Mỹ cân nhắc đưa bộ binh vào Iraq diệt IS
Lực lượng bộ binh Mỹ có thể được triển khai để tiêu diệt phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” (IS), nếu chiến lược hiện nay không thành công, tướng Mỹ Martin Dempsey cho hay.
Không ít người phản đối cuộc chiến hiện nay của Mỹ với IS.
Tuy nhiên, trong chiến lược được phác thảo vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Obama liên tục khẳng định sẽ không đưa lính bộ binh vào Iraq để tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS.
Cho đến nay Mỹ mới chỉ tiến hành các cuộc không kích nhằm làm suy yếu và phá hủy IS, nhóm phiến quân hiện đang chiếm kiểm soát nhiều vùng rộng lớn ở miền bắc Iraq và ở Syria.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban vũ trang của quốc hội, tướng Dempsey tin tưởng, liên minh quốc tế chống IS hiện nay đang đi theo đúng hướng. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu cuộc chiến “thất bại, nước Mỹ sẽ bị đe dọa và tôi, dĩ nhiên sẽ ủng hộ Tổng thống và đưa ra đề xuất có thể bao gồm sử dụng lực lượng bộ binh Mỹ”, ông nói.
Ông khẳng định, theo kế hoạch hiện nay, các cố vấn quân sự Mỹ sẽ giúp quân đội Iraq lên kế hoạch tấn công IS.
Video đang HOT
Trong khi đó, lực lượng người Kurd được máy bay do thám và máy bay không người lái Mỹ yểm trợ, đang gặt hái được nhiều thành công trong cuộc chiến đối với IS ở miền bắc Iraq.
Song vẫn còn nhiều thách thức để nhổ tận gốc IS khỏi các vùng rộng lớn tại Iraq và Syria, nơi tình hình thực tế vô cùng phức tạp.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban vũ khí quốc hội cùng tướng Dempsey, Bộ trường Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết: “Chúng ta đang có chiến tranh với ISIL (tức IS), giống như chúng ta đang có chiến tranh với al-Qaeda”.
Ông Dempsey và ông Hagel cũng đã phác thảo chi tiết chiến lược đối phó với IS của Mỹ. “Kế hoạch này bao gồm các hành động nhằm vào các thiên đường an toàn của IS tại Syria, trong đó có cơ quan chỉ huy, các khả năng hậu cần và cơ sở hạ tầng”, ông Hagel cho hay.
Theo DANTRI/ BBC
13 năm sau vụ khủng bố 11/9: Không hồi kết nhãn tiền
13 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9, người ta đã kỳ vọng sẽ có một mùa thu nhẹ nhõm cho nước Mỹ, với Iraq có thể tự đứng trên đôi chân của mình và hầu hết lính Mỹ cuối cùng cũng chấm dứt nhiệm vụ tham chiến ở Afghanistan. Thế nhưng...
Một máy bay bị bọn khủng bố cướp đang chuẩn bị đâm vào tháp thứ hai của Trung tâm thương mại Thế giới ngày 11/9/2001.
...thay vào đó, người Mỹ đang phải dành "cả người và của" cho một cuộc chiến đang có nguy cơ lan rộng ở khu vực. Khắp thế giới, một thế hệ khủng bố mới giờ đây đã trưởng thành. Và không có một hồi kết nhãn tiền cho cuộc chiến chống khủng bố.
"Chiến tranh Lạnh đã kéo dài 45 năm", Elliott Abrams, một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là cố vấn cấp cao về Trung Đông cho Tổng thống Mỹ George W. Bush chỉ ra. "Chắc chắn cuộc chiến này cũng sẽ như vậy...Thậm chí sẽ khó có thể thấy nó kết thúc như thế nào".
Giờ đây, Tổng thống Mỹ Obama có vẻ như đã giành được sự ủng hộ của lưỡng viện khi ông đưa ra kế hoạch cho một chiến dịch mở rộng chống phiến quân hồi giáo được gọi là "Nhà nước Hồi giáo", hay còn gọi tắt là IS, nhóm đã chiếm nhiều vùng rộng lớn ở miền bắc Iraq.
Trong những tuần qua, Mỹ đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS ở miền bắc Iraq. Và theo quyết định mới nhất của Obama, cuộc không kích dự kiến sẽ mở rộng sang Syria, nơi IS cũng đã chiếm nhiều khu vực rộng lớn ở nước này. Có điều, Mỹ đã loại trừ khả năng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Syria Assad trong cuộc không kích này.
Về thời gian hoàn thành sứ mệnh tiêu diệt IS, mà Phó Tổng thống Biden cách đây ít tuần đã tuyên bố là Mỹ quyết theo IS xuống tận "cửa địa ngục", chính quyền của ông Obama tỏ ra thận trọng, khi cho rằng chiến dịch có thể kéo dài nhiều năm.
Kể từ mùa thu năm 2001, Mỹ cùng với các đồng minh, đã tuyên chiến với các phe phái của phiến quân Hồi giáo và khủng bố, trong đó có Taliban và al-Qaeda, cũng như chân rết của chúng ở Yemen, Somali và nhiều nơi khác.
Trên thực tế, một số nhà phân tích còn cho rằng cuộc chiến này còn bắt đầu từ trước đó nữa. Họ lấy dẫn chứng về vụ đánh bom Trung tâm thương mại ở New York năm 1993 và vụ đánh bom năm 1983 đã khiến 241 quân nhân Mỹ tại một doanh trại tại Li-băng thiệt mạng. Nhà sử học quân sự Max Boot cho rằng thời điểm bắt đầu là năm 1979, khi đại sứ quán Mỹ tại Tehran bị chiếm giữ và nhân viên của sứ quán bị giữ làm con tin trong 444 ngày.
"Lần đầu tiên chúng ta hiểu được mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo có vũ trang", ông Boot, một thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và là cựu cố vấn cho các chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ cho hay. "Chúng ta đã không đối diện với nó. Chúng ta đã cố tình lờ đi càng lâu càng tốt. Nhưng sau vụ 11/9, chúng ta không thể lờ đi được nữa".
Vụ tấn công khủng bố 11/9 đã khiến Mỹ và đồng minh cấp tốc mở chiến dịch quân sự ở Afghanistan vào tháng 10/2001, chỉ một tháng sau thảm họa khủng bố tồi tệ nhất lịch sử Mỹ, với mục tiêu xóa sổ căn cứ hoạt động của al-Qaeda và lật đổ chính quyền Taliban. Taliban mặc dù nhanh chóng bị lật đổ, nhưng vẫn phản kháng kể từ đó.
Năm 2003, Mỹ mở một mũi tấn công nữa vào Iraq, viện dẫn nhiều lý do, nhưng không có lý do nào được xếp vào "Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố". Lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị bắt, bị xét xử và bị xử tử nhưng các cuộc tấn công chống lại liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn tiếp tục được tiến hành bởi nhiều phe nhóm khác nhau, bao gồm cả các nhánh của al-Qaeda và chiến binh dòng Sunni - điềm báo của nhóm phiến quân "Nhà nước Hồi giáo".
Trung Anh
Theo dantri
Mỹ: Các quốc gia Ả-rập sẵn sàng tham gia không kích IS Giới chức Mỹ cho biết vài quốc gia Ả-rập đã đề nghị tham gia vào các cuộc không kích chống lại tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Mỹ đang tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS tại Iraq. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói thêm rằng bất kỳ một hành động nào cũng...