Mỹ bỏ cấm vận vũ khí nhằm khẳng định chiến lược xoay trục châu Á
Việc ký hiệp ước quân sự mới với Philippines và mới đây là bãi bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam cho thấy chính quyền Mỹ khẳng định quyết tâm xoay trục về châu Á, cho dù phải đối phó những bất ổn ở Trung Đông.
Một chiếc máy bay MV-22 Osprey cất cánh từ tàu đổ bộ USS Makin Island của Hải quân Mỹ ngày 16.8.2014. Chính quyền Mỹ cam kết xoay trục về châu Á để bảo vệ các lợi ích của Mỹ và đồng minh trước sự trỗi dậy và các hành vi quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông – Ảnh: Reuters
Theo AP, khi Mỹ dần rút khỏi các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, nước này đang dồn mối quan tâm về chính trị và quân sự sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực này.
Giữa các bất ổn diễn ra ở Trung Đông, sự lớn mạnh của Nga và phiến quân IS, thì căng thẳng đang gia tăng ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông khiến Mỹ phải nỗ lực đối phó với sự trỗi dậy của một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Tổng thống Obama không đề cập đến mối quan tâm về châu Á, hay nhấn mạnh về chiến lược xoay trục châu Á trong bài diễn văn đối ngoại hồi tháng 5.2014, nhưng chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược này bắt đầu từ lúc ông Obama nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào năm 2009. Khởi đầu là ký hiệp ước hợp tác giữa Mỹ với ASEAN.
Mỹ đã chấm dứt cô lập Myanmar hàng thập kỷ sau khi nước này cải cách dân chủ. Nay Mỹ đưa ra lập trường ngoại giao gay gắt hơn để chống lại các hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông và tiến hành một số bước cụ thể để củng cố khả năng phòng thủ của các đồng minh. Đó là ký hiệp ước quân sự 10 năm với Philippines, cho phép lính Mỹ được bố trí có thời hạn ở các căn cứ quân sự của nước này.
Tương tự Philippines, Việt Nam cũng đang đối phó với các hành vi quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, mới nhất là việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam đầu tháng 5.2014 và cho tàu đâm húc các tàu Việt Nam.
Video đang HOT
Ngày 2.10 qua, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ hàng hải.
Sự kiện này cho thấy Mỹ không vội giúp tăng khả năng quốc phòng của Việt Nam, lẫn không muốn trực tiếp tham gia vào cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng Mỹ có lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định, và hỗ trợ trang bị để các nước khu vực tăng khả năng tự vệ và ngăn chặn xâm lược.
Thượng nghị sĩ John McCain, người ủng hộ chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền Obama và thúc đẩy việc gỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, đã nói rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm này củng cố sự hợp tác quốc phòng và mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Tuy nhiên, cố vấn chính sách đối ngoại của thượng nghị sĩ McCain, ông Chris Brose nói rằng Mỹ vẫn phải thuyết phục châu Á rằng việc xoay trục là có thể trở thành hiện thực, do nhiều nước đồng minh của Mỹ ở châu Á nghi ngờ điều này.
“Câu hỏi đặt ra không phải là liệu Mỹ đang làm gì. Rõ ràng là Mỹ có làm. Vấn đề là liệu những gì Mỹ đang làm có ảnh hưởng đến các tính toán của Trung Quốc hay không”, ông Brose nhận xét.
Theo Tin Nóng
Mỹ sẽ giúp đỡ Việt Nam tuần tra và tự vệ trên biển Đông
Ria Novosti bình luận, Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
CNN ngày 2/10 đưa tin, Mỹ sẽ giảm bớt một số hạn chế về mua bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo sau hội đàm giữa Ngoại trưởng John Kerry với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Sự thay đổi này được giới hạn trong phạm vi các vũ khí liên quan đến an ninh hàng hải, đó là một bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ. Trước đó Washington duy trì đầy đủ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Psaki, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, mối quan hệ an ninh Việt - Mỹ vẫn đang được đánh giá liên tục. Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến động thái nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương sau những hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Reuters ngày 2/10 gọi việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam là động thái lịch sử sau 40 năm kết thúc chiến tranh. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết danh mục các loại vũ khí cụ thể sẽ được đánh giá trên từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu từ phía Việt Nam.
Washington sẽ tập trung vào việc giúp đỡ Việt Nam tuần tra và tự vệ trên Biển Đông trong bối cảnh những thách thức ngày càng gia tăng từ sự phát triển của hải quân Trung Quốc. Trong số vũ khí này có thể bao gồm tàu và các hệ thống phòng không.
"Đây là bước đầu tiên rất quan trọng và sẽ tạo đà cho hợp tác trong tương lai. Những gì sửa đổi trong chính sách này cho phép chúng tôi hỗ trợ Việt Nam phát triển khả năng tự bảo vệ mình trong bối cảnh sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông ngày cang tăng", một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters.
Các quan chức Mỹ cũng khẳng định, Washington không mong đợi bất kỳ phản ứng mạnh mẽ nào từ Trung Quốc trong việc Mỹ giúp đỡ Việt Nam nâng cao khả năng phòng thủ. "Đây không phải là một động thái chống Trung Quốc", một quan chức cho biết.
Quan chức điều hành ngành công nghiệp Mỹ xem Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn cho các thiết bị của họ cũng như hỗ trợ chiến lược quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo cổng thông tin điện tử Nhà Trắng, trong chuyến công du Washington lần này Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh còn hội kiến với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan E.Rice. Hai bên nhắc lại cam kết mạnh mẽ phát huy đầy đủ tiềm năng của quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ thông qua tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế, ngoại giao, quốc phòng và đối thoại nhân dân.
Bà Rice cũng đã thảo luận với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về cách thức tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực mà hai bên có lợi ích chung, bao gồm an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, chống phổ biến vũ khí hạt nhân và hợp tác đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Về những căng thẳng gần đây trên Biển Đông, Cố vấn Rice nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ với mọi hành động cưỡng chế, đồng thời đề cao sự cần thiết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các cơ chế pháp lý liên quan.
Đưa tin về sự kiện này, hãng thông tấn Nga Ria Novosti bình luận, Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi Nga vẫn dẫn đầu trong danh sách nhà cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam với hợp đồng bán tàu ngầm Kilo và máy bay chiến đấu Sukhoi.
Tháng trước Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Bộ trưởng Thương mại Nga Victor Evtukhov tuyên bố, Moscow đang có kế hoạch cung cấp 2 chiếc chiến đấu cơ Sukhoi Superjets cho Việt Nam, hai nước cũng đã đồng ý hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu, kỹ thuật và công nghiệp nhẹ.
Theo Giáo Dục
Mỹ dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí với Việt Nam Mỹ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam để giúp cải thiện an ninh hàng hải vào ngày 2/10. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) và người đồng cấp Mỹ John Kerry "Bộ Ngoại giao đã tiến hành các bước cho phép chuyển giao các điều khoản quốc phòng liên quan...