Mỹ: Các văn phòng bầu cử siết chặt an ninh trước thềm bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ
Các quan chức bầu cử lo ngại những rủi ro bạo lực liên quan đến bầu cử trước đây chỉ là giả thuyết giờ đã trở nên thật hơn.
Nhân viên trong các văn phòng bầu cử làm việc sau lớp kính chắn đạn. Ảnh: Reuters
Khi các cử tri tại hạt Jefferson (bang Colorado, Mỹ) đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổ chức vào ngày 8/11 tới đây, họ sẽ bắt gặp lực lượng nhân viên an ninh làm nhiệm vụ bên ngoài những điểm bỏ phiếu đông đúc nhất.
Tại một văn phòng bầu cử ở thành phố Flagstaff ( bang Arizona), kính chống đạn đã được lắp đặt và các cử tri cần ấn chuông để được vào bỏ phiếu. Tại Tallahassee (bang Flordia), các nhân viên bầu cử sẽ kiểm phiếu trong một tòa nhà vừa mới được gia cố bằng các bức tường làm từ chất liệu sợi Kevlar siêu bền.
Lường trước vô số mối đe dọa và hành vi từ các đối tượng quá khích, một số quan chức bầu cử trên khắp nước Mỹ đã bắt tay siết chặt an ninh, đảm bảo công tác bầu cử diễn ra suôn sẻ trước, trong và sau khi cử tri bỏ phiếu.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuters với 30 văn phòng bầu cử, một nửa trong số đó đã tăng cường an ninh với nhiều biện pháp khác nhau, từ cài đặt các nút báo động, lắp đặt thêm hệ thống camera giám sát đến thuê thêm nhân viên bảo vệ.
Tại các văn phòng bầu cử ở các bang chiến địa, giới chức thể hiện rõ nhu cầu cải thiện mức độ an ninh. Mặc dù kết quả khảo sát của hãng tin Reuters không nói lên mức độ lan rộng của động thái siết chặt an ninh nhưng đây cũng thể hiện một phần các quan chức bầu cử đang phản ứng ra sao trước các mối đe dọa tại các khu vực có kết quả bầu cử mang tính quyết định.
Tại các địa phương, các quan chức bầu cử cho biết họ đang phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan thực thi pháp luật để ứng phó nhanh chóng trong trường hợp xảy ra hỗn loạn. Các nhân viên đã được huấn luyện để giảm thiểu xung đột và ẩn náu, trốn thoát khi có người nổ súng.
Video đang HOT
Máy quay an ninh được lắp đặt ngoài các văn phòng bầu cử. Ảnh: Reuters
Theo Tammy Patrick – một cố vấn cấp cao tại Quỹ Dân chủ, một nhóm công ích phi đảng phái, những rủi ro bạo lực liên quan đến bầu cử trước đây chỉ là giả thuyết giờ đã trở nên ngày một thật hơn. “Khả năng những hành vi quá khích có thể xảy ra dần tăng lên”, bà Tammy nhấn mạnh.
Tại hạt Champaign (bang Illinois), thư ký bầu cử Aaron Ammons muốn lắp đặt máy dò kim loại tại văn phòng của mình.
Phát biểu trước quốc hội Mỹ hồi tháng 8, Ammons cho biết anh và vợ đã nhận được những tin nhắn nặc danh đe dọa mạng sống của con gái họ trước khi cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra. Ammons còn nói rằng gần đây, nhà của gia đình đã bị một người nào đó quay lén.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đã điều tra hơn 1.000 tin nhắn gửi đến các nhân viên bầu cử kể từ cuộc bầu cử năm 2020, trong đó có hơn 100 tin nhắn có khả năng bị truy tố. Cho đến nay đã có 7 trường hợp bị buộc tội. Bản án đầu tiên dành cho một đối tượng nam giới ở Nebraska. Người này đã nhận phán quyết 18 tháng tù giam vì đe dọa một quan chức bầu cử.
Nhân viên được huấn luyện đảm bảo an toàn trong khi tổ chức bầu cử. Ảnh: Reuters
Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Tư pháp Brennan, có đến 1/5 nhân viên bầu cử tại Mỹ bày tỏ họ khó có thể tiếp tục công việc cho đến năm 2024, khi người Mỹ sẽ một lần nữa đi bỏ phiếu một lần nữ để bầu tổng thống. Căng thẳng, các cuộc tấn công của chính trị gia và đến thời hạn nghỉ hưu là những nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc.
