“Mỹ cần ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc khi có chiến tranh”
“Khi có chiến tranh, Mỹ cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc là cách làm tốt đạt được lợi ích chiến lược”.
Máy bay ném bom B-2 của Mỹ có chi phí chế tạo lên tới hơn 2 tỷ USD.
Ngày 11/6, Thời báo Hoàn Cầu loan tin, trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ có bài viết cho rằng, Lầu Năm Góc đang tìm cách rút khỏi cuộc chiến Iraq và Afghanistan để ứng phó với các cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực khác.
Video đang HOT
Trong bối cảnh này, có người cảnh báo, việc dùng công nghệ chứ không phải chiến lược làm nhân tố thúc đẩy kế hoạch tác chiến và quy mô của quân đội là một việc làm nguy hiểm.
Theo báo Mỹ, rất nhiều người cho rằng, mục tiêu của Văn phòng tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (có độ cơ mật cao) là nghiên cứu phát triển vũ khí và đặt ra kế hoạch, từ đó xâm nhập không phận Trung Quốc, tiến hành tấn công vào khả năng chống can dự và ngăn chặn khu vực của Trung Quốc.
Có người lo ngại, Lầu Năm Góc có thể dùng nhân lực, vật lực để phát triển những vũ khí và công nghệ mới này, chứ không phải tính toán những vấn đề mang tính chiến lược hơn, tức là cuộc chiến tranh công nghệ cao với Trung Quốc cuối cùng có ý nghĩa gì.
Thượng tá Lính thủy đánh bộ đã nghỉ hưu, nhà nghiên cứu cấp cao Đại học Quốc phòng Mỹ, Thomas Hames cho rằng, sử dụng máy bay ném bom tàng hình của Mỹ xâm nhập hệ thống phòng không của Trung Quốc (ngày càng chặt chẽ), điều này sẽ đem lại ưu thế về địa lý và chi phí cho Trung Quốc.
Cho dù trong bất cứ tinh huông nào, tiến hành tấn công chính xác tầm xa đối với Trung Quốc đều không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ.
Ngược lại, Hames đề nghị áp dụng một chiến lược khác, đó là kiểm soát ở bên ngoài. Nếu Trung Quốc muốn gây xung đột, Mỹ có thể cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc.
Cách làm này sẽ làm giảm tối đa khả năng leo thang tình hình, đồng thời sẽ gây áp lực từ từ và nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc.
Ông nói, điều này không cần bỏ ra số tiền lớn để phát triển một hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo, nhưng có thể thực hiện tốt hơn mục tiêu chiến lược của Mỹ.
Theo GDVN
2 thiếu sót lớn nhất của động cơ máy bay J-20
Trang web WorldNetDaily của Mỹ mới đây đưa tin, Trung Quốc đang tràn đầy tham vọng để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, tuy nhiên, dự án phát triển loại máy bay chiến đấu hiện đại này có thể bị chậm trễ do những thiếu sót liên quan đến vấn đề động cơ cũng như tuổi thọ của nó.
Từ trước đến nay, động cơ luôn là vấn đề chủ yếu cản trở cho việc nghiên cứu và phát triển loại máy bay chiến đầu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề nàn giải này, Trung Quốc đã chủ động tìm kiếm những kỹ thuật quan trọng nhất của động cơ máy bay và kỹ thuật trong việc sản xuất cánh quạt của nó
Hiện tại J-20 đang hoạt động với 2 động cơ phản lực AL-31F được lấy từ máy bay chiến đấu Su-27 của Nga
Hiện nay, các kỹ thuật động cơ máy bay tiên tiến của Trung Quốc chủ yếu là phục thuộc vào Nga, nhưng Nga cũng đã từng có thời điểm phải đối mặt với những vấn đề như vậy.
Hiện Trung Quốc vẫn cho triển khai một số lượng lớn máy bay chiến đấu do Nga chế tạo sử dụng những kỹ thuật khiếm khuyết từ trước đây. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với dự án phát triển máy bay chiến đấu J-15 và J-20 của Trung Quốc.
Trước hoàn cảnh này, có dấu hiệu cho thấy, tiến độ của dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 đang bị chậm lại.
Các chuyên gia kỹ thuật hàng không của Mỹ nhận định, kỹ thuật sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc hiện nay nếu có được sự đột phá gì, thì có thể là do người Trung Quốc nắm bắt được một số kỹ thuật nào đó từ Mỹ, cho dù Mỹ luôn kiểm soát những quy trình xuất khẩu kỹ thuật, công nghệ một cách nghiêm ngặt, đặc biệt là những kỹ thuật liên quan đến quân sự.
Cùng với đó là các kỹ sư của Trung Quốc luôn tìm cách phát triển động cơ máy bay chiến đấu theo tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước phương Tây.
Do vậy, trong thời gian tới Trung Quốc có thể sản xuất được một loại động cơ máy bay đáng tin cậy hơn, tất nhiên là phấn lớn các chi tiết kỹ thuật vẫn là do Trung Quốc tự chế tạo.
Một quan chức cấp cao của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết, cơ chế giám sát và quản lý không hiện quả là yếu tố chính cản trợ sự phát triển các loại động cơ máy bay. Chính vì điều này khiến cho đến nay Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào Nga.
Hiện Nga vẫn chưa đồng ý bán cho Trung Quốc một động cơ máy bay với lực đẩy lớn phù hợp với J-20.
Ngoài nguyên nhân trên, vấn đề tổ chức sản xuất cũng là lý do chính dẫn đến sự chậm trễ của dự án phát triển loại máy bay này.
So với các nước phương Tây, Trung Quốc không chỉ kém xa về thiết bị sản xuất, mà phương thức tổ chức sản xuất cũng rất phân tán.
Nếu không thể khắc phục được những thiếu sót này, trong một tương lai gần Trung Quốc khó có khả năng sản xuất được động cơ có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của mình.
Theo GDVN
Không quân Trung Quốc tăng cường khả năng điều động chiến lược Không quân Trung Quốc sẽ thực hiện phương châm "kết hợp quân-dân, kết hợp thời bình-thời chiến, nòng cốt tại quân, chủ thể tại dân". Trung Quốc tăng cường khả năng vận tải hàng không. Tân Hoa xã cho biết, ngày 28/5, hội nghị "Nghiên cứu chuyên đề cải cách mô hình vận tải hàng không Không quân" đã tổ chức tại Khai...