Mỹ bỏ lại kho vũ khí 85 tỷ USD cho Taliban
Một nghị sĩ đảng Cộng hòa tiết lộ Taliban đã tiếp cận số khí tài quân sự trị giá 85 tỷ USD do Mỹ để lại sau khi lực lượng này lên nắm quyền ở Afghanistan.
Các tay súng Taliban tuần tra ở Kabul, Afghanistan (Ảnh: AP).
Theo hãng tin Telegraph , Jim Banks, nghị sĩ đảng Cộng hòa và là cựu quân nhân Hải quân Mỹ, cho biết Taliban đang tiếp cận số khí tài quân sự trị giá 85 tỷ USD và dữ liệu sinh trắc học của những người Afghanistan đã hỗ trợ quân đội Mỹ trong suốt 20 năm qua.
“Taliban hiện nắm trong tay số trực thăng Black Hawk nhiều hơn 85% quốc gia trên thế giới”, ông Banks nói trong một bài phát biểu tại Washington tuần này.
Ông Banks cho biết số khí tài quân sự trị giá 85 tỷ USD mà Mỹ để lại sau khi rút khỏi Afghanistan gồm 75.000 phương tiện, 200 máy bay và trực thăng cùng 600.000 vũ khí nhỏ và vũ khí hạng nhẹ.
Ngoài ra, Taliban còn thu giữ kính nhìn ban đêm, áo chống đạn, vật tư y tế cũng như thiết bị sinh trắc học lưu trữ dấu vân tay, quét mắt và thông tin tiểu sử của những người Afghanistan từng hỗ trợ Mỹ và liên quân do Mỹ dẫn đầu trong suốt 20 năm qua.
Nghị sĩ Banks giải thích, ông biết rõ số khí tài quân sự mà Mỹ để lại Afghanistan vì trước đây ông từng đảm nhận việc bán thiết bị quân sự nước ngoài, mua các thiết bị cho Mỹ, sau đó chuyển giao cho các lực lượng Afghanistan.
Video đang HOT
Ông Banks cũng chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden vì không có kế hoạch thu hồi số khí tài quân sự trên sau khi rút khỏi Afghanistan.
“Chính quyền này không có kế hoạch lấy lại số vũ khí đó. Nếu bất kỳ vũ khí nào hoặc thiết bị quân sự nào được sử dụng để gây hại, gây thương tích, hoặc giết chết một người Mỹ ở thời điểm này hoặc bất kỳ thời điểm nào trong tương lai, trách nhiệm thuộc về Tổng thống Joe Biden”, ông Banks tuyên bố.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan sau một đợt tiến công nhanh chóng từ cuối tháng 5 khi Mỹ và đồng minh bắt đầu rút phần lớn lực lượng quân sự tại đây.
Chính phủ và quân đội Afghanistan đã sụp đổ nhanh chóng trước đà tiến công của Taliban. Do vậy, Taliban đã chiếm được một kho vũ khí khổng lồ mà binh sĩ Afghanistan bỏ lại. Phần lớn đây là vũ khí được Mỹ cung cấp cho Afghanistan trong 20 năm qua.
Giới chức Mỹ lo ngại số vũ khí này có thể khiến Taliban gia tăng các hành động bạo lực ở Afghanistan hoặc chuyển vũ khí cho các nhóm cực đoan khác. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng cảnh báo mối đe dọa từ việc Taliban chiếm được số vũ khí lớn, trong đó có hàng trăm xe bọc thép, máy bay, trực thăng và đặc biệt lo ngại là khoảng 100 tên lửa phòng không vác vai.
Sau khi nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul từ ngày 15/8, Taliban tuyên bố đã triển khai một đơn vị tinh nhuệ với thiết bị công nghệ cao để bảo đảm an ninh tại các địa điểm ở thủ đô Afghanistan.
Các kênh tuyên truyền của Taliban đã phát đoạn phim về một đơn vị được gọi là “Lữ đoàn Badri 313″, nói rằng họ sẽ có mặt trên đường phố Kabul và bảo vệ dinh tổng thống. Hình ảnh từ đoạn phim cho thấy các chiến binh Taliban đội mũ bảo hộ hiện đại, đeo kính râm, mặc áo chống đạn và cầm những khẩu súng trường tương tự của lực lượng quân sự Afghanistan.
Dấu hiệu Taliban "nuốt lời" sau khi lên nắm quyền
Có những dấu hiệu cho thấy Taliban không giữ cam kết về việc không trả thù những người thuộc chính quyền cũ hoặc đảm bảo quyền của phụ nữ Afghanistan, sau khi lực lượng này lên nắm quyền.
Một đơn vị tinh nhuệ của Taliban trên đường phố Kabul hôm 20/8 (Ảnh: New York Times).
Tuần trước, sau khi bao vây Kabul và gần như nắm chắc trong tay chiến thắng trước lực lượng chính phủ, Taliban đã ra lệnh cho các chiến binh không tiến quân ồ ạt vào thủ đô để đảm bảo chuyển giao quyền lực hòa bình. Các chỉ huy của Taliban tuyên bố sẽ không trả thù người của chính quyền cũ cũng như người đã làm việc cho các lực lượng Mỹ, NATO tại Afghanistan và sẵn sàng "ân xá" cho bất kỳ ai chống lại lực lượng này trong 20 năm qua.
