Mỹ bí mật lập căn cứ tại biên giới Iraq-Syria, nã hỏa lực vào IS
Trong một tháng qua, Mỹ đã bí mật lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Iraq, ngay sát biên giới Syria, để nã hỏa lực vào các tay súng nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS đang “nhăm nhe” tràn qua biên giới.
Căn cứ Um Jurius (Ảnh: NPR)
Theo trang tin NPR, trong tháng qua, Mỹ đã bí mật lập căn cứ quân sự mang tên Um Jurius. Đây là một căn cứ đơn giản, được trang bị các xe thiết giáp, hệ thống lều trại cắm ngay trên sa mạc phía bắc Iraq, cùng dàn hỏa lực hùng hậu.
Căn cứ của Mỹ chỉ cách biên giới Syria chưa đầy 2 km và theo yêu cầu của chính phủ Iraq, Washington đang “chĩa” hệ thống pháo binh vào các tay súng IS ở Iraq đang ý định tràn qua Syria.
“Chúng đang tìm kiếm các tay súng cực đoan khác, để tái lập nhóm khủng bố và gây ra mối đe dọa”, Tướng Walter Piatt, Phó Tư lệnh quân đội Mỹ tại Iraq, cho hay.
Căn cứ Um Jurius nằm tại tỉnh Nineveh. Các quân nhân và lính thủy đánh bộ đồn trú tại đây là một phần trong 5.000 binh lính Mỹ đang đóng quân tại Iraq, chủ yếu hoạt động với vai trò đào tạo và tham mưu cho lực lượng Iraq.
Trong một tháng vừa qua, khoảng 150 quân nhân Mỹ đã được triển khai tới Um Jurius từ các căn cứ Fort Hood (Texas) và Twentynine Palms (California). Đây là căn cứ có sự hiện diện của các lực lượng Mỹ và Iraq. Um Jurius được phân loại là căn cứ hỏa lực, vì căn cứ được trang bị hệ thống pháo nhằm hỗ trợ lực lượng mặt đất, trong trường hợp này là lực lượng Iraq và lực lượng do Mỹ hậu thuẫn ở Syria.
Hiện thời, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ ủng hộ đang tấn công vào sào huyệt của IS ở bờ sông Eupharates. Trong quá khứ, Mỹ từng dựng nhiều căn cứ tạm thời nhằm hỗ trợ hỏa lực pháo binh cho các lực lượng mặt đất và không quân. Sự xuất hiện của những căn cứ này cũng đóng vai trò nhất định trong việc quân đội Syria quét sạch “bóng đen” khủng bố IS ra khỏi thánh địa Mosul, Iraq năm ngoái.
Căn cứ Um Jurius được xây dựng trên sa mạc Trung Đông, vì vậy các binh sĩ Mỹ phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên lên tới hơn 43 độ C vào ban ngày. Điều kiện vật chất cũng khó khăn, vì vậy họ luôn cố gắng thích nghi để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, theo NPR.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Video đang HOT
Nuốt không trôi, người Kurd trả Raqqa cho chính quyền Syria?
Theo giới truyền thông Syria, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nòng cốt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) sẽ trao trả Raqqa cho chính quyền Syria.
SDF sẽ trao trả Raqqa cho chính quyền Syria?
Tờ báo Ả rập có trụ sở ở Anh là Araby al-Jadeed đưa tin vào ngày 1 tháng 7 rằng, Hội đồng Dân chủ Syria (SDC) - cánh chính trị của Lực lượng Dân chủ Syria, hiện đang đàm phán với chính phủ Damascus để chuẩn bị bàn giao thành phố Raqqa cho SAA kiểm soát.
Thành phố Raqqa rơi vào tay IS năm 2014 và trở thành trung tâm đầu não của nhóm khủng bố này tại Syria. SDF được liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu hậu thuẫn từ tháng 6 tấn công Raqqa, nơi IS thường lên kế hoạch cho các cuộc tấn công ở nước ngoài.
SDF tuyên bố đã "giải phóng" hoàn toàn Raqqa từ tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vào ngày 17 tháng 10 năm 2017 sau một chiến dịch tấn công kéo dài gần nửa năm, với sự hậu thuẫn của chiến đấu cơ của Liên minh do Mỹ đứng đầu, khiến hầu hết thành phố bị phá hủy.
