Mỹ cấm nhập cảnh người đến từ Ấn Độ và nhiều quốc gia khác
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30-4 (giờ Mỹ) đã thông báo hạn chế đi lại (cấm nhập cảnh) với người đến từ Ấn Độ, do tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh ở quốc gia Nam Á này.
Cô Manisha Bashu (phải) và mẹ đặt tay lên ngực của ba cô, đang gặp vấn đề hô hấp và phải thở máy, tại thành phố Ghaziabad hôm 30-4-2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành ở Ấn Độ – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, các hạn chế mới, có hiệu lực từ 4-5, cấm hầu hết người không phải công dân Mỹ nhập cảnh vào nước này.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Washington vẫn chưa đưa ra bình luận về biện pháp mới của ông Biden.
Nhà Trắng ngày 30-4 cho biết Mỹ áp đặt các hạn chế đi lại mới với Ấn Độ dựa trên khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Video đang HOT
Chính quyền ông Biden cũng đưa thêm lý do là “số ca COVID-19 ở Ấn Độ chiếm 1/3 tổng số ca mới trên toàn cầu” và cần “các biện pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng của đất nước trước những người nhập cảnh vào Mỹ” từ Ấn Độ.
Hồi tháng 1, ông Biden cũng từng ban hành một lệnh cấm nhập cảnh tương tự với những người không phải công dân Mỹ từng đến Nam Phi. Tổng thống Biden cũng áp dụng lại lệnh cấm nhập cảnh với hầu hết du khách không phải người Mỹ từng đến Brazil, Anh, Ireland và 26 quốc gia châu Âu.
Theo đó, những người không phải công dân Mỹ từng đến các quốc gia trong lệnh cấm trong vòng 14 ngày sẽ không đủ điều kiện nhập cảnh vào Mỹ.
Mỹ hiện vẫn là nước có nhiều người nhiễm COVID-19 nhất trên thế giới, với hơn 33 triệu ca bệnh và hơn 590.000 trường hợp qua đời vì đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Ấn Độ đã liên tiếp lập kỷ lục thế giới về số ca COVID-19 mới theo ngày trong hơn tuần qua. Mới nhất, nước này đã ghi nhận hơn 400.000 ca COVID-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số người mắc bệnh lên hơn 19 triệu người.
Úc cuối ngày 30-4 thông báo cư dân và công dân nước này từng đến Ấn Độ trong vòng 14 ngày qua sẽ bị cấm nhập cảnh vào Úc kể từ 3-5. Những người vi phạm sẽ bị phạt và bỏ tù lên tới 5 năm.
Theo Hãng tin Reuters, Chính phủ Úc sẽ xem xét lại lệnh cấm vào ngày 15-5.
Theo trang blog.wego.com , đến nay đã có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm nhập cảnh đối với những người từng đến Ấn Độ do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Trong số này có Úc, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Iran, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Bangladesh và Hong Kong.
Singapore, Hàn Quốc, New Zealand hỗ trợ Ấn Độ vật tư y tế và tài chính
TNgày 28/4, tại căn cứ không quân Paya Lebar, Singapore đã bàn giao cho Cao ủy Ấn Độ tại Singapore P. Kumaran các bình oxy hỗ trợ Ấn Độ trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng hiện nay.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại một lán trại dựng ven đường ở Ghaziabad, Ấn Độ ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai máy bay C-130 của Lực lượng Không quân Singapore chở bình oxy đã khởi hành đến bang Tây Bengal của Ấn Độ để giúp nước này đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có do làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch COVID-19.
Phát biểu tại buổi bàn giao, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Singapore Maliki Osman tái khẳng định mối quan hệ song phương bền chặt và nhấn mạnh người dân Singapore luôn đoàn kết với Ấn Độ trong cuộc chiến chống đại dịch này.
Gửi bình oxy đến Ấn Độ là một trong nhiều nỗ lực và đóng góp của Singapore nhằm cứu trợ nhân đạo cho quốc gia Nam Á này. Trước đó, ngày 25/4, Singapore cũng đã gửi các trang thiết bị y tế, bao gồm cả vật tư liên quan đến oxy đến Ấn Độ.
Cùng với đó, trong ngày 26/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tại Singapore và Hiệp hội Các chủ cửa hàng Tiểu Ấn đã thành lập một quỹ cứu trợ để quyên góp tiền và trang thiết bị hỗ trợ Ấn Độ đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch COVID-19. Tất cả số tiền và hiện vật thu được sẽ được chuyển đến Hội Chữ thập đỏ Singapore để đưa sang Ấn Độ.
Tại Hàn Quốc, phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, cho biết chính phủ nước này đã quyết định hỗ trợ nhân đạo vật tư phòng dịch COVID-19 cho Ấn Độ như máy thở, bộ xét nghiệm và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với quốc gia này trong thời gian tới.
Theo bộ trên, số hàng viện trợ này sẽ được chuyển đến Ấn Độ theo hình thức "hàng ngoại giao" để rút ngắn thời gian thông quan cũng như được miễn thủ tục kê khai và chi phí hải quan. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đang phối hợp với Đại sứ quán nước này tại Ấn Độ lập phương án đưa công dân Hàn Quốc đang cư trú tại đây về nước.
Hiện vẫn còn khoảng 10.000 người Hàn Quốc đang ở Ấn Độ, trong đó 114 người đã được xác nhận nhiễm COVID-19 (tính đến tối 26/4).
Chính quyền New Zealand cũng đang hỗ trợ Ấn Độ đối phó với làn sóng dịch bệnh nguy hiểm. Ngày 28/4, Ngoại trưởng Nanaia Mahuta khẳng định New Zealand đoàn kết với Ấn Độ vào thời điểm khó khăn hiện nay và đánh giá cao nỗ lực của các bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu tại Ấn Độ. Bà thông báo New Zealand sẽ đóng góp 1 triệu NZ dollar (719.000 USD) cho Hội Chữ thập đỏ quốc tế để hỗ trợ Ấn Độ ứng phó với đại dịch.
Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ đổ đến đền xin oxy thở Vidhya Devi, 70 tuổi, nằm trên ghế sau ô tô, cố hít thở oxy miễn phí do ngôi đền của người Sikh cung cấp ở ngoại ô New Delhi. Một phụ nữ được hỗ trợ thở oxy miễn phí trong một ngôi đền của người Sikh tại Ghaziabad, Ấn Độ, hôm 24/4. Ấn Độ ghi nhận kỷ lục toàn cầu mới về số...