Mỹ cam kết tăng hợp tác an ninh với ASEAN để hạ nhiệt Biển Đông
Bà Colin Willett, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định Washington sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ASEAN, các đồng minh và đối tác để đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Mỹ cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường cải tạo ở Biển Đông. Ảnh minh họa: NYT
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong khu vực để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng của châu Á – Thái Bình Dương”, bà Willett sáng nay trả lời câu hỏi của VnExpress về những phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đến thăm Việt Nam vào tháng 5 tới.
Trao đổi qua điện thoại sáng nay với một số phóng viên trong khu vực ASEAN về tranh chấp trên Biển Đông, bà Willett, phó trợ lý đặc trách Đông Á của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry một lần nữa nêu rõ quan ngại về tình hình Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc bồi đắp các thực thể và xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự. Bà Willett cho rằng những gì Trung Quốc làm trong hai năm qua có quy mô lớn hơn rất nhiều so với hoạt động của các nước cùng có tranh chấp trong vài thập kỷ.
Hơn thế, Trung Quốc còn cho rằng các hoạt động của mình là nhằm hỗ trợ dân thường, cứu trợ thảm họa và bảo vệ tự do hàng hải. Tuy nhiên khi tàu của nước ngoài đi vào khu vực biển tuân theo luật quốc tế thì nhân viên Trung Quốc nói qua bộ đàm yêu cầu tránh xa.
“Chúng tôi rất quan ngại và không thấy có lý do hợp lý nào để Trung Quốc thay đổi cách thực hiện tự do hàng hải trong khu vực”, bà Willet nói.
Trước các hoạt động gây căng thẳng của Bắc Kinh ở Biển Đông, bà Willett tái khẳng định Washington sẽ tiếp tục đưa tàu và máy bay đi qua khu vực, tuân theo luật pháp quốc tế.
“Tôi không thể bình luận cụ thể về việc điều thiết bị quân sự đến Biển Đông nhưng Mỹ có một số đồng minh và đối tác an ninh ở khu vực, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với họ”, bà Willett nói.
Video đang HOT
Đề cập tới việc gần đây Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng biển của Indonesia, bà Willett lưu ý Bắc Kinh đang thực hiện các hoạt động ở phạm vi và quy mô lớn hơn trong khu vực, làm tăng nghi vấn về ý đồ của nước này trong dài hạn và đe dọa gây thêm căng thẳng.
Đưa ra khuyến nghị nhằm hạ nhiệt căng thẳng, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ khuyến cáo các nước liên quan đến tranh chấp cần nỗ lực thúc đẩy các tiến trình ngoại giao, làm rõ các yêu sách của mình và sử dụng biện pháp hòa bình như kiện ra tòa án quốc tế.
Trước lo ngại Trung Quốc sẽ không tuân theo phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sắp đưa ra với vụ kiện của Philippines, bà Willett nhấn mạnh các nước cùng có tranh chấp, Mỹ và cộng đồng quốc tế cần kiên quyết thể hiện quan điểm với Bắc Kinh. Các nước cần nói rõ rằng việc tuân thủ phán quyết là lợi ích của cả thế giới, rằng các nước ủng hộ mạnh mẽ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Quan chức này cho rằng phán quyết PCA đề cập đến không gian trên biển và quyền của các nước cùng có tranh chấp, giúp thúc đẩy các giải pháp ngoại giao và giảm căng thẳng giữa các nước.
Về cuộc họp thượng đỉnh tại Sunnylands mới đây giữa Tổng thống Obama và nguyên thủ các nước ASEAN, bà Willett cho hay hai bên đã tái khẳng định việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có tự do hàng hải. Cam kết đó đã giúp duy trì an ninh và thịnh vượng cho khu vực trong nhiều thập kỷ qua.
“Chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện cam kết đó”, bà nói.
Việt Anh
Theo VNE
Tên lửa đối hạm Trung Quốc nghi đặt ở Hoàng Sa dễ bị đánh chặn
Các hạn chế của về tốc độ cũng như hệ thống radar khiến tên lửa đối hạm YJ-62 của Trung Quốc dễ dàng bị đánh chặn và tiêu diệt.
Hình ảnh Trung Quốc phóng tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 được cho là diễn ra ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: SCMP
Ngày 20/3, dựa trên kết quả phân tích một bức ảnh được công bố trên mạng xã hội Trung Quốc, các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng rất có thể nước này đã triển khai một hệ thống tên lửa chống hạm YJ-62 phi pháp tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo IHS Jane's.
