Bảng phân vai trong kịch bản liên minh tiêu diệt IS
Trong bài phát biểu về tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tuần trước,Tổng thống Obama khẳng định: Quân lực Mỹ là vô địch, nhưng đây không thể là cuộc chiến của một mình nước Mỹ.
Theo CNN, ông Obama tuyên bố các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ góp sức làm giảm sức mạnh và rốt cuộc tiêu diệt tổ chức phiến quân đã tàn sát rất nhiều người ở Iraq và Syria này.
Mỹ đã tiến hành hơn 150 cuộc không kích ở Iraq nhằm vào các mục tiêu IS kể từ tháng 8.
Ngoại trưởng John Kerry cho biết, gần 40 quốc gia đã nhất trí tham gia chống IS. Tuy nhiên, nhà ngoại giao Mỹ nói rằng “chưa phải lúc thích hợp để công bố” những nước nào tham gia và họ sẽ làm gì.
Trong những ngày qua, Mỹ đã nỗ lực không ngừng nghỉ vận động thành lập một liên minh chống IS. (Ảnh: AP)
CNN liệt kê những nước sẽ tham gia liên minh chống IS và phần việc của họ được biết cho đến lúc này:
Australia: Hôm 14/9, chính phủ Australia đã hồi đáp yêu cầu của Mỹ và tuyên bố sẵn sàng triển khai nhân sự tới UAE cùng với 8 chiến đấu cơ F/A-18 của Không lực Hoàng gia, một máy bay cảnh báo sớm E-7A Wedgetail và một máy bay tiếp dầu đa năng KC-30A. Australia cũng sẽ tham gia ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo.
Video đang HOT
Anh: Gọi IS là một mối đe dọa, Thủ tướng David Cameron cho biết Anh sẽ giúp vũ trang cho lực lượng người Kurd, hỗ trợ chính phủ Iraq, duy trì cứ trợ nhân đạo và phối hợp với Liên Hợp Quốc chống lại IS.
Pháp: Paris đã phái máy bay do thám tới hoạt động trên bầu trời Iraq và góp 18.000 viên đạn loại 50 trong cuộc chiến chống IS. Mới đây, không lực nước này đã tham gia chiến dịch đẩy lui các tay súng Hồi giáo cực đoan ở thị trấn Amerli của Iraq, cùng với Australia và Anh tiến hành thả cứu trợ nhân đạo xuống Iraq.
Đức:Nỗ lực ngăn chặn luồng tư tưởng và dòng tuyển tân binh của IS, Đức đã cấm các hoạt động ủng hộ tổ chức này, đồng thời gửi hỗ trợ quân sự tới khu vực người Kurd để giúp họ chiến đấu chống Hồi giáo cực đoan.
Hà Lan: Tại một cuộc họp ngắn hôm 15/9, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ca ngợi Hà Lan đã “dẫn đầu một nỗ lực” chặn dòng người nước ngoài đầu quân hoặc ủng hộ IS. Các lãnh đạo nước này còn đề nghị sửa luật quốc gia,theo đó tước bỏ tư cách công dân của những ai hợp tác với khủng bố, theo báoNew York Times.
Canada: Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, Canada đã cung cấp “đạn dược và thiết bị” cho nỗ lực chống IS. Thủ tướng Stephen Harper thông báo vài ngày trước rằng hơn 50 lính đặc nhiệm Canada sẽ được triển khai tới Iraq để góp sức vào sứ mệnh cố vấn nhưng sẽ không có can thiệp quân sự trực tiếp.
Hôm14/9, các quan chức Mỹ cũng nêu tên Italia, Ba Lan, Đan Mạch,Albania và Croatia hỗ trợ trang thiết bị và đạn dược. New Zealand, Romania và Hàn Quốc cũng có trong danh sách hỗ trợ nhân đạo, cụ thể là Hàn Quốc cam kết1,2 triệu USD.
Thổ Nhĩ Kỳ: Nước này đã có những bước đi triệt tiêu dòng tiền rót cho IS và cấm cửa hoặc trục xuất hàng nghìn tay súng nước ngoài tới Syria gia nhập các tổ chức cực đoan.
Jordan: Cựu Ngoại trưởng Marwan Muasher cho biết ông không tin Jordan sẽ cử lính chiến tới thực địa chống IS. Vai trò của nước này sẽ là cung cấp thông tin tình báo cho phương Tây.
