Mỹ cảnh báo áp lệnh trừng phạt “chưa từng có” với Nga
Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo Washington và các đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới vấn đề Ukraine.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: AFP).
“Chúng tôi đang làm việc với các đồng minh và chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đưa ra các lệnh trừng phạt mà họ chưa từng thấy trước đây”, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói trong cuộc phỏng vấn với CBS hôm 26/12.
Trả lời câu hỏi về khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh nóng ở châu Âu trong những tuần tới, bà Harris cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang có “các cuộc đối thoại trực tiếp” với Nga.
“Chúng tôi đang có những cuộc đối thoại trực tiếp với Nga. Tổng thống Biden gần đây đã gặp (Tổng thống Nga) Putin, và chúng tôi đã tuyên bố rất rõ ràng rằng Nga không nên xâm phạm chủ quyền của Ukraine, rằng chúng tôi ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, bà Harris nói thêm.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu Mỹ có trừng phạt “trực tiếp” Tổng thống Putin không, bà Harris cho biết: “Tôi sẽ không nói về các biện pháp trừng phạt cụ thể, nhưng chúng tôi đã nói rõ điều đó với ông ấy và chúng tôi đã trao đổi trực tiếp. Chúng tôi cũng đang làm việc rất chặt chẽ với các đồng minh của mình. Một lần nữa, chúng ta hãy sử dụng vấn đề này như một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của sức mạnh từ các mối quan hệ đó”.
Theo người phỏng vấn, trước đây Mỹ và các đồng minh từng áp lệnh trừng phạt với Nga, nhưng vẫn không ngăn cản được Nga hành động. Đáp lại, Phó Tổng thống Mỹ cho biết: “Tôi nhắc lại rằng các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi đang nói đến là những biện pháp trừng phạt mà chúng tôi chưa từng đưa ra trước đây”.
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Nga điều quân ồ ạt đến khu vực biên giới với Ukraine để chuẩn bị cho hành động quân sự nhằm vào nước này. Đáp lại, Nga tuyên bố họ có thể tự do di chuyển lực lượng đến bất cứ đâu trong lãnh thổ của mình và yêu cầu NATO đảm bảo an ninh.
Ngày 17/12, Nga đã công bố các đề xuất về đảm bảo an ninh chung với Mỹ và NATO. Một văn bản có tên gọi “Hiệp ước giữa Mỹ và Liên bang Nga về đảm bảo an ninh”, kêu gọi các cam kết ràng buộc về mặt pháp lý giữa 2 quốc gia về việc không triển khai lực lượng và binh lính, khí tài quân sự ở những khu vực mà họ có thể được coi là mối đe dọa đối với nước khác.
Văn bản trên kêu gọi Mỹ không tiếp tục mở rộng NATO về hướng đông và dừng việc hợp tác quân sự với các nước hậu Liên Xô (trừ các nước đã là thành viên của liên minh).
Đề xuất thứ 2 về đảm bảo an ninh giữa Nga và NATO cũng có những hạng mục tương tự, kêu gọi NATO dừng mở rộng và ngăn kết nạp Ukraine vào khối.
“Chúng tôi muốn mọi người ở Nga và Ukraine cũng như người dân ở châu Âu và Mỹ hiểu rõ quan điểm của chúng tôi, những gì chúng tôi muốn đạt được với các cuộc đàm phán này. Tôi không thấy điều đó có gì sai trái”, Tổng thống Putin nói.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 26/10, Tổng thống Putin cảnh báo Mỹ và đồng minh đã dồn Nga vào một vị trí mà họ không còn đường lùi.
Phó tổng thống Mỹ nói về "thất bại lớn nhất" sau gần một năm nhậm chức
Sau gần một năm trở thành nữ Phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ, bà Kamala Harris đã chia sẻ về điều mà bà cho là "thất bại lớn nhất" của bản thân trong năm qua.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Reuters).
Trả lời phỏng vấn người dẫn chương trình Margaret Brennan của CBS News, Phó tổng thống Harris nói rằng, "thất bại lớn nhất" của bà sau gần một năm nhậm chức là "không thể rời khỏi Washington DC nhiều hơn".
Bà Harris nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi trực tiếp với những người Mỹ "đang trực tiếp bị ảnh hưởng" bởi những hạng mục công việc chủ chốt mà bà đang thực hiện. Bà cho rằng, người dân có quyền được biết và tin tưởng rằng chính phủ đang thực sự theo dõi và lắng nghe họ.
Bà Harris nói rằng bà không thể rời Washington DC nhiều hơn để gặp gỡ người dân vì nhiều lý do. Bà cho biết, khi bà và Tổng thống Joe Biden nhậm chức, đại dịch Covid-19 đã bùng phát và họ không thể đi lại nhiều. Vì vậy, họ thường ngồi tại văn phòng làm việc trong thời gian dài vì không thể rời khỏi Washington DC.
Bà Harris cho biết, mối quan tâm của bà là việc bà không muốn phải ở trong "bong bóng" khép kín để phòng Covid-19 và không thể gặp gỡ được nhiều người dân Mỹ hơn.
Trong năm đầu của nhiệm kỳ 4 năm, bà Harris đã đi công tác tới một số địa điểm trong nước và quốc tế. Ngoài ra, nữ Phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ cũng gặp phải những khó khăn và thách thức về mặt chính trị trong thời gian qua.
Bà đảm nhận một danh mục các đầu việc có tính gây tranh cãi như quyền bầu cử, cuộc khủng hoảng nhập cư. Đây là những vấn đề phức tạp, khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn hạn.
Theo The Hill, bà Harris được xem là một ứng viên sáng giá của đảng Dân chủ có thể tiếp tục ra tranh cử để kế nhiệm ông Biden tại Nhà Trắng trong tương lai.
Ông Biden, người sẽ 82 tuổi vào năm 2024, gần đây tuyên bố rằng ông dự định sẽ tiếp tục ra tranh cử nhiệm kỳ 2 nếu khi đó sức khỏe vẫn tốt.
Định hình cục diện khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Năm 2021, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn, kéo theo những cơ cấu an ninh mới ra đời và các mối liên kết cũ được củng cố. Phó Tổng thống Mỹ Kamala...