Mỹ cân nhắc thành lập căn cứ quân sự ở Bắc Cực để chống Nga
Theo trang Defense News, Mỹ có thể xây dựng một căn cứ quân sự ở phía bắc Alaska nhằm chống lại sự hiện diện quân sự của Nga ở Bắc Cực, tuy nhiên, nhiều người phản đối lại cho rằng, đây là việc làm tốn kém và sản phẩm của quan niệm Chiến tranh lạnh.
Theo bản kế hoạch ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2020, Ủy ban quốc phòng thượng viện, Lầu năm góc, Bộ Tổng tham mưu, Cơ quan giám sát hàng hải và tuần duyên Mỹ được trao nhiệm vụ cùng phối hợp để tìm ra một vài địa điểm tiềm năng cho việc xây dựng căn cứ quân sự tại vùng lãnh thổ của Mỹ ở Bắc Cực.
Lí do xây dựng căn cứ này là nhằm để hạn chế hoạt động của Nga ở Bắc Cực bao gồm cả căn cứ phòng không Northern Clover trên bán đảo Franz Joseph Land. Nga nhìn nhận Bắc Cực là một khu vực đầy tiềm năng cho lưu thông hàng hải và có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn trị giá 30.000 tỉ USD.
Bắc Cực đang là nơi mà Nga chiếm ưu thể hơn so với Mỹ
Những người ủng hộ căn cứ này của Mỹ cho rằng, điều này sẽ buộc Nga phải chi nhiều tiền hơn để chống lại các mối đe dọa mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Bryan Clark, nhà phân tích tại Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách có trụ sở tại Mỹ, Nga và Mỹ có các nhu cầu, khả năng và cách tiếp cận khác nhau đối với Bắc Cực.
“Chúng ta không sử dụng Bắc Cực như người Nga làm. Nga có 11.000km đường bờ biển nên rất khó để tuần tra. Họ cũng có tâm lý lãnh thổ dễ bị xâm chiếm nên luôn đổ rất nhiều tiền để phát triển khả năng phá băng và duy trì sự tiếp cận đến những vùng khí hậu lạnh”, ông Clark cho hay.
Theo nhà phân tích này, ý tưởng về việc thu lợi từ các tuyến đường biển qua Bắc Cực là tốt nhưng việc xây dựng cả một căn cứ quân sự tại đó sẽ là một thảm họa do chi phí quá cao và lại không thể sử dụng trong phần lớn thời gian của năm.
Hiện nay khả năng hoạt động của Mỹ ở Bắc Cực bị hạn chế rất lớn. Trong khi Nga sở hữu một hạm đội tàu phá băng lớn thì Mỹ chỉ có 2 chiếc. Cuộc tập trận Trident Juncture được tổ chức vào tháng 10-2018 ở biển Na Uy cũng để lộ ra nhiều vấn đề hậu cần lớn đối với hạm đội tàu sân bay của Mỹ nếu phải chiến đấu trong điều kiện lạnh giá và nước đóng băng.
Theo ANTD
Hai tỉ tấn băng ở hòn đảo Bắc Cực biến mất chỉ trong một ngày
Hai tỉ tấn băng đã biến mất trong ngày 13.6 ở đảo Greenland thuộc Bắc Cực và đây là điều hết sức bất thường.
Bắc Cực để mất tới 2 tỉ tấn băng chỉ trong một ngày.
Theo CNN, Greenland là hòn đảo chứa một lượng lớn băng. Băng thường tan vào mùa hè, trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8. Nhưng một lượng lớn băng tan chỉ trong một ngày là dấu hiệu bất thường.
CNN so sánh lượng băng vừa mất đi đủ lấp đầy diện tích Công viên Quốc gia Mỹ ở Washington với độ cao gấp 8 lần Tượng đài Washington (khoảng 1.352 m).
Việc băng tan đột biến là hiện tượng bất thường, nhưng không phải là chưa từng có, Thomas Mote, nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Georgia, người chuyên nghiên cứu về khí hậu của Greenland, nói.
"Nó có thể so sánh với lượng băng tan mà chúng ta từng chứng kiến vào tháng 6.2012", Mote nói. Các chuyên gia dự đoán năm 2019 có thể thời điểm đảo Greenland lập kỷ lục mới về băng tan.
Biểu đồ cho thấy băng tan ở đảo Greenland tăng vọt dù chỉ mới là tháng 6.
Mote nói rằng băng tan một cách chóng mặt vào đầu mùa hè sẽ chỉ càng khiến lượng băng tan vào cuối mùa xảy ra dễ dàng và nhanh hơn.
Theo các chuyên gia, các dải cao áp không ngừng kéo không khí nóng và ẩm từ Trung Đại Tây Dương đến đảo Greenland. Áp suất cao ngăn mưa hình thành, kết quả là bầu trời đầy nắng.
Vài tuần trước, nắng nóng trên đảo Greenland ngày càng khắc nghiệt vì các dải cao áp di chuyển từ phía đông nước Mỹ, đem không khí nóng bổ sung.
"Greenland góp phần khiến mực nước biển toàn cầu tăng nhanh trong hai thập kỷ qua", Mote nói. Những mùa nắng nóng khắc nghiệt ngày càng xuất hiện với tần suất cao hơn và điều này chưa từng xảy ra trước những năm 1990.
Theo Danviet
Chủ tịch đảng CDU của Đức ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng Chủ tịch đảng CDU, bà Kramp-Karrenbauer, nhấn mạnh mục tiêu chi 2% GDP cho ngân sách quốc phòng của NATO là điều hết sức quan trọng, thể hiện nước Đức là một đối tác tin cậy của NATO. Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức (CDU) Annegret Kramp-Karrenbauer tại Munich ngày 24/5/2019. (Ảnh: THX/TTXVN) Ngày 11/6, Chủ tịch đảng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Canada phong tỏa tòa nhà quốc hội, kêu gọi mọi người tìm nơi ẩn nấp

