự án.
Trong nhiều năm qua, việc Israel cho công ty Trung Quốc tham gia vào dự án xây cảng Haifa đã gây ra phản ứng trái chiều. Các chuyên gia và nhà quan sát nhiều lần quan ngại rằng mục đích của Trung Quốc tham gia dự án này có thể do cảng Haifa nằm gần một căn cứ hải quân quan trọng Israel, nơi Nhà nước Do Thái có thể đặt những vũ khí hiện đại và nhạy cảm, cũng như là nơi mà quân đội Mỹ thường ghé qua.
Phía Mỹ được cho lo ngại về kịch bản Trung Quốc hiện diện ở Haifa có thể gây ra lỗ hổng trong việc giám sát công nghệ của cảng và có thể có nguy cơ Bắc Kinh do thám các hoạt động của hải quân Mỹ và Israel khi 2 bên hợp tác.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Breaking Defense rằng, họ sẽ không bình luận về các dự án riêng lẻ, nhưng nhấn mạnh rằng Washington đang hợp tác với các đồng minh và đối tác trên toàn thế giới, bao gồm cả với Israel, khi họ phát triển các hệ thống nhằm sàng lọc các dự án đầu tư có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
"Chúng tôi đã rất thẳng thắn với Israel về mối đe dọa với những rủi ro đối với lợi ích an ninh quốc gia chung của 2 bên và sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận này ở những địa điểm thích hợp", quan chức trên cho biết.
Trong nội bộ Israel, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về dự án Haifa do hải quân Israel gần đây đã nhận bàn giao tàu hộ tống Saar 6 mới và đang đợi để được giao tàu ngầm Dolphin 2 AIP, đang được đóng tại Đức. Những khí tài trên đều sẽ được trang bị các hệ thống chiến đấu tuyệt mật được phát triển ở Israel.
Các nguồn tin quốc phòng Israel nói rằng, hải quân nước này sẽ có một số động thái nhằm đảm bảo an toàn cho các khí tài mặt nước và dưới lòng nước trước nguy cơ có thể bị nước ngoài do thám.
Hong Kong kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội Ngày 28/9, Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tuyên bố quyết định kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội hiện hành thêm hai tuần nữa cho đến ngày 13/10. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, quyết định này được...