Mỹ cấm các chuyến bay thuê bao của hãng hàng không quốc tế Pakistan
Bộ Giao thông Mỹ vừa quyết định thu hồi giấy phép thực hiện các chuyến bay thuê bao ( charter flight) tới Mỹ của hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA)
Quyết định này được đưa ra dựa trên mối quan ngại của Cục Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) xung quanh bê bối về chất lượng phi công của hãng hàng không quốc tế Pakistan.
Hãng hàng không Pakistan PIA. Ảnh: GeoTV.
Hãng tin Geo News của Pakistan cho biết hãng hàng không quốc tế Pakistan đã xác nhận về lệnh cấm của Mỹ. Hãng hàng không quốc tế Pakistan tiếp tục thực hiện các biện pháp chỉnh đốn nội bộ để giải quyết mối quan ngại an ninh hàng không.
Hồi đầu tháng 7, Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu cũng đã tạm đình chỉ các chuyến bay của hãng hàng không quốc tế Pakistan tới các quốc gia thành viên của khối trong vòng 6 tháng.
Video đang HOT
Trước đó, trong cuộc điều trần trước Quốc hội Pakistan vào ngày 25/6, Bộ trưởng Hàng không Pakistan, ông Guhulam Sarqar Khan, tiết lộ thông tin chấn động rằng có tới 262 phi công trên tổng số 860 phi công Pakistan không tự làm bài kiểm tra mà vẫn có chứng chỉ bay. Các chứng chỉ này do vậy bị coi là giả.
Ngay sau đó, Pakistan đã đình chỉ bay 262 phi công bị nghi ngờ gian lận. Đa số phi công bị cấm bay thuộc hãng hàng không quốc tế Pakistan.
Trung Quốc chuyển 4 UAV vũ trang cho Pakistan
Trung Quốc chuyển 4 máy bay không người lái vũ trang GJ-2 cho Pakistan để bảo vệ căn cứ hải quân tại Gwadar, khi căng thẳng với Ấn Độ gia tăng.
4 máy bay không người lái vũ trang (UCAV) GJ-2, phiên bản quân sự của Dực Long II, được chuyển giao cho Pakistan để bảo vệ Hành lang Kinh tế Pakistan - Trung Quốc và căn cứ mới của hải quân Trung Quốc tại Gwadar, các nguồn thạo tin cho biết ngày 5/7.
Thành phố cảng Gwadar với hơn 90.000 dân, thuộc tỉnh Baluchistan, Pakistan, được coi là "viên ngọc quý" trong gói đầu tư lên tới 60 tỷ USD của Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai và Con đường ở quốc gia Nam Á này. Hành lang kinh tế đề xuất nối Kashgar, Trung Quốc với Gwadar, Pakistan, giáp tuyến vận chuyển dầu khí quan trọng từ Trung Đông đi qua Ấn Độ Dương.
Hoạt động chuyển giao 4 chiếc GJ-2 cùng hai trạm điều khiển mặt đất diễn ra trước kế hoạch hợp tác sản xuất 48 máy bay cùng loại giữa Trung Quốc và Pakistan. Số UCAV trên sẽ thuộc biên chế của lực lượng không quân Pakistan.
Máy bay không người lái Dực Long II tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc ở thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông, tháng 11/2016. Ảnh: Xinhua.
Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu nhiều UAV trinh sát và vũ trang nhất thế giới, với khách hàng chủ yếu ở Tây Á và Trung Đông. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết Trung Quốc đã bàn giao 163 UAV cho hàng chục quốc gia, trong đó gồm Kazakhstan, Turkmenistan, Algeria, Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong năm 2008-2018.
Trung Quốc không áp rào cản nghiêm ngặt khi xuất khẩu UAV, trong khi hoạt động này tại Mỹ phải tuân theo quy trình phức tạp để xác định và điều chỉnh mục đích sử dụng của loại vũ khí này.
Trung Quốc chuyển giao GJ-2 cho Pakistan trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực biên giới của hai nước với Ấn Độ diễn biến phức tạp. Đụng độ tại thung lũng Galwan ở biên giới tranh chấp Ấn - Trung hôm 15/6 đã khiến hàng chục binh sĩ thương vong và làm leo thang đáng kể căng thẳng song phương.
Hành lang kinh tế Pakistan - Trung Quốc nôi hai thành phố Gwadar và Kashgar thuộc Con đường Tơ lụa theo Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đồ họa: Việt Chung.
Khi căng thẳng ở Galwan chưa hạ nhiệt, quân đội Ấn Độ và Pakistan lại đấu súng qua biên giới gần khu vực Kirni và Shahpur, huyện Poonch, vào ngày 2/7. Giới quan sát cho rằng tình thế hiện nay khiến Ấn Độ rất dễ bị rơi vào nguy cơ "lưỡng bề thọ địch".
Hải quân Ấn Độ đang đàm phán với Mỹ để mua biến thể đa năng dành cho hải quân của dòng UAV MQ-9 Reaper. Mẫu UAV này có thể mang theo 4 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire và hai quả bom BGU-12 Paveway II 230 kg. Ấn Độ đang phát triển UAV với khả năng bay ở tầm trung bình trong thời gian dài và dự kiến sản xuất nguyên mẫu Rustom 2 vào cuối năm nay.
Cuộc chiến máy bay không người lái lớn nhất thế giới Trung Quốc bố trí dàn UAV ở Tân Cương Phiến quân Yemen tuyên bố bắn rơi UAV Dực Long do Trung Quốc sản xuất Trung Quốc xuất khẩu nhiều UAV chiến đấu nhất thế giới UAV Trung Quốc 'mất điểm' khi thực chiến ở Trung Đông 53
Ấn Độ và Trung Quốc so kè ở biên giới, nước thứ 3 "ngư ông đắc lợi" với đập thủy điện Chỉ trong vòng vài tháng, Pakistan đã ký kết với Trung Quốc hai dự án xây đập thủy điện ở vùng tranh chấp với Ấn Độ và đây là hai công trình sản xuất điện năng giá trị nhất Trung Quốc đồng ý xây cho Pakistan. Chỉ trong vòng vài tháng, Trung Quốc đã ký kết với Pakistan hai dự án xây đập...