Mỹ: Biểu tình bạo lực ngày thứ 5 liên tiếp
Đêm 7-12 (giờ địa phương), tại bang California, Mỹ, các cuộc biểu tình bạo lực bước sang ngày thứ 5 liên tiếp liên quan đến cái chết của một người đàn ông da màu bị cho là do một cảnh sát da trắng “khóa cổ” tới chết. Thậm chí, nhiều người quá khích đã đập phá, đốt đồ đạc, cướp bóc tài sản của một số cửa hàng buộc cảnh sát phải bắn hơi cay để xử lý.
ảnh minh họa
Trong khi đó, cảnh sát thành phố Seattle (Mỹ) đã bắt giữ 13 người biểu tình quá khích đã ném đá, chai lọ và tấn công cảnh sát bằng đạn cao su. Tại New York, tình hình có vẻ yên bình hơn vì trước đó 1 ngày, hôm 6-12, cảnh sát thành phố này đã bắt giữ khoảng 300 người vì các hành vi gây rối trật tự.
Trong một diễn biến khác, ngày 7-12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, Washington sẽ không xem xét lại chính sách giải cứu công dân bị bắt làm con tin ở nước ngoài bất chấp chỉ trích về 3 lần thất bại trong chiến dịch giải cứu các con tin Mỹ bị các phần tử khủng bố giam giữ trong thời gian qua. “Tôi không nghĩ có điều gì đó cần xem xét và rà soát lại quy trình của chúng tôi, vì chúng tôi đã làm hết sức có thể”, ông Hagel nói.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Ông Carter chính thức được để cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ngày 5/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cử cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, 60 tuổi, làm Bộ trưởng Quốc phòng mới thay ông Chuck Hagel vừa từ nhiệm cuối tháng trước.
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Carter sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng thứ tư của Tổng thống Obama.
Nhiều nghị sỹ của cả hai đảng đã lên tiếng ủng hộ quyết định đề cử ông Carter. Theo kế hoạch, quyết định đề cử ông Carter sẽ được Thượng thông qua sớm nhất vào đầu năm tới.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng sẽ tham gia nhóm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama với trọng trách tìm hướng giải quyết những vấn đề nổi cộm, trong đó có cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, cuộc khủng hoảng ở Ukraine và chính sách "xoay trục sang châu Á".
Trong tuyên bố ngay sau khi được đề cử, ông Carter cam kết nếu được Thượng viện thông qua, ông sẽ đưa ra những đề xuất chiến lược và chân thành nhất cho Tổng thống Obama.
"Tôi cam kết sẽ cho ngài những đề xuất chiến lược tốt nhất", ông Carter khẳng định với Tổng thống Obama tại buổi lễ bổ nhiệm không có mặt ông Hagel.
Trong nhiều năm qua, ông Carter đã đảm nhận nhiều vị trí cấp cao tại Lầu Năm Góc, nhưng khá trầm trước báo giới. Ông từng kinh qua các vị trí Thứ trưởng Quốc phòng (2011-2013), Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton. Ông cũng là người phụ trách hoạt động mua bán vũ khí của Lầu Năm Góc giai đoạn 2009-2011.
Ông Carter trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho chức Bộ trưởng Quốc phòng sau khi cựu Thứ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy bất ngờ xin rút khỏi danh sách ứng cử.
Ông được trông đợi sẽ trở thành đầu mối quan trọng giữa Nhà Trắng và các tướng lĩnh Lầu Năm Góc trong bối cảnh Tổng thống Obama cương quyết hạn chế can thiệp quân sự vào các diễn biến ở nước ngoài sau hai cuộc chiến tốn kém tại Iraq và Afghanistan.
Ông Aaron David Miller - một học giả làm việc tại Trung tâm Woodrow Wilson - cho rằng với tính cách và năng lực của mình, ông Carter có thể khiến các cuộc thảo luận về an ninh diễn ra suôn sẻ hơn nhưng điều đó không có nghĩa việc hoạch định chính sách sẽ không có nhiều trở ngại.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã tuyên bố từ chức sau 2 tuần thảo luận căng thẳng với Tổng thống Obama về chiến lược đối phó với IS. Ông Hagel không có mặt tại buổi lễ công bố đề cử cho ông Carter nhưng khẳng định ủng hộ ông Carter lên kế nhiệm mình.
Vũ Anh
Theo Dantri/AP
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đối mặt với thách thức lớn Bình luận về thông tin Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến bổ nhiệm cựu quan chức Ashton Carter làm Bộ trưởng Quốc phòng, tờ "Thời báo Tài chính" (Anh) ngày 2/12 cho rằng ông chủ mới của Lầu Năm Góc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nổi lên từ cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS)... ......