Ảrập Xêút: Vương quốc này đề nghị tham gia huấn luyện quân nổi dậy trên thực địa. Ngoại trưởng Saud al-Faisal cho biết nước ông “luôn thực hiện các sáng kiến với một lập trường cứng rắn đối với khủng bố và chống lại chúng. Vì vậy không có giới hạn về những gì Vương quốc có thể cung cấp về phương diện này”.Ảrập Xêút cũng đã bỏ 500 triệu USD vào két của các cơ quan cứu trợ nhân đạo ở Iraq, theo một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ai Cập: Ngoại trưởng Mỹ Kerry xác nhận Ai Cập có một vai tròthen chốt trong chiến dịch ngăn chặn hệ tư tưởng của IS. Các quan chức Mỹ cho biết, đã có một “cuộc hội thoại rất chi tiết với người Ai Cập về hợp tác quân sự” ở Iraq nhưng thông tin chi tiết về vai trò của Cairo chưa được công bố.
Qatar: Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Qatar đã thực hiện một số chuyến bay nhân đạo.
Iran: Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Khamenei, hôm 15/8, thông báo trên Twitter rằng ông bác bỏ khả năng hợp tác với Mỹ “bởi vì Mỹđã nhúng tay” vào vấn đề này. Vị Giáo chủ Iran cũng cáo buộc Washington lên kế hoạch dùng hành động quân sự chống IS để”thống trị khu vực”.
Người Kurd ở Iraq: Các lãnh đạo vùng bán tự trị của người Kurdở Iraq sẵn sàng cử lực lượng Peshmerga của họ đi chiến đấu bên ngoài biên giới nếu có một chiến lược quốc tế toàn diện được thực thi, Tổng thống MasoudBarzani tuyên bố.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Mỹ sẽ gửi 300 cố vấn quân sự đến Iraq
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19.6 cam kết Mỹ sẽ có hành động can thiệp quân sự "chính xác" nếu cần thiết và đề nghị gửi đến 300 cố vấn quân sự để huấn luyện các lực lượng Iraq chống lại các tay súng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL).
Các binh sĩ Iraq ở thủ đô Baghdad - Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama cho rằng lực lượng Mỹ sẽ không quay trở lại để tham chiến ở Iraq, nhưng Washington chuẩn bị các hành động quân sự "chính xác" ở Iraq nếu cần thiết, theo AFP.
"Nhưng chúng tôi sẽ giúp đỡ người Iraq trong khi họ đấu tranh chống lại các phần tử khủng bố đe dọa mạng sống người dân Iraq, khu vực và lợi ích Mỹ", ông Obama nói.
Chính quyền Iraq đã lên tiếng kêu gọi Mỹ tiến hành không kích nhắm vào các tay súng ISIL chiếm được nhiều vùng ở miền bắc Iraq và đang lăm le tiến về thủ đô Baghdad.
Tổng thống Obama cho biết ông đang chuẩn bị gửi đến 300 cố vấn quân sự đến Iraq để huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ các lực lượng Iraq chống ISIL.
Các quan chức Mỹ cho biết các cố vấn quân sự Mỹ sẽ sớm có mặt ở Iraq, xác nhận Mỹ đã điều động chiến đấu cơ F-18 và máy bay do thám không người lái bay qua Iraq.
Washington cũng đã điều động một tàu sân bay đến vịnh Ba Tư và đưa các binh sĩ đến đảm bảo an toàn cho các nhân viên tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad.
Mỹ đã chi hàng tỉ USD trong vài năm qua để huấn luyện và trang bị vũ khí cho lực lượng an ninh Iraq sau khi kết thúc việc chiếm đóng nước này vào năm 2011 và chuyển giao quyền điều hành đất nước cho chính quyền Iraq. Hồi năm 2003, lực lượng quốc tế đứng đầu là Mỹ đã "tiến vào" Iraq, lật đổ chính quyền Tổng thống Saddam Hussein.
Theo TNO
Iraq chính thức nhờ Mỹ can thiệp Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ không cần xin phép quốc hội để can thiệp vào Iraq nhằm đẩy lùi lực lượng Hồi giáo cực đoan. Tổng thống Obama (giữa) trong cuộc họp bàn tình hình Iraq tại Nhà Trắng ngày 18.6 - Ảnh: AFP BBC hôm qua đưa tin Tổng thống Barack Obama đã gặp các lãnh đạo quốc hội...