Mỹ cân nhắc UNCLOS trước sóng gió biển Đông
Tình hình đáng quan ngại trên biển, nhất là ở biển Đông , khiến Mỹ xem xét lại việc gia nhập Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 ( UNCLOS).
UNCLOS được xem là công ước quan trọng bậc nhất về luật Biển quốc tế và đã được 159 quốc gia phê chuẩn. Tuy nhiên, Mỹ đến nay vẫn đứng ngoài công ước này vì không chấp nhận việc UNCLOS điều chỉnh về khai thác đáy biển nằm ngoài thềm lục địa của các quốc gia. Trên thực tế, Washington vẫn chấp nhận áp dụng UNCLOS như một tập quán, trừ phần XI của công ước liên quan đến khu vực đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài quyền tài phán của các bên.
Sóng gió trên biển
Tàu Trung Quốc dừng ngay trước mũi tàu Impeccable của Mỹ trên biển Đông hồi năm 2009 – Ảnh: US Navy
Trong quá khứ, từng xảy ra các vụ kèn cựa giữa Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông. Ngày 1.4.2001, máy bay EP-3 của hải quân Mỹ và chiến đấu cơ J-8II của Trung Quốc va chạm trên không và máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Máy bay Trung Quốc bị rơi và phi công mất tích. Đến tháng 3.2009, tàu Impeccable của Mỹ suýt va chạm với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Vụ việc cho thấy khác biệt về cách hiểu và lý giải giữa hai nước về vùng đặc quyền kinh tế có thể dẫn đến xung đột nguy hiểm cho khu vực.
Video đang HOT
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố nước này sẽ khôi phục sức mạnh hải quân xuyên suốt tại châu Á – Thái Bình Dương và sẽ luôn “cảnh giác” sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc. Phát biểu trong lễ tốt nghiệp tại trường hải quân Mỹ tại bang Maryland, ông Panetta kêu gọi các tân binh sẵn sàng để được điều động đến châu Á – Thái Bình Dương, khu vực trọng yếu trong chính sách tương lai của Washington. Cuối tuần này, Bộ trưởng Panetta sẽ đến Singapore dự Diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương đối thoại Shangri-La rồi thăm Việt Nam và Ấn Độ. Trong một diễn biến liên quan, hải quân Mỹ và Indonesia ngày 30.5 bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 8 ngày tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Đông Java, theo AFP. H.G
Những diễn biến gần đây, đặc biệt là trên biển Đông, càng khiến giới lãnh đạo Mỹ xem xét nghiêm túc việc gia nhập UNCLOS. Thời gian qua, Trung Quốc tăng cường các động thái đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông, đẩy mạnh về bản đồ “đường lưỡi bò” phi lý và có hành động gây quan ngại cho nhiều bên.
Trong giai đoạn tháng 5-6.2011, tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu khảo sát Việt Nam trong khi trên các diễn đàn và cả cơ quan truyền thông chính thức của nước này, như Thời báo Hoàn Cầu, xuất hiện nhiều lời đe dọa dùng vũ lực, thậm chí cảnh báo chiến tranh. Căng thẳng kéo dài hơn 1 tháng qua giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi Scarborough cũng khiến giới quan sát e ngại tình hình có thể vượt quá tầm kiểm soát. Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc gia tăng sức ép lên Nhật Bản trong tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tàu hai bên thường xuyên chạm mặt tại đây.
Những hành động trên của Trung Quốc bị cho là đã đe dọa tự do hàng hải và sự tuân thủ luật pháp quốc tế, những điều được Mỹ xem là lợi ích quốc gia. Do vậy, nước này liên tục có động thái tăng cường hiện diện tại châu Á – Thái Bình Dương như giữ lại căn cứ Futenma ở Nhật, củng cố lực lượng đóng tại Hàn Quốc, đưa lính thủy đánh bộ đến Úc… Hàng loạt các cuộc diễn tập chung với các nước ASEAN cũng phần nào nói lên quan tâm của Mỹ tại khu vực.
Tuy nhiên, những động thái trên bị cho là vẫn chưa đủ ngăn Trung Quốc hành xử như thể 80% diện tích trên biển Đông là “ao nhà” của mình. Muốn bảo đảm sự tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển, Mỹ không thể đứng ngoài UNCLOS – văn bản đã pháp điển hóa một cách toàn diện các quy tắc về luật biển quốc tế.
Bánh lái cần thiết
Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Martin Dempsey ủng hộ phê chuẩn công ước vì tin rằng nó sẽ củng cố lợi ích an ninh quốc gia. “Nếu không phê chuẩn công ước trong thời gian tới thì sẽ xảy ra nguy cơ đối đầu với các nước khác, vốn diễn giải tiền lệ pháp quốc tế theo hướng có lợi cho họ”, truyền thông Mỹ dẫn lời tướng Dempsey nói.