Vào hồi tháng 10.2017, khi các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn tuyên bố đã giải phóng hoàn toàn Raqqa khỏi tay phiến quân IS, chính quyền Syria tuyên bố "không công nhận Raqqa đã được giải phóng".
Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố rằng, Raqqa vẫn đang bị chiếm đóng bất hợp pháp và khu vực này chỉ được gọi là "hoàn toàn giải phóng" khi nó nằm dưới sự kiểm soát của Quân chính phủ Syria. Và Syria sẽ không cho phép bất cứ thế lực nào chiếm đóng trái phép lãnh thổ đất nước.
Sự chiếm đóng của người Kurd cũng dẫn đến sự tức giận của những người dân Ả rập địa phương, đặc biệt là trong bối cảnh liên minh do Mỹ lãnh đạo không hỗ trợ bất kỳ nỗ lực phục hồi nào trong thành phố bị chiến tranh tàn phá, bất kể những tuyên bố của Mỹ, trong khi đó, người Kurd lại là lực lượng chiếm đóng thành phố này.
Những mâu thuẫn càng ngày càng lớn lên giữa lực lượng người Kurd và người Ả rập bản địa.
Trong tháng 5, thành phố Raqqa đã chứng kiến một số cuộc biểu tình chống lại lực lượng SDF do người Kurd thống trị, bất chấp việc lực lượng này được Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Nếu SDF không trả Raqqa, xung đột giữa giữa SAA và YPG do Mỹ hậu thuẫn sớm muộn cũng sẽ xảy ra
Sau đó vào ngày 23 tháng 6, lực lượng an ninh của SDF (Asayish) đã phát động một chiến dịch an ninh chống lại nhóm phiến quân đối lập là Lữ đoàn Thuwar al-Raqqa thuộc Quân đội Syria Tự do (Free Syrian Army - FSA) cũng do Hoa Kỳ hậu thuẫn và thành công trong việc dập tắt sự chống đối của nhóm này, sau khi trục xuất lãnh đạo của nó.
Theo al-Araby al-Jadeed, việc trung lập hóa Lữ đoàn Thuwar al-Raqqa là một trong những yêu cầu chính của chính phủ Damascus. Tờ báo Ả rập ở Anh nói thêm rằng, các nhà hoạt động ủng hộ chính phủ ở Raqqa hiện đang chuẩn bị nền tảng để bàn giao thành phố cho chính phủ.
Vào ngày 30 tháng 6, cánh truyền thông Hezbollah ở Syria đã báo cáo rằng, người dân địa phương của bộ lạc Ả Rập Abu Shaaban đã nâng cờ Syria lên một số tòa nhà quan trọng bên trong Raqqa. Điều này có thể xác nhận tính chính xác trong tuyên bố al-Araby al-Jadeed.
Nếu một sự phát triển như vậy diễn ra, việc bàn giao thành phố Raqqa cho chính phủ Damascus sẽ là một sự phát triển lớn và một dấu hiệu mạnh mẽ khác về sự cải thiện mối quan hệ giữa Damascus và SDF. Điều này cũng sẽ xác nhận rằng chính quyền Hoa Kỳ đang tìm cách rút khỏi Syria sớm.
SDF không trao trả cũng không được
Mỹ và SDF đã dựng cờ, lấy khẩu hiệu "chống khủng bố IS" để tung quân đánh chiếm các tỉnh phía Bắc Syria.
Thực ra, tham vọng của họ cũng rất lớn, nếu giữ được các vùng đất đã đánh chiếm được từ tay IS thì họ sẽ giữ, còn nếu không giữ được thì họ sẽ lấy nó làm con bài mặc cả với chính quyền Syria.
Không thể phủ nhận rằng, SDF, hay nói chính xác hơn là người Kurd đã xây dựng được một hình ảnh tương đối tốt đối trong con mắt cộng đồng quốc tế, thông qua cuộc chiến chống khủng bố. Đây là điều rất có lợi cho tham vọng giành quyền tự trị hoặc thậm chí là giành quyền độc lập của họ.
Hiện nay, IS đã gần như sụp đổ, cục diện cuộc chiến chống khủng bố IS coi như đã hoàn tất, cục diện hỗn loạn ở Syria có thể rẽ sang bước ngoặt mới là hòa bình và hòa giải dân tộc. Cho đến thời điểm này, có thể nói rằng, người Kurd đã hoàn tất sứ mệnh mà họ tự tuyên bố.
Trả lại Raqqa là một sự lựa chọn rất khó khăn nhưng người Kurd nên hiểu là "Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar".
