Mỹ cam kết đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông
Ngày 20/7, theo hãng tin Reuters, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ – Đô đốc Scott Swiff xác nhận đã đích thân tham gia chuyến bay trinh sát “thường kỳ” trên chiếc Boeing P-8 Poseidon hôm 18/7 trên biển Đông, đồng thời khẳng định Mỹ cam kết đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực này.
Đô đốc Swiff nhấn mạnh chuyến bay kéo dài gần 7 giờ đã cho phép ông “mục sở thị” các khả năng tác chiến mới của Hạm đội Thái Bình Dương.
Phát biểu tại một cuộc họp báo diễn ra cùng ngày ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc), Đô đốc Swiff nhất mạnh: “Chúng tôi triển khai các lực lượng trong cả khu vực để thể hiện cam kết của Mỹ trong vấn đề tự do hàng hải”.
Tàu nạo vét Trung Quốc đang hoạt động tại vùng quanh Đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông. Hình ảnh từ video do máy bay do thám P-8A Poseidon quay và Hải quân Hoa Kỳ cung cấp ngày 21/5/2015.
Theo những hình ảnh vệ tinh của Mỹ mới được công bố, Trung Quốc đã gần hoàn thành đường băng dài tới 3.000m trên một trong bảy hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng phi pháp trên biển Đông, bất chấp yêu cầu ngừng xây dựng và quân sự hóa những khu vực này của Washington.
Một số chuyên gia phân tích nhận định rằng, sau khi xây dựng xong các công trình quân sự, đường băng, cầu cảng trên các hòn đảo nhân tạo này, Trung Quốc rất có thể sẽ đưa ra những hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài hoạt động xung quanh, thậm chí có thể lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
Video đang HOT
Trước khả năng này, Chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ chỉ ra rằng: “Hiện tồn tại nhiều động lực gây bất ổn tại khu vực, điều này tạo ra sự mơ hồ, thiếu tin tưởng giữa các quốc gia trong khu vực …” nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể. Ông bày tỏ: “Tôi ước có một quả cầu pha lê để nhìn thấy tương lai. Tôi cảm thấy quan ngại trước các động lực hiện đang diễn ra tại khu vực làm phá vỡ các quy tắc chuẩn”.
Trước đó, phát biểu tại Manila (Philippines) hôm 17/7, Đô đốc Swiff tuyên bố Mỹ có khả năng điều động trên 4 tàu tác chiến ven biển “cắm” tại châu Á – Thái Bình Dương để ứng phó với những tình huống bất ngờ, đồng thời khẳng định thái độ hung hăng và ngang ngược của Bắc Kinh trên biển Đông “sẽ không ảnh hưởng gì đến hoạt động của quân đội Mỹ trong khu vực”. Trong khi đó, theo tờ The Wall Street Journal của Mỹ, Nhật Bản có thể sẽ liên kết với Mỹ để tiến hành hoạt động tuần tra thường xuyên ở biển Đông, kể cả các hoạt động chống tàu ngầm, nhằm đảm bảo an ninh khu vực.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF), Đô đốc Katsutoshi Kawano tuyên bố rằng, những hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép gần đây của Trung Quốc đã tạo ra “nguy cơ rất nghiêm trọng” đối với Tokyo. Cho rằng Trung Quốc sẽ còn cứng rắn hơn, và tìm cách mở rộng phạm vi xâm lấn, Ông Kawano nêu rõ: “Tôi cảm thấy xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai, khi Trung Quốc vươn xa hơn chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Do đó nếu có chuyện gì xảy ra, tôi tin rằng tình hình sẽ còn tệ hại hơn”.
Về phía Trung Quốc, đánh giá về chuyến bay trinh sát của Đô đốc Mỹ, trả lời phỏng vấn Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã đánh giá: “Động thái của Mỹ nhằm gửi tín hiệu tới Philippines và cả Đông Nam Á rằng Washington ủng hộ họ”. Vị chuyên gia quân sự này còn cho rằng, động thái của Đô đốc Swiff và truyền thông Mỹ nhằm tuyên truyền cho “thuyết mối đe dọa Trung Quốc” và “tìm cớ để hợp thức hóa việc “xoay trục”".
Nhiều nước ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc Ngày 19/7, người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino, ông Herminio Coloma, khẳng định đã có nhiều nước trên thế giới lên tiếng ủng hộ động thái của Philippines hướng tới một giải pháp hòa bình đối với tranh chấp ở vùng biển Đông. Ông Coloma bày tỏ: “Chúng tôi hoan nghênh sự ủng hộ ngày càng tăng đối với quan điểm của nước chúng tôi”, và nhấn mạnh: “Nhiều quốc gia nhất trí rằng tranh chấp phải thông qua tiến trình pháp lý với tư cách là các bên ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines cho biết Liên minh châu Âu, Australia, Nhật Bản và các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã ủng hộ các bước đi của Manila trong vụ kiện này. Bên cạnh đó, Philippines cũng kêu gọi Ấn Độ cân nhắc vấn đề Biển Đông và ủng hộ nước này trong phiên tòa quốc tế giải quyết tranh chấp biển với Trung Quốc. Bình luận của ông Coloma đưa ra ngay khi Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ công bố những bức ảnh về Đô đốc Swiff trong chuyến bay trinh sát biển Đông hôm 18/7.