Việc không tham gia UNCLOS khiến Mỹ ở thế yếu khi phải vận dụng tiền lệ pháp và tập quán quốc tế để giải quyết các vấn đề trên biển. Tuy nhiên, những nguồn tiền lệ pháp lại chưa rõ ràng, không thống nhất, đầy đủ. Ngoài ra, UNCLOS tạo ra nhiều cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Do không gia nhập công ước nên Mỹ không thể tham gia các cơ quan đó, chẳng hạn như Tòa án quốc tế về luật Biển trong khi Trung Quốc lại có thẩm phán ở tòa này. Bên cạnh đó, nếu không gia nhập UNCLOS thì Mỹ cũng khó tìm được cơ sở pháp lý cũng như sự chính danh để viện dẫn công ước bác bỏ các tuyên bố phi lý của Trung Quốc.
Nếu ký kết UNCLOS, Mỹ sẽ có thêm nhiều lý lẽ để bảo vệ quyền lưu thông của các tàu thuyền, kể cả quân sự trên các vùng biển Hoa Đông, Hoàng Hải, biển Đông… một cách chính danh hơn. Từ đó, tiếng nói của những đồng minh của Mỹ xung quanh biển Đông như Philippines và cả các quốc gia nạn nhân của đường lưỡi bò như Malaysia và Việt Nam sẽ có thể được lắng nghe trong “câu lạc bộ” UNCLOS nhiều hơn.
Theo Thanh Niên
Philippines tái khẳng định chủ quyền bãi cạn Scarborough
Ngày 28.5, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez một lần nữa tái khẳng định lập trường của Philippines về chủ quyền bãi cạn Scarborough theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Bãi cạn Scarborough. Ảnh: BK Online.
"Theo UNCLOS, Philippines thực hiện đúng quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa" - ông Raul Hernandez nói trong văn bản gửi tới tờ Philippine Daily Inquirer. "Bãi cạn Scarborough nằm cách phía tây tỉnh Zambales 124 dặm, như vậy hoàn toàn trong khu vực 200 dặm thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo điều khoản của UNCLOS".
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Philippines kịch liệt phản bác một thông tin đăng tải trên website Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói cả Trung Quốc và Philippines đều đồng ý rằng UNCLOS không thể được sử dụng như cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.
Trong một diễn biến khác, nhật báo The China Post (Đài Loan) ngày 27.5 đưa tin Trung Quốc đang triển khai máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không tại một căn cứ không quân ở tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc nhằm kiềm chế Đài Loan, máy bay và tàu chiến của Mỹ, Nhật.
Theo nhật báo tiếng Trung Quốc Liên hiệp Vãn báo, căn cứ không quân này sắp được hoàn tất và khi đó, Đài Bắc - cách đó 246km về phía đông nam - cũng như quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) đang tranh chấp cách đó 380km về phía đông, hay các mỏ dầu khí Xuân Hiểu cách 200km về phía đông bắc, đều nằm trong tầm tấn công của chiến đấu cơ đóng tại căn cứ này.
Theo nguồn tin trên, những máy bay chiến đấu và tên lửa được triển khai tại căn cứ này gồm Jian 10 do Trung Quốc chế tạo, Sukhoi Su-30 của Nga, các máy bay tấn công không người lái và tên lửa phòng không S-300.
Cũng trong ngày hôm qua, báo chí đưa tin lần đầu tiên Đài Loan triển khai tên lửa hành trình có khả năng tấn công các căn cứ quân sự trọng điểm dọc bờ biển phía đông nam Trung Quốc đại lục. Theo đó, hàng loạt tên lửa do Đài Loan sản xuất mang tên Hsiungfeng (Hùng Phong) 2E có tầm bắn 500km đã được hoàn tất và đưa vào sử dụng - tờ Liberty Times trích dẫn một nguồn tin quân sự ẩn danh cho hay.
Cơ quan quốc phòng Đài Loan từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên, song tờ Liberty Times nói rằng dự án sản xuất tên lửa đã tiêu tốn 1,02 tỉ USD.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, trong chuyến thăm Campuchia của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hôm qua, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác quân sự ở Phnom Penh. Theo đó, Trung Quốc tiếp tục tiếp nhận và đào tạo nhân viên quân sự cho Campuchia. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tae Banh nói rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Lương Quang Liệt góp phần tăng cường, mở rộng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là lĩnh vực quân sự.
Về phần mình, Bộ trưởng Lương Quang Liệt cho hay, Trung Quốc xem Campuchia là một người bạn gần gũi và trung thực, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Campuchia trong xây dựng và củng cố quân đội.
Theo Lao Động
'Chiến thuật của Trung Quốc đang gây bất ngờ' Cùng với việc điều hàng loạt tàu tới bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, Trung Quốc đã đưa giàn khoan khổng lồ Ocean Oil 981, tàu thăm dò dầu khí Hải dương 201, tổ hợp chế biến Hải Nam Bảo Sa 001 ra biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu biển Đông trao đổi với VnExpress xung quanh động...