Mỹ bổ nhiệm đại sứ đầu tiên đến Cuba sau nửa thế kỷ
Mỹ bổ nhiệm Jeffrey DeLaurentis, quan chức ngoại giao hàng đầu của Washington ở Havana, làm đại sứ đầu tiên tại Cuba trong nửa thế kỷ.
Vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama và ông Jeffrey DeLaurentis tại thủ đô Havana, Cuba, hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.
“Bổ nhiệm đại sứ là bước đi hướng đến quan hệ bình thường và hiệu quả hơn giữa hai nước”, AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ngày 27/9 trong một thông báo.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố hai nước bình thường hóa quan hệ vào tháng 12/2014. Washington cùng Havana sau đó thực hiện nhiều biện pháp để hàn gắn sau hơn nửa thế kỷ thù địch.
Video đang HOT
Ông Obama đã tới thăm Cuba và nới lỏng một phần lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt từ năm 1962. Các chuyến bay giữa hai nước được phép hoạt động trở lại, du thuyền có thể đi từ Miami, bang Florida, đến Havana. Nhiều công ty Mỹ bắt đầu hoạt động ở Cuba.
DeLaurentis từng làm việc ở Bogota và Liên Hợp Quốc trước khi đến Cuba. Việc bổ nhiệm DeLaurentis, cần được Thượng viện thông qua, có thể vấp phải sự phản đối dữ dội từ quốc hội Mỹ, nơi có các nhà lập pháp người Mỹ gốc Cuba tìm kiếm sự ủng hộ từ địa phương bằng cách phản đối chính sách của Obama.
Như Tâm
Theo VNE
Tương lai quan hệ Cuba - Mỹ: Thời mới với vướng mắc cũ
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Cuba đã mở ra một thời kỳ quan hệ mới cho hai nước.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi cạnh Chủ tịch Cuba Raul Castro xem một trận đấu bóng chày ở Havana ngày 22.3.2016 - Ảnh: Reuters
Thời kỳ mới thể hiện ở chỗ quá trình bình thường hóa quan hệ chính thức đã tiến triển nhanh chóng và đạt kết quả tích cực, động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng và những thành quả quan trọng này đang ngày thêm bền vững và khó có thể bị đảo ngược. Tuy nhiên, những vướng mắc cũ lâu nay đã theo cùng vào thời kỳ mới.
Những vướng mắc chính là chính sách của Mỹ trừng phạt Cuba áp dụng từ năm 1962, là căn cứ hải quân Mỹ ở Guantanamo thuộc lãnh thổ Cuba, là sự khác biệt quan điểm trong các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và chính sách đối ngoại nói chung.
Chuyến đi của ông Obama khắc phục những trở ngại về chính trị và tâm lý chung trong quan hệ giữa hai nước, mở ra cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư, nhưng chưa đủ để hai bên cùng nhau vượt qua những vướng mắc nói trên.
Trong những thập niên trước đây, sự thù địch của Mỹ đối với Cuba mang tính chất ý thức hệ và có động cơ là ý thức hệ. Trong thực chất, sự đối địch về ý thức hệ này chưa phải đã hết cùng với việc hai nước nối lại quan hệ ngoại giao. Nay hai bên sử dụng thời kỳ quan hệ mới để có phương cách và công cụ mới nhằm thực hiện và bảo toàn lợi ích cơ bản của mình.
Ông Obama đã có cách tiếp cận rất thực tế với quyết định bình thường hóa quan hệ với Cuba. Phía Cuba cũng tỏ ra rất thức thời khi tận dụng cơ hội để bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Vướng mắc cũ còn kìm chân cả hai bên trong thời mới.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Quay lại tổ chức OAS: Lợi bất cập hại Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố nước này sẽ không trở lại Tổ chức Các quốc gia châu Mỹ (OAS). Chủ tịch Cuba Raul Castro dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 của Hiệp hội các nước Caribbean (ACS) ngày 4.6 ở thủ đô Havana. REUTERS Chủ tịch Cuba đồng thời khẳng định Cuba luôn ủng hộ Venezuela và cá nhân...