Mỹ cảm ơn WHO
Tiến sĩ Fauci, cố vấn y tế của Tổng thống Biden, cảm ơn WHO vì đã dẫn dắt nỗ lực ứng phó Covid-19, trái ngược với chỉ trích thời Trump.
“Trong những hoàn cảnh khó khăn, tổ chức này đã tập hợp cộng đồng khoa học, nghiên cứu, phát triển để đẩy nhanh vaccine, liệu trình và phương thức chẩn đoán ứng phó với đại dịch”, nhà khoa học hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci, người được chỉ định là cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden, nói trong cuộc họp trực tuyến ban điều hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay.
Theo ông, WHO đã “làm việc không ngừng với các quốc gia trong cuộc chiến chống Covid-19″.
Tiến sĩ Anthony Fauci họp trực tuyến với ban điều hành WHO hôm nay. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Những bình luận của Fauci đánh dấu sự khác biệt rõ ràng trong cách tiếp cận của chính quyền Biden với WHO, so với những chỉ trích gay gắt thời cựu tổng thống Donald Trump. Trước khi mãn nhiệm, Trump đang xúc tiến quá trình rút Mỹ khỏi WHO.
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên nhậm chức, Biden đã đảo ngược quyết định này. “Mỹ có ý định tiếp tục là thành viên của WHO”, Biden viết trong thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ca ngợi bình luận của tiến sĩ Fauci. “WHO là đại gia đình của các quốc gia và tất cả chúng tôi đều vui mừng vì Mỹ đang ở trong đại gia đình”, ông nói trong cuộc họp.
Ông Fauci cũng nhấn mạnh rằng Washington, nhà tài trợ hàng đầu của WHO, cam kết nối lại việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức, thêm rằng Washington có kế hoạch “làm việc mang tính xây dựng với các đối tác để củng cố và quan trọng là cải tổ WHO”, đồng thời hỗ trợ phản ứng quốc tế với Covid-19.
Theo Fauci, Tổng thống Biden đang chuẩn bị ban hành sắc lệnh, gồm ý định tham gia Covax, nỗ lực do WHO lãnh đạo nhằm mua và phân phối vaccine Covid-19 trên toàn cầu để giúp các nước tiếp cận vaccine công bằng. Fauci cũng đề cập sứ mệnh quốc tế đang được tiến hành tại Trung Quốc để điều tra nguồn gốc Covid-19.
Cả WHO và Trung Quốc đều vấp phải chỉ trích vì hành động không kịp thời để ngăn đại dịch trong thời kỳ đầu bùng phát.
“Chúng tôi cam kết minh bạch, gồm cả những sự kiện xung quanh những ngày đầu đại dịch”, Fauci nói. “Chúng ta buộc phải học và rút ra những bài học quan trọng về cách ngăn chặn đại dịch trong tương lai. Cuộc điều tra quốc tế cần phải dứt khoát, rõ ràng, và chúng tôi mong muốn được đánh giá nó”.
Cố vấn y tế Nhà Trắng hối thúc Mỹ 'làm lành' với WHO
Cố vấn y tế Nhà Trắng Fauci khuyên chính quyền Trump sớm khôi phục quan hệ với WHO, cho biết đó là điều cần thiết khi đối mặt đại dịch.
"Họ là một tổ chức không hoàn hảo. Họ đã phạm sai lầm, nhưng tôi muốn thấy những sai lầm được sửa chữa và để họ trở nên phù hợp hơn với những điều chúng ta cần", tiến sĩ Anthony Fauci, thành viên đội chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, phát biểu tại Đại học Georgetown, Mỹ, hôm 14/7, đề cập đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Fauci cho biết ông hy vọng những căng thẳng giữa Mỹ và WHO cuối cùng sẽ được giải quyết bằng cách này hay cách khác, vì thế giới cần WHO cho những đợt bùng phát dịch như hiện nay.
Mỹ hôm 7/7 gửi thông báo rời khỏi WHO vì cáo buộc tổ chức này phản ứng chậm chạp với Covid-19 và thiên vị Trung Quốc trong đại dịch. Để chính thức rút khỏi WHO, Mỹ cần thông báo trước một năm và thanh toán mọi khoản tiền đã cam kết trước ngày ấn định rời khỏi tổ chức này vào 6/7/2021.
Theo hồ sơ do WHO cung cấp, Mỹ còn nợ hơn 99 triệu USD tiền cam kết viện trợ. Ngoại trưởng Mike Pompeo tuần trước cho biết Mỹ sẽ trả hết số tiền đã cam kết góp cho WHO trước khi rời đi.
Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci tại phiên điều trần của ủy ban y tế ở thủ đô Washington hôm 30/6. Ảnh: AFP.
Trung Quốc đã chỉ trích quyết định rút khỏi WHO của Mỹ, cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng khả năng ứng phó Covid-19 của thế giới và tác động nghiêm trọng tới các nước đang phát triển vốn đang rất cần sự hỗ trợ quốc tế.
Fauci cũng phản đối Mỹ rời khỏi WHO, cho biết "WHO là một tổ chức không hoàn hảo, mắc một số sai lầm nhưng họ cũng làm được nhiều điều hữu ích" và khẳng định "thế giới cần WHO". Cố vấn y tế Nhà Trắng gần đây cũng liên tục công khai phản đối Trump về các vấn đề liên quan Covid-19.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 13,4 triệu người nhiễm và gần 582.000 người tử vong. Mỹ hiện ghi nhận hơn 3,5 triệu ca nhiễm và gần 140.000 ca tử vong.
Mỹ có ngăn nổi Trung Quốc kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu? Chiến tranh thương mại vốn đã khiến nhiều người ở Mỹ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về hàng hóa chiến lược. Giờ đây, đại dịch Covid-19 càng "mài sắc" quyết tâm hành động của các chính trị gia. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần đề cập việc 'hồi hương" các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, và...