Trong suốt một tuần, Taliban hứa hẹn nhiều đến mức khi được hỏi về việc đảm bảo cam kết không truy xét quá khứ, một phát ngôn viên của Taliban gắt gỏng với các phóng viên rằng: "Các bạn muốn ngày nào cũng phải tuyên bố ân xá sao?".
Trong cuộc phỏng vấn ngày 17/8, người phát ngôn Taliban Zabiullah Mujahid đã lộ diện sau 20 năm "giấu mặt", sẵn sàng nhận mọi câu hỏi từ truyền thông Afghanistan và quốc tế. Taliban cho phép cuộc phỏng vấn được phát sóng toàn thế giới, không có bất kỳ rào cản hay sàng lọc nào.
Các cam kết của Mujahid rất rõ ràng, bao gồm công bố lệnh ân xá, xóa bỏ lo ngại lớn nhất của các nước phương Tây về việc biến Afghanistan thành nơi tập trung của các nhóm khủng bố để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công nhằm vào phương Tây.
Taliban kêu gọi các tổ chức viện trợ nước ngoài ở lại. Taliban cũng cam kết tôn trọng các quyền của phụ nữ trong "khuôn khổ của đạo Hồi".
20 năm trước, khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan, trẻ em gái không được đến trường, còn phụ nữ hầu hết không được đi làm. Họ cũng phải mặc áo trùm kín người và bị trừng phạt nặng nề nếu vi phạm quy định.
Giờ đây, Mujahid sẵn sàng trả lời phỏng vấn với một nữ nhà báo chỉ mang khăn trùm đầu thay vì trang phục trùm kín. Tất cả những điều này đều cho thấy Taliban đang xây dựng hình ảnh mới, ôn hòa và thân thiện hơn trong mắt người dân Afghanistan và cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, tại sân bay quốc tế ở Kabul, đám đông vẫn hỗn loạn ngoài cổng để chờ cơ hội đi sơ tán. Họ sợ hãi trước chính quyền mới do Taliban nắm quyền và sẵn sàng rời đi với chỉ vài bộ quần áo trên lưng.
Biển quảng cáo có hình phụ nữ bị bôi đen bên ngoài cơ sở làm đẹp ở Kabul sau khi Taliban kiểm soát thủ đô (Ảnh: Getty).
Trong nhiều thập niên, Taliban không chỉ nhắm mục tiêu vào quân đội và cảnh sát của chính phủ Afghanistan mà còn cả các quan chức chính phủ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền và những người có tầm nhìn về Afghanistan khác với tầm nhìn của Taliban.
Mặc dù nhiều người Afghanistan nằm trong diện được "ân xá" của Taliban, nhưng họ vẫn đang sống trong tâm trạng sợ hãi. Họ từng biết đến quá khứ "khét tiếng" của Taliban, theo dõi thông tin từ các khu vực mà Taliban đã chiếm được trong những tuần và những tháng gần đây, hay nghe tin từ những người thân của họ tại các thành phố rơi vào tay Taliban, về những hành động cứng rắn, những lời đe dọa hay hạn chế chặt chẽ quyền của phụ nữ.
Hồi tháng 5, một video đã ghi lại vụ hành quyết hàng loạt binh sĩ Afghanistan ở phía bắc đất nước ngay cả khi họ đã đầu hàng. Một tháng sau, ở khu vực phía nam, các tay súng Taliban đã tiến hành lục soát từng nhà và trả đũa nhiều người.
Khi Taliban tiếp quản các thành phố ở Afghanistan gần đây, một số trường đại học đã đóng cửa với nữ sinh. Một số trường khác được mở cửa nhưng các lớp học được phân loại theo giới tính. Các tay súng Taliban đã yêu cầu những người phụ nữ làm việc tại ngân hàng về nhà vì cho rằng nam giới có thể thay thế vị trí của họ. Truyền thông Afghanistan đưa tin ở một số tỉnh phía nam, bao gồm cả Ghazni, âm nhạc đã bị cấm vào tuần trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát.
Khi Taliban dần ổn định việc kiểm soát thủ đô Kabul, cảm giác của người dân về việc bị đe dọa trong thành phố ngày càng tăng. Những phụ nữ làm việc cho đài truyền hình nhà nước nhận được thông báo thôi việc. Một số phụ nữ còn bị hành hung vì không mặc trang phục trùm kín người.
Taliban cũng bị cáo buộc lùng sục các ngôi nhà ở Kabul. Một số người nói rằng người thân đã bị hành hung và bị bắt giữ. Ở bên ngoài Kabul, có thông tin tiết lộ rằng các tay súng Taliban đã sát hại người thân của một nhà báo, sau khi họ không tìm thấy nhà báo này ở nhà.
Vì sao Mỹ bỏ lại kho vũ khí lớn khi rút khỏi Afghanistan? Trước khi rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ đã phá hủy một phần vũ khí tại đây do lo ngại chúng rơi vào tay Taliban. Tuy vậy, số vũ khí còn lại vẫn đáng kể và một lượng lớn đã bị Taliban chiếm giữ. Các tay súng Taliban lái một xe quân sự Humvee do Mỹ sản xuất trên đường phố Kabul ngày 16/8...