Nếu YPG trao trả lại các vùng đất đã chiếm được từ tay IS thì họ sẽ trở thành một dân tộc anh hùng đối với đất nước Syria, những thành công mà họ đã đạt được sẽ được tưởng thưởng xứng đáng trong quá trình xây dựng một thể chế chính trị và một cơ cấu điều hành đất nước mới.
Còn ngược lại, nếu họ nghe lời Mỹ, khăng khăng chiếm giữ các vùng đất đang kiểm soát thì họ sẽ cũng sẽ trở thành một "IS mới", tất cả công lao gây dựng hình ảnh sẽ trôi sông đổ bể hết và thậm chí các vùng đất đã kiểm soát được cũng dễ bị thu hồi lại như người Kurd Iraq; đồng thời, tương lai về một quyền tự trị rộng rãi hơn cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Thứ hai là: Sự chống đối của người Ả rập
Trong thời gian qua, việc quản lý những vùng đất đã chiếm được từ tay IS là điều không hề dễ dàng đối với người Kurd, nhất là sự chống đối của người Ả rập bản địa.
Hồi đầu tháng 6 vừa qua, các nhà lãnh đạo của hơn 70 bộ lạc Ả Rập Syria đã tổ chức một hội nghị rất lớn vào ngày 2.6, tại thị trấn Deir Hafer thuộc tỉnh Aleppo, để biểu thị quyết tâm đứng ở bên Quân đội Ả Rập Syria (SAA), sẵn sàng tham gia chống lại các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp hay Mỹ trên lãnh thổ Syria.
Đại diện các bộ lạc Syria đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh sự phản đối của bộ lạc mình đối với "bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào ở Syria không được chính quyền Syria phê chuẩn hoặc không liên kết với chính quyền Damascus".
Trong thời gian qua, sự bất mãn của những người dân địa phương bùng phát bởi tức SDF "luôn hành xử như những kẻ xâm lược ngoại bang chiếm đóng lãnh thổ Syria"; hơn nữa, các cơ quan tự quản địa phương của SDF và YPG do người Mỹ chỉ định không giải quyết nổi các vấn đề nhân đạo.
Trước đây, người Kurd chỉ hiện diện ở một phần tỉnh al-Hasakah và Aleppo chứ chưa bao giờ có chỗ đứng ở Raqqa và Deir Ezzor - những vùng đất có những mỏ dầu lớn nhất Syria. Người Ả rập sẽ không cam tâm tình nguyện dâng nguồn vàng đen béo bở của họ cho người Kurd.
Các nhà quan sát tin rằng, "hội nghị đoàn kết với chính quyền Damascus" ở Deir Hafer thể hiện sự bất mãn của cộng đồng người Ả rập đối với "sự cai trị" của SDF trên địa bàn cư trú truyền thống của họ. Đây sẽ là khó khăn nhất đối với SDF nếu họ muốn nắm giữ các vùng đất này.
Syria có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa người Kurd và người Ả rập để tác động, gây ra xung đột nội bộ giữa khối quân Ả rập và người Kurd thuộc SDF; đồng thời cũng khoét sâu mâu thuẫn giữa người Ả rập và người Kurd, nhằm thúc đẩy người Kurd buộc phải trao trả Raqqa lại cho mình.
Nhận định:
Với những vấn đề nổi cộm này, việc SDF hay nói thẳng ra là người Kurd "buông" Raqqa cũng là điều dễ hiểu.
Dĩ nhiên là trong quyết định của người Kurd cũng sẽ có những mục đích nhất định của Mỹ và những điều kiện gây khó khăn cho chính quyền Syria, nhưng không có thành công nào là dễ dàng, hy vọng chính quyền Syria sẽ có đủ kiên nhẫn và khôn khéo để giành lại được những phần lãnh thổ đã mất.
Theo Thiên Nam (Báo Đất Việt)
Tiêm kích Iraq hủy diệt cuộc họp chỉ huy IS, diệt 45 phiến quân Quân đội Iraq tiến hành đợt không kích chớp nhoáng trên lãnh thổ Syria, tiêu diệt nhiều chỉ huy cao cấp của IS. Tiêm kích F-16 Iraq xuất kích trong một nhiệm vụ năm 2016. Ảnh: AFP. "Tiêm kích F-16 Iraq thực hiện thành công đợt không kích nhằm vào cuộc họp của các chỉ huy tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)...