Theo Khổng Hà (tổng hợp)
Công an Nhân dân
Trung Quốc từng ép Philippines "thôi kiện rồi mới đàm phán"?
Bắc Kinh từng buộc Manila phải rút đơn kiện liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông mà nước này đã đệ trình lên Tòa án trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) tại La Haye từ đầu năm 2013, như một "điều kiện tiên quyết" để hai bên có thể nối lại các cuộc đàm phán song phương?
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa (trái) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Thông tin trên đã bị Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa phủ nhận trong cuộc họp báo mới đây.
"Không, không có điều kiện tiên quyết như vậy, bởi vì thực tế là chúng tôi đã thông báo Trung Quốc sẽ không chấp nhận hoặc tham gia vào các phiên tòa (xử vụ kiện của Philippines). Vì vậy, phán quyết của trọng tài không liên quan đến chúng tôi. Đây là quyền hợp pháp của Trung Quốc", ông Triệu nói.
Đại sứ Trung Quốc còn nhấn mạnh thêm rằng: "Dường như phía Philippines đã tự đóng cửa đàm phán nhằm bảo đảm cho họ có vị trí vững chắc khi thưa kiện trước tòa án...".
Theo ông Triệu Giám Hoa, Trung Quốc đã luôn cố gắng "mở lại" các kênh đàm phán với Philippines, "nhưng một số người tại Philippines lại sợ rằng, các kênh song phương sẽ làm suy yếu vị trí của họ trước tòa, vì điều kiện tiên quyết để sử dụng cơ chế trọng tài là khi đã cạn kiệt biện pháp và không thể sử dụng được các giải pháp song phương nữa".
Bên cạnh đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines cũng đề nghị Manila "cân nhắc quay trở lại bàn đàm phán", đồng thời hứa hẹn: "cánh cửa đàm phán song phương đã và sẽ vẫn mở, cho đến khi Trung Quốc và Philippines gặp nhau và tìm được một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp".
Biểu tình chống Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông ngay trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Philippines
Trái với những phân trần của đại diện ngoại giao cao nhất của Trung Quốc tại Philippines, Manila sau tất cả, vẫn khẳng định rằng, họ đã phải sử dụng cơ chế trọng tài để giải quyết các tranh chấp trên biển vì đã sử dụng "cạn kiệt các biện pháp chính trị và ngoại giao".
Phát biểu trước tòa án trọng tài thường trực hôm 7/7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario còn tố cáo Trung Quốc đã buộc Philippines phải chấp nhận và công nhận "chủ quyền" của nước này đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, như là "điều kiện tiên quyết" để hai bên có thể ngồi vào bàn đàm phán song phương - một điều kiện phi lý và phi pháp mà Manila sẽ không bao giờ có thể chấp nhận nổi.
Hiện các đại diện pháp lý của Philippines, do luật sư nổi tiếng quốc tế Paul Reichler đứng đầu đã kết thúc phiên điều trần thứ nhất chứng minh tòa án trọng tài thường trực tại La Haye có thẩm quyền tiếp nhận và xét xử hồ sơ kiện của Philippines. Phiên điều trần thứ 2 sẽ được tổ chức vào ngày 13/7 tới.
Phó phát ngôn viên Tổng thống Philippines, thành viên trong đoàn đại biểu Philippines tham dự phiên tòa, bà Abigail Valte cho biết: "Philippines đã chuẩn bị đầy đủ để trả lời một cách tốt nhất những câu hỏi của tòa án trong cuộc điều trần thứ hai" và rằng, việc được quyền điều trần thêm một đợt thứ hai chỉ là một "thủ tục bình thường" và điều đó chứng tỏ 5 thẩm phán của tòa "muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề của vụ kiện".
Theo Linh Phương
PetroTimes
Trung Quốc chấp nhận Mỹ, nhưng phản đối Nhật Bản tuần tra Biển Đông Tướng Zhu Chenghu ngày 29/6 tuyên bố: Mỹ có thể tuần tra ở Biển Đông, nhưng sự hiện diện quân sự của Nhật Bản tại vùng tranh chấp ở khu vực này thì Trung Quốc "không thể chấp nhận". Tướng Zhu Chenghu. (Ảnh: China News) NBC News dẫn lời Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc...