Mỹ bổ sung 2 tỷ USD viện trợ cho Kiev, Nga cảnh cáo NATO và Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vừa chính thức công bố gói viện trợ mới, trị giá 2 tỷ USD cho Ukraine, đồng thời khẳng định Washington sẽ sát cánh cùng Kiev “chừng nào họ còn cần”.
Theo CNN, gói viện trợ mới sẽ bao gồm nhiều đạn dược hơn cho các bệ phóng đa tên lửa HIMARS và pháo binh, các máy bay không người lái (UAV) và thiết bị chống UAV.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: Reuters
Không giống các gói viện trợ khác, vốn rút thiết bị quân sự trực tiếp từ kho dự trữ của Mỹ, gói viện trợ mới thuộc Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine (USAI) và thông qua việc ký hợp đồng thu mua khí tài với các nhà sản xuất. Gói viện trợ này dự kiến sẽ không thể đến tay Ukraine một cách nhanh chóng, nhưng là một phần của cam kết lâu dài nhằm tiếp tục cung cấp cho Kiev vũ khí sát thương và không sát thương.
Phát biểu nhân tròn 1 năm xảy ra xung đột Nga – Ukraine hôm nay (24/2), ông Austin mô tả chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow là “ mối đe dọa cấp bách nhất đối với an ninh châu Âu kể từ khi Thế chiến II kết thúc”.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận, Ukraine đang đối mặt nhiều thách thức do các cuộc tập kích thường xuyên của Nga. Song, ông khẳng định, Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục chuyển giao khí tài và trang thiết bị Kiev cần trong xung đột.
Nga cảnh báo NATO và Ukraine về Transnistria
Video đang HOT
Cùng ngày 24/2, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Moscow sẽ coi bất kỳ hành động nào của Ukraine hoặc phương Tây tạo nên mối đe dọa đối với các công dân hoặc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Transnistria, vùng ly khai thuộc Moldova, là sự tấn công nhằm vào xứ sở bạch dương.
Theo đài RT, các nhà ngoại giao Nga trích dẫn dữ liệu từ Bộ Quốc phòng cáo buộc, Kiev đang tập trung số lượng đáng kể binh sĩ cùng khí tài và pháo binh ở biên giới với Transnistria. Moscow cảnh báo Ukraine, Mỹ và các nước thành viên thuộc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thực hiện “bất kỳ bước đi mạo hiểm nào nữa” tại đây.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, Moscow ủng hộ các biện pháp “chính trị và ngoại giao” để giải quyết vấn đề, nhưng “các lực lượng vũ trang Nga sẽ đáp trả phù hợp trước bất kỳ động thái khiêu khích nào” của Ukraine và các đồng minh.
Cả Mỹ, NATO và Ukraine đều chưa lên tiếng phản hồi trước đe dọa mới của Nga.
Tổng thống Ukraine nói có thể kết thúc xung đột trong năm 2023
Phát biểu qua video trực tuyến trước các quan khách dự sự kiện ở Berlin, Đức hôm 24/2 nhân kỷ niệm 1 năm xảy ra chiến sự Nga – Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, Kiev có thể chấm dứt cuộc xung đột trong năm nay.
Nhìn lại một năm đã qua, ông Zelensky lạc quan về việc Ukraine có đủ sức mạnh để giành chiến thắng “trong sự đoàn kết, quả cảm và kiên định”. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng cảm ơn Đức và tất cả các đồng minh đã luôn sát cánh và ủng hộ đất nước ông.
Mỹ kiên định trong việc hỗ trợ Kiev, 10.000 tên lửa từ Pakistan sẽ 'bay' đến Ukraine?
Ngày 11/2, cả Mỹ và Ukraine đều cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã thảo luận về các ưu tiên, trong đó có phòng không và pháo binh, cho cuộc họp sắp tới của các đồng minh Kiev tại Brussels (Bỉ).
Pakistan cung cấp vũ khí cho Ukraine. Hình ảnh các thành viên của quân đội Ukraine bắn một khẩu lựu pháo của Đức gần Bahmut, vùng Donetsk. (Ảnh: Marko Đurica/Reuters)
Sau khi đảm bảo cam kết về hàng loạt xe tăng chiến đấu hiện đại, bao gồm cả M1 Abrams của Mỹ, Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh, Tổng thống Volodymyr Zelensky và các quan chức Kiev khác đã hối thúc đồng minh đưa máy bay chiến đấu đến Ukraine.
Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine sẽ nhóm họp vào ngày 14/2 tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau cuộc họp ngày 20/1 tại Căn cứ không quân Ramstein ở Đức, vốn có ý nghĩa quan trọng liên quan quyết định điều xe tăng tới Ukraine.
Người phát ngôn của Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Patrick Ryder thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Ukraine là Lloyd Austin và Oleksii Reznikov đã thảo luận về tầm quan trọng của việc cung cấp những thiết bị tiềm năng được cam kết sớm nhất có thể.
Sau cuộc điện đàm, ông Reznikov nhấn mạnh: "Mỹ kiên định trong việc hỗ trợ Ukraine. Hai bên còn thảo luận về tình hình ở tiền tuyến".
Trang Economic Times cho hay, Pakistan sẽ thông qua một cảng của Đức và tuyến đường Ba Lan, để vận chuyển tên lửa sử dụng cho các bệ phóng đa nòng ở Ukraine.
Theo các nguồn thạo tin, trước đó trong tháng, Pakistan đã điều động nguồn cung tên lửa từ cảng Karachi và dự kiến sẽ qua cảng Emden của Đức để tới Ukraine.
Theo nguồn tin, hơn 10.000 tên lửa được dùng trong các bệ phóng đa nòng Grad đã được chuyển đi.
Tháng trước, công ty vận tải Project Shipping ở Karachi đã chuyển 46 container cho Nhà máy vũ khí Pakistan. Sau đó, nhà máy này đã gửi lô hàng gồm 50.000 mặt hàng quốc phòng qua cảng Karachi.
Các công ty quốc phòng có mặt ở một số quốc gia Đông Âu có chung đường biên giới với Ukraine đã nổi lên như một cửa ngõ để chuyển các thiết bị quân sự được sản xuất tại Pakistan.
Trong khi đó, nhà cung cấp vũ khí DMI Associates, có trụ sở tại Islamabad, đã hợp tác làm việc với các công ty quốc phòng được thành lập ở Đông Âu để chuyển các đơn đặt hàng của quân đội Ukraine. Đổi lại các nguồn cung cấp quân sự, Ukraine hỗ trợ Pakistan nâng cấp trực thăng Mi-17.
Một công ty Ukraine chuyên sản xuất tua-bin khí công nghiệp hàng hải và động cơ máy bay đã hỗ trợ nâng cấp các máy bay trực thăng của Pakistan.
Quan chức cho rằng, mặc dù Pakistan đề nghị Nga cung cấp dầu giá rẻ trong bối cảnh nước này chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế song quốc gia Nam Á vẫn thường xuyên cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nhà Trắng ra thông báo quan trọng liên quan tới việc cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine Theo Nhà Trắng, bất cứ quốc gia nào đều có thể đưa ra quyết định độc lập trong việc chuyển giao máy bay chiến đấu phương Tây cho Ukraine. Điều phối viên phụ trách Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby. Ảnh: AFP/TTXVN Website của Nhà Trắng ngày 10/2 (theo giờ Mỹ), đã đăng tải nội dung...