Gần 80% người dân Hàn Quốc chấp thuận việc phế truất ông Yoon Suk Yeol

Bitcoin bán tháo mạnh khi mối nguy chiến tranh thương mại toàn cầu cận kề

Bão lớn tại Mỹ làm 17 người tử vong

Mỹ: Trên 600 ca mắc, 2 trẻ tử vong do bệnh sởi

Tăng nguy cơ mất ngủ 63% vì làm điều này trên giường

Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ?

Hàn Quốc ấn định thời gian tổ chức bầu cử tổng thống và các ứng viên 'nặng ký'

Lý do Houthi ngày càng trở nên kiên cường trước các cuộc không kích từ Hoa Kỳ

Cố vấn Tổng thống Trump nêu lý do bất ngờ khi loại Nga ra khỏi danh sách áp thuế quan

Động lực bất ngờ cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức
Có thể bạn quan tâm

"Cam thường" check nhan sắc Harper Beckham: Tiểu thư tài phiệt xinh như búp bê, sống trong nhung lụa vẫn có lúc giản dị bất ngờ
Netizen
18:29:38 07/04/2025
Sao Việt 7/4: Vợ chồng Tuấn Hưng kỷ niệm 11 năm ngày cưới
Sao việt
18:18:53 07/04/2025
Bộ mặt thật của "ngọc nữ" Trương Bá Chi
Sao châu á
18:13:39 07/04/2025
Ca sĩ Soobin Hoàng Sơn khóc nức nở khi nhắc về gia đình
Nhạc việt
17:41:36 07/04/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 22: Việt cảnh cáo Đại vì muốn làm bạn trai của An
Phim việt
17:37:17 07/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon mà không ngán ngấy sau dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
17:29:29 07/04/2025
8 kiểu giấc mơ nhắc bạn chú ý vấn đề sức khỏe
Sức khỏe
17:12:34 07/04/2025
Về ngôi làng ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung
Lạ vui
15:44:05 07/04/2025
"Thiên thần Hàn Quốc" làm điên đảo cõi mạng chỉ với 21 giây: Đẹp đến nao lòng, netizen "lọt hố" ầm ầm
Nhạc quốc tế
15:25:06 07/04/2025