Omar Sabir, một trong ba ủy viên bầu cử của Philadelphia, cho biết thành phố này đã tăng mức lương cho nhân viên làm việc trong ngày bầu cử từ 120 USD lên 250 USD lên để thúc đẩy tuyển dụng. Bản thân Omar cũng từng nhận những lời đe dọa tính mạng vào năm 2020.
Một trong những thách thức mà các quan chức bầu cử gặp phải trong quá trình siết chặt an ninh là nguồn viện trợ từ chính phủ liên bang.
Amy Cohen, người đứng đầu Hiệp hội Bầu cử Quốc gia cho biết theo Bộ Tư pháp và An ninh Nội địa Mỹ, năm nay sẽ có quỹ đảm bảo an ninh văn phòng bầu cử, nhưng số tiền đó sẽ được phân bổ cho sở cảnh sát địa phương và những cơ quan chức năng có liên quan.
Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp cho biết Lực lượng Đặc nhiệm Chống Đe dọa Bầu cử của cơ quan này đã làm việc kể từ khi ra mắt vào năm 2021 để phân bổ nguồn viện trợ liên bang cho các văn phòng bầu cử địa phương nhằm tăng cường an ninh, và thúc giục Quốc hội cung cấp thêm nhiều khoản viện trợ như vậy.
Để chi trả cho các biện pháp tăng cường an ninh, một số văn phòng bầu cử địa phương đã cắt giảm chi phí cho những công việc khác. Văn phòng hạt Jefferson đã cắt giảm chi phí gửi thư cho cử tri để trả tiền cho 4 nhân viên an ninh làm nhiệm vụ tại 4 điểm bỏ phiếu đông đúc nhất.
Trung Quốc chỉ trích phát biểu của 2 ứng cử viên thủ tướng Anh
Hôm 26-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên tiếng chỉ trích những phát biểu tiêu cực của 2 ứng cử viên thủ tướng Anh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - Ảnh: SCMP
Theo Hãng tin Bloomberg, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc tiêu cực từ phía ông Rishi Sunak và bà Liz Truss, hai ứng cử viên sáng giá cho vị trí thủ tướng Anh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Triệu Lập Kiên - cho biết Trung Quốc quyết liệt phản đối những phát ngôn của các chính khách Anh.
Theo ông Triệu, phát biểu của ông Sunak và bà Truss có tính chất cường điệu hóa, đồng thời thể hiện sự vô trách nhiệm khi xem "Trung Quốc là mối đe dọa".
Ông Triệu nhấn mạnh: "Trung Quốc sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào về việc bầu cử đang diễn ra tại Anh, vì đó là việc nội bộ của nước này. Tuy nhiên, các chính khách cần tự đưa ra giải pháp của riêng mình, thay vì chỉ trích Trung Quốc để tranh cử".
Trước đó, cả ông Sunak và bà Truss đều tuyên bố họ sẽ đưa ra những chính sách cứng rắn với Trung Quốc nếu trở thành thủ tướng Anh.
Cả hai ứng cử viên đều xem Trung Quốc là "mối đe dọa số một" với an ninh của Anh nói riêng và thế giới nói chung, Bloomberg thông tin.
Cuối tuần qua, cựu bộ trưởng Tài chính Anh, ông Sunak đã cáo buộc Trung Quốc có hành vi đánh cắp công nghệ và xâm nhập vào các trường đại học tại đây.
Cựu bộ trưởng Tài chính đồng thời cam kết cấm tất cả hoạt động của 30 Viện Khổng Tử tại Anh nếu trở thành thủ tướng tiếp theo.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Liz Truss cũng bày tỏ dấu hiệu cứng rắn với Trung Quốc. Trong đó, bà Truss cho biết sẽ thẳng tay dẹp bỏ các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc tại Anh như Tik Tok Inc nếu như tranh cử vị trí thủ tướng thành công.
Khoảng 6 tuần nữa, "chiếc ghế nóng" cho vị trí thủ tướng Anh sẽ được hé lộ, tuy nhiên cả hai ứng cử viên đều cho thấy những chính sách cực kỳ cứng rắn với Trung Quốc trong thời gian tới, Hãng tin Bloomberg bình luận.
Mỹ: Đám cháy ở bang Arizona lan rộng, thiêu rụi hơn 110 km2 rừng Các đám cháy này đã khiến nhiều người dân ở phía Bắc thành phố Flagstaff thuộc bang Arizona và các cộng đồng dân cư gần đó phải sơ tán, trong khi nhiều người khác trong tình trạng sẵn sàng rời nhà bất cứ lúc nào. Khói bốc lên từ đám cháy rừng ở bang Arizona, Mỹ ngày 6/6/2021. Ảnh tư liệu: ABC/TTXVN Hệ...