Mỹ: Các thị trường tiền tệ bằng đồng USD đứng trước những thách thức
Lãi suất khoản vay ngắn hạn bằng đồng USD được hạ xuống 0% và âm, do chương trình mua tài sản của Fed, lượng tiền mặt của Bộ Tài chính giảm và tiền gửi ngân hàng chuyển vào các quỹ thị trường tiền tệ.
Các thị trường tiền tệ bằng đồng USD đứng trước những thách thức đang bóp méo cung cầu và những tác động này sẽ lớn hơn khi Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng trần nợ trở lại.
Lãi suất khoản vay ngắn hạn bằng đồng USD được hạ xuống 0% và âm, do chương trình mua tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), lượng tiền mặt của Bộ Tài chính giảm và tiền gửi ngân hàng được chuyển vào các quỹ thị trường tiền tệ.
Việc áp dụng trần nợ trở lại vào cuối tháng Bảy tới sau khi dừng vào năm 2019 cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt mà Bộ Tài chính Mỹ có thể nắm giữ.
Video đang HOT
Việc áp dụng trần nợ trở lại sẽ buộc Bộ Tài chính Mỹ giảm số dư tiền mặt xuống các mức gần với mức trước đó là khoảng 120-130 tỷ USD, so với mức 924 tỷ USD hiện nay.
Điều này sẽ tăng lượng tiền mặt được đưa vào thị trường, trong khi đồng thời làm giảm nguồn cung tiền do việc thanh toán hóa đơn.
Trong khi các nhà chiến lược của JPMorgan Securities là Teresa Ho, Alex Roever và Ryan Lessing dự báo chênh lệch cung và cầu hiện là khoảng 585 tỷ USD, con số này có thể sẽ tăng.
Nhà chiến lược về lãi suất tại Mỹ của TD Securities, Gennadiy Goldberg, cho rằng quá nhiều tiền mặt được dồn vào nhà ở và không có đủ các sản phẩm đầu tư. Trần nợ sẽ khiến các vấn đề mà Bộ Tài chính phải giải quyết thêm nghiêm trọng.
Các vấn đề trên nếu kéo dài sẽ buộc Fed phải can thiệp để duy trì sự kiểm soát đối với thị trường ngắn hạn, đặc biệt là mục tiêu chính sách chủ chốt là lãi suất cho vay.
Fed có thể đã thực hiện các biện pháp thông qua những thay đổi đối với các thỏa thuận mua lại đảo ngược qua đêm.
Tháng trước, Fed đã yêu cầu Fed tại New York tăng mức trần của các thỏa thuận như vậy từ 30 tỷ USD lên 80 tỷ USD, một động thái có thể ngăn chặn việc lãi suất ngắn hạn giảm xuống mức thấp hơn.
Tỷ giá USD hôm nay 6/4: USD chưa thể bứt phá
Tỷ giá USD hôm nay (6/4) chững lại trong mối lo ngại sự hồi phục không đồng đều sau đại dịch COVID-19 giữa các nước sẽ ảnh hưởng tới kinh tế thế giới nói chung.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,64 điểm.
USD chững lại do nhiều người lo ngại sự hồi phục không đồng đều sau đại dịch COVID-19 giữa các nước sẽ ảnh hưởng tới kinh tế thế giới nói chung.
USD chững lại.
Đầu tuần, báo cáo chỉ số quản lý thu mua (PMI) của khu vực tư nhân về tình hình các đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ trong tháng 3 và tháng 2 sẽ là trọng tâm của thị trường.
Sau đó, giới đầu tư sẽ hướng sự chú ý về số liệu đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp vào thứ Năm (8/4). Sau con số ấn tượng của bảng lương phi nông nghiệp vào tuần trước, thị trường có thể chấp nhận phần nào sự gia tăng tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, dữ liệu này cần giữ dưới mức 800.000 để tránh xảy ra những tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ.
Cuối tuần, báo cáo lạm phát trong lĩnh vực bán buôn cho tháng 3 tại Mỹ sẽ được công bố. Theo các chuyên gia, sự nhạy cảm của thị trường đối với lạm phát vẫn còn hiện hữu.
Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 5/4, tỷ giá USD/VND ở nhiều ngân hàng phổ biến quanh mức: 22.980 đồng/USD và 23.160 đồng/USD (mua - bán).
Cụ thể, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.980 đồng/USD và 23.160 đồng/USD. Vietinbank: 22.985 đồng/USD và 23.185 đồng/USD. ACB: 23.000 đồng/USD và 23.160 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/4: USD suy yếu tiếp Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/4 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế suy yếu phiên thứ 2 liên tiếp sau vài phiên tăng mạnh. Nỗi lo về những chính sách mới của chính quyền ông Joe Biden khiến đồng bạc xanh giảm. Đầu phiên giao dịch 1/4 trên thị trường Mỹ (đêm 1/4 giờ Việt Nam), chỉ...