Mỹ biến “pháo đài bay” B-52 thành siêu máy bay tối tân
Việc nâng cấp hoàn chỉnh sẽ giúp B-52 phục vụ thêm 20 năm nữa trong quân đội Mỹ với các tính năng cực kì tối tân.
Số vũ khí của “pháo đài bay” B-52.
B-52 là cỗ máy chiến tranh thực sự hiệu quả với sải cánh 56 mét, trọng lượng tải 80 tấn và có thể di chuyển với vận tốc cận âm ở độ cao 15 km.
Không quân Mỹ đang lên kế hoạch hiện đại hóa hàng loạt máy bay lỗi thời của mình, tiêu biểu trong số đó là “pháo đài bay” B-52 với hơn 50 năm lịch sử hoạt động. Việc cải tiến này được cho là giúp B-52 có thể tiếp tục được sử dụng tới năm 2040.
Nâng cấp vũ khí
Chiếc máy bay này có thể bay cao 15 km.
Video đang HOT
Nhiệm vụ đầu tiên cần thực hiện trên chiếc B-52 là nâng cấp hệ thống vũ khí không đối không. Máy bay B-52 rất mạnh về ném bom chiến lược nhưng dễ bị máy bay khác tấn công. Ngoài ra, khả năng chở thêm vũ khí cũng là điều rất quan trọng.
Eric Single, giám đốc phòng “Tấn công toàn cầu” trả lời tờ Scout Warrior rằng việc nâng cấp mới sẽ giúp B-52 chở tới 8 quả bom J-serie thay vì 6 trên mỗi cánh. Khi đó, máy bay B-52 sẽ chở được những loại tên lửa tấn công và đánh chặn với độ chính xác cao nhất.
“Nâng cấp lần này giúp tăng 66% khả năng chở vũ khí của B-52. Con số này là rất lớn. Hãy tưởng tượng B-52 có thể tấn công nhiều mục tiêu hơn, nhiều địa điểm hơn với ít số lần cất cánh hơn”, Eric nói. Ngoài ra, chuyên gia này khẳng định nâng cấp khả năng chứa vũ khí giúp giảm thiểu nhiên liệu cần dùng do bom không phải treo ngoài cánh.
Một phần quá trình nâng cấp kho vũ khí của máy bay B-52 sẽ hoàn tất vào năm 2017. Khi đó, máy bay sẽ chở theo tên lửa đánh chặn và tên lửa tầm xa. Tới năm 2022, B-52 sẽ được trang bị tên lửa MALD-J có khả năng chống nhiễu. Dự kiến chi phí nâng cấp là 313 triệu USD.
Nâng cấp hệ thống liên lạc, điện tử
Tầm hoạt động 8.000 km.
Ngoài vũ khí, B-52 sẽ được tăng cường khả năng tác chiến điện tử, hệ thống liên lạc, máy tính trong khoang lái để giúp xử lý được kho vũ khí mới mang theo, chuyên gia Eric nói.
8 chiếc B-52 đã được cải tiến hệ thống liên lạc mang tên “Công nghệ truyền thông mạng tác chiến” (CONECT). Đây là một sự nâng cấp đáng kể giúp các máy bay có thể truyền tin với nhau trực tiếp trên trời mà không cần thông qua sở chỉ huy mặt đất.
“Thay vì có được thông tin muộn từ 15 tới 20 tiếng, máy bay liên lạc với nhau cung cấp thông tin tình báo chuẩn xác theo từng phút”, Eric chia sẻ. Chuyên gia này nhận định, phương thức liên lạc mới giúp thay đổi khả năng tác chiến và hiệu quả hơn nhiều trong chiến đấu.
Với khả năng của B-52 chuyên thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ mặt đất thì hệ thống liên lạc mới giúp ích rất nhiều cho “pháo đài bay” trong bối cảnh các tình huống tác chiến mặt đất có thể thay đổi liên tục.
Ngoài ra, không quân Mỹ lắp đặt hệ thống màn hình màu, máy chủ, modem đời mới để đảm bảo phi công có được những thông tin quan trọng và cần thiết nhất với hình ảnh rất sống động. Dự kiến, việc nâng cấp CONECT sẽ tốn 1,1 tỉ USD và hoàn thành vào năm 2021.
Theo Danviet
Mỹ không có tiền mua động cơ mới cho máy bay B-52
Ngân sách của Mỹ không còn khoản nào để mua sắm dòng động cơ mới giúp tiết kiệm nhiên liệu và đơn giản hóa bảo dưỡng cho phi đội B-52.
Phó tư lệnh không quân Mỹ Stephen Wilson thừa nhận trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ hôm 7/2 rằng không quân Mỹ không có tiền để mua sắm phiên bản nâng cấp động cơ của máy bay ném bom B-52, theo Sputnik.
Động cơ Pratt & Whitney TF33-P-3 nâng cấp sẽ giúp không quân Mỹ tiết kiệm một khoản tiền lớn và tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu cũng như rút ngắn quy trình bảo dưỡng máy bay B-52. "Nếu có ngân sách, chúng tôi sẽ làm như vậy, nhưng chúng tôi không có tiền", tướng Wilson nói.
Xét theo quan điểm vận hành, thay thế các động cơ cũ kỹ của B-52 là điều rất hợp lý, bởi mỗi giờ bay của B-52 hiện có chi phí lên tới 69.708 USD.
Một lý do khiến không quân Mỹ thiếu ngân sách chính là các cuộc chiến đang diễn ra trên khắp thế giới. "Việc liên tục phải tham chiến, trong khi ngân sách thiếu ổn định khiến không quân trở thành lực lượng có quy mô nhỏ nhất, lạc hậu và kém sẵn sàng chiến đấu nhất hiện nay của Mỹ", tướng Wilson cho biết.
Máy bay B-52 hạ cánh xuống căn cứ. Ảnh: Wallpaper Safari.
Hồi tháng 1, một chiếc B-52 đã gặp sự cố rơi động cơ trong khi bay huấn luyện. Dù máy bay trở về căn cứ an toàn, vụ việc khiến nhiều người lo ngại về tính an toàn và khả năng vận hành liên tục của dòng oanh tạc cơ chiến lược già cỗi này.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Máy bay B-52 Mỹ bị rơi động cơ khi bay tập Một động cơ của máy bay ném bom B-52 bị rơi trong chuyến bay tập ngày 4.1. Tuy nhiên phi công đã cho máy bay hạ cánh an toàn. Máy bay B-52 có đến 8 động cơ phản lựcKhông quân Mỹ Sự cố xảy ra đối với chiếc B-52 của Không đoàn máy bay ném bom số 5 ở căn cứ không quân...