Mỹ cản trở tham vọng kinh tế của Trung Quốc
Báo Wall Street Journal của Mỹ ngày 2-11 (giờ địa phương) tiết lộ Mỹ đã ngăn chặn ý đồ Trung Quốc (TQ) sử dụng tư cách nước chủ nhà hội nghị APEC ở Bắc Kinh sắp tới (ngày 10 và 11-11) để khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).
Báo dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết trước sức ép của Mỹ, TQ đã buộc phải bỏ hai điều khoản liên quan đến FTAAP trong dự thảo tuyên bố chung của hội nghị APEC sắp tới. Hai điều khoản đó là kêu gọi nghiên cứu tính khả thi của FTAAP và ấn định mục tiêu hoàn tất FTAAP vào năm 2025.
Đối với TQ, FTAAP sẽ bảo đảm cho TQ tiếp tục được ưu đãi tiếp cận thị trường một số đối tác thương mại lớn. FTAAP từng nhiều lần được đưa ra thảo luận tại APEC. Mỹ là nước đầu tiên kêu gọi thảo luận thành lập FTAAP, tuy nhiên sau đó tạm gác FTAAP để tập trung đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ với 11 nước, trong đó không có TQ.
Mỹ lo ngại đàm phán FTAAP vào thời điểm hiện tại sẽ làm hỏng nỗ lực đàm phán hoàn tất TPP vốn đang gặp trở ngại ở một số điểm như vấn đề bảo hộ nông nghiệp ở Nhật và cải cách doanh nghiệp nhà nước ở các nước đang phát triển.
Các quan chức thương mại Mỹ cho biết cách đây ba tháng, không khí thảo luận giữa Mỹ và TQ về FTAAP trở nên gay gắt. Tại một cuộc họp ở Bắc Kinh hồi tháng 8, một quan chức thương mại Mỹ khẳng định Mỹ không đồng ý đưa vào dự thảo tuyên bố chung của hội nghị APEC nội dung về khởi động đàm phán FTAAP. Tuy nhiên, TQ vẫn cứ thúc ép.
Đến ngày 14-10, hãng tin Kyodo (Nhật) đưa tin nội dung liên quan đến FTAAP vẫn được giữ nguyên trong tuyên bố chung APEC. Một số nền kinh tế trong APEC phản đối mạnh mẽ và TQ buộc phải nhượng bộ. Dự thảo tuyên bố chung gửi cho các nước thành viên APEC hôm 16-10 đã không còn nội dung về FTAAP.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC Alan Bollard cho biết dù không đưa vào tuyên bố chung nhưng chủ đề FTAAP vẫn được thảo luận tại hội nghị APEC.
Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ), TPP sẽ khiến TQ mất khoảng 100 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu vì các đối tác trong TPP sẽ trao đổi thương mại ít hơn với TQ. Còn nếu FTAAP được thiết lập, kim ngạch xuất khẩu tăng thêm của TQ vào năm 2025 sẽ đạt 1.590 tỉ USD trong khi mức tăng của Mỹ chỉ đạt 626 tỉ USD.
Báo Wall Street Journal ghi nhận đây là lần thứ hai Mỹ ngăn cản tham vọng kinh tế quốc tế của TQ. Trước đó, Mỹ đã quyết liệt vận động hành lang để phản đối kế hoạch lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á của TQ. Mỹ lập luận AIIB đặt ra ít tiêu chuẩn hơn so với các ngân hàng phát triển khác và chủ yếu làm lợi cho các công ty phát triển hạ tầng của TQ. Đến nay đã có 21 nước ký thỏa thuận thành lập AIIB nhưng một số nước lớn ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Indonesia không tham gia.
Theo Lê Linh
Pháp luật TPHCM
Obama cáo buộc Nga cản trở bầu cử ở Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua chúc mừng cuộc bầu cử quốc hội của Ukraine đã diễn ra thành công nhưng cũng chỉ trích Nga ngăn các cử tri ở khu vực miền đông đi bỏ phiếu.
Người dân đi bỏ phiếu bầu quốc hội mới ở thị trấn miền đông Ukraine Slavyansk hôm 26/10. Ảnh: Reuters
"Thay mặt nhân dân Mỹ, tôi xin chúc mừng người dân Ukraine vì đã tổ chức bầu cử quốc hội thành công hôm 26/10", AFP dẫn thông cáo của ông Obama. "Cuộc bầu cử hôm qua thể hiện một dấu mốc quan trọng nữa trong sự phát triển dân chủ của Ukraine. Chúng tôi chờ đón quốc hội mới nhóm họp và hình thành nhanh chóng một chính phủ mạnh mẽ, toàn diện".
Cáo buộc Nga can thiệp vào miền đông bất ổn ở Ukraine, ông Obama kêu gọi Moscow đảm bảo rằng "các đại diện" ở khu vực này cho phép cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương ngày 7/12 tới.
"Rõ ràng giới chức Nga đang chiếm giữ Crimea và các phần tử ly khai được Nga hậu thuẫn ở đông Ukraine đã ngăn cản nhiều công dân Ukraine thực hiện quyền dân chủ của họ là tham gia vào cuộc bầu cử quốc gia và bỏ phiếu", tổng thống Mỹ nói.
Nhà Trắng cũng tuyên bố sẽ không công nhận bất kỳ cuộc bầu cử nào ở các khu vực do phiến quân kiểm soát mà không phù hợp với luật pháp Ukraine, không có sự chấp thuận và thuộc thẩm quyền của chính phủ Ukraine.
Obama cam kết sẽ hỗ trợ các nỗ lực của quốc gia đồng minh nhằm giải quyết hòa bình xung đột ở miền đông và lấy lại bán đảo Crimea đã sáp nhập vào lãnh thổ Nga hồi tháng ba.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ sự ủng hộ với cuộc bầu cử quốc hội của Ukraine.
"Tôi nghĩ chúng tôi sẽ công nhận cuộc bầu cử này bởi nó có tầm quan trọng với chúng tôi khi Ukraine cuối cũng có các nhà cầm quyền không đấu đá nhau, không lôi kéo Ukraine về phương Tây hay phương Đông, mà sẽ giải quyết các vấn đề thực sự mà đất nước đang đối mặt", ông nói.
Ông Lavrov hy vọng Kiev sẽ nhanh chóng thành lập một chính phủ liên minh để hàn gắn xã hội Ukraine đang bị chia rẽ.
Cuộc bỏ phiếu vừa qua là cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên kể từ khi khủng hoảng nổ ra ở Ukraine hồi đầu năm, dẫn đến sự lật đổ chính phủ thân Nga. Ủy ban bầu cử trung ương cho hay tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt hơn 51%. Khoảng 3 triệu người ở các vùng phía đông, nơi bị chiến tranh tàn phá, đã không đi bầu. Lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk dự kiến tổ chức bỏ phiếu riêng vào ngày 2/11 tới.
Khoảng 1,8 triệu người ở Crimea cũng không tham gia bầu cử.
Kết quả sơ bộ cho thấy, các đảng thuộc nhóm của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và đảng Mặt trận Nhân dân của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đang dẫn đầu với khoảng 22% số phiếu mỗi bên.
Anh Ngọc
Theo VNE
Không gì có thể cản trở Pháp bàn giao tàu chiến Mistral cho Nga Ngày 20-8, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định, không có gì có thể cản trở Pháp bàn giao 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng cho Nga theo hợp đồng đã được 2 bên ký kết. Nhật báo Le Monde dẫn lời Tổng thống Hollande cho biết: "Mức độ cấm vận hiện nay sẽ không cản trở tới việc...