Tên lửa chống hạm cận âm Ưng kích YJ-62 của Trung Quốc ra mắt công chúng vào năm 2006 trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải, nằm trong dòng tên lửa chống hạm "con tằm" nổi tiếng của Trung Quốc được phát triển từ những năm 1990.
YJ-62 được thiết kế bởi Viện công nghệ cơ điện Haiying thuộc Tổng công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Tên lửa dài 6,1 m, đường kính 0,54 m, trọng lượng 1,24 tấn, có thể tấn công cả mục tiêu trên mặt đất lẫn trên biển.
Sau khi vọt ra khỏi ống phóng nhờ một động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn có trọng lượng khoảng 200 kg, YJ-62 sẽ sử dụng cánh lái ở phía đuôi tên lửa để nhanh chóng chuyển hướng. Động cơ phản lực phía sau thân tên lửa kích hoạt đưa tên lửa vào giai đoạn hành trình với tốc độ cận âm Mach 0,9 (306 m/s).
YJ-62 được tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống định vị GPS, pha cuối hành trình tên lửa sử dụng radar chủ động để khoá và tấn công mục tiêu. Hệ thống radar chủ động này có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ tàu khu trục ở cự ly 40 km, khoá mục tiêu ở cự ly 30 km.
Đầu đạn của YJ-62 là loại đầu đạn bán xuyên giáp nặng 300 kg, được trang bị ngòi nổ với hai cơ chế, tiếp xúc nổ chậm sau khi xuyên qua vỏ tàu hoặc ngòi nổ điều khiển từ xa.
Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc còn khẳng định tên lửa YJ-62 có khả năng tấn công các mục tiêu ở sâu trong đất liền với các đầu đạn được tăng trọng lượng lên 400 kg để nâng cao hiệu quả công phá.
Liang Guoliang, chuyên gia quân sự ở Hong Kong, cho rằng với việc triển khai tên lửa YJ-62 trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc đang muốn thực thi một hình thức răn đe với phạm vi lên tới 300 km (200 hải lý) quanh hòn đảo này.
"Điều này có thể khiến cho các tàu khu trục tên lửa của Mỹ, thậm chí là cả cụm hàng không mẫu hạm trong tương lai sẽ không dám khinh suất đến gần đảo Phú Lâm trong bán kính 300 km", truyền thông Trung Quốc nhận định.
Tên lửa YJ-62. Ảnh: SCMP
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự Pháp lại cho rằng YJ-62 còn tồn tại nhiều hạn chế và không phải là tên lửa xuất sắc như truyền thông Trung Quốc đưa tin, khiến hiệu quả răn đe của nó bị nghi ngờ, theo Air Defense.
Theo đó, khi thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiên trên đất liền, tốc độ của YJ-62 sẽ bị giảm đi đáng kể, xuống còn khoảng Mach 0,6 (204 m/s), bởi hệ thống radar dẫn đường định vị vệ tinh của tên lửa, vốn chỉ được thiết kế chủ yếu dựa trên địa hình bằng phẳng trên mặt biển, sẽ hoạt động kém hiệu quả ở địa hình đồi núi. Do đó, YJ-62 sẽ dễ dàng bị các hệ thống phòng không đất liền hiện đại của đối phương phát hiện và đánh chặn.
Đối với các mục tiêu trên biển, nhược điểm lớn nhất của YJ-62 là kích thước khá lớn nhưng tốc độ lại chậm. Hơn nữa độ cao hành trình khi tiếp cận mục tiêu của YJ-62 là 7-10 m, bị coi là chưa đạt yêu cầu (các tên lửa chống hạm hiện đại của Nga và Mỹ giai đoạn cuối hành trình chỉ bay cách mặt biển 3-5 m).
Hạn chế này khiến YJ-62 dễ bị chiến hạm đối phương phát hiện từ xa và tổ chức đánh chặn, nhất là khi các loại tên lửa hạm đối không hiện nay đều đã được nâng cấp chức năng tấn công mục tiêu bay bám biển.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Malaysia không mạnh tay với Trung Quốc vụ '100 tàu cá xâm phạm'? Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein ngày 27.3 cho biết Kuala Lumpur sẽ không chọn phản ứng mạnh với vụ "tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải"; thay vào đó sẽ giải quyết vấn đề trên tình thần "thông hiểu lẫn nhau". Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói sẽ không dùng tàu chiến đến xua đuổi "tàu cá nước ngoài" - Ảnh:...