Mỹ: Bệnh nhân Covid-19 đã được ghép phổi như thế nào?
Các bác sĩ phẫu thuật ở Chicago đã ghép lá phổi mới cho một phụ nữ trẻ bị tổn thương phổi nghiêm trọng do virus corona.
Hình ảnh X-quang này cho thấy ngực của bệnh nhân COVID-19 ở độ tuổi 20 trước khi phải ghép phổi do tổn thương phổi nghiêm trọng từ virus corona, tại Bệnh viện Ký ức Tây Bắc ở Chicago (trái).
Các bác sĩ cho biết virus corona đã làm cho phổi của người phụ nữ bị đen, đầy các lỗ (phải) và gần như dính chặt vào thành ngực của bệnh nhân
Chỉ có một trường hợp Covid-19 khác, ở Trung Quốc và châu Âu, đã được ghép phổi.
Các bác sĩ nói rằng bệnh nhân, một phụ nữ gốc Tây Ban Nha ở độ tuổi 20, “khá khỏe mạnh” trước khi bị nhiễm virus, mặc dù bệnh nhân đã dùng một loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch để điều trị một chứng bệnh nhẹ trong năm trước.
Sau khi bị ốm hai tuần, bệnh nhân phải đặt máy thở và máy tim phổi nhân tạo vào ngày nhập viện, và đã nằm viện gần hai tháng trước khi được phẫu thuật vào thứ Sáu tuần trước.
Ca mổ kéo dài 10 giờ đã diễn ra hết sức khó khăn vì virus đã khiến phổi của bệnh nhân cô đầy những lỗ và gần như dính chặt vào thành ngực, bác sĩ Ankit Bharat, người thực hiện ca phẫu thuật, cho biết.
Bệnh nhân tiếp tục phải dùng máy thở và ECMO trong khi cơ thể phục hồi, nhưng nhìn chung cô gái có cơ hội sống bình thường.
“Chúng tôi dự đoán cô ấy sẽ hồi phục hoàn toàn”, bác sĩ Rade Tomic, giám đốc y tế chương trình ghép phổi của bệnh viện cho biết.
“Bệnh nhân đã tỉnh táo, mỉm cười, gặp gia đình qua Facetime”, BS Bharat nói.
Danh tính của bệnh nhân được giữ kín, nhưng BS Bharat cho biết gần đây cô đã chuyển từ Bắc Carolina đến Chicago để sống cùng bạn trai.
Bệnh nhân vốn khá khỏe mạnh nhưng tình trạng đã xấu đi nhanh chóng sau khi phải nhập viện vào cuối tháng Tư.
Mặc dù ban đầu Covid-19 chủ yếu được coi là bệnh của người già và bệnh mãn tính, nhưng rất nhanh người ta đã thấy nó không tha cho người trẻ.
Người phụ nữ trẻ nằm trong số gần 40% bệnh nhân nhập viện là người trẻ – dưới 55 tuổi.
Bệnh nhân đã nhập viện hơn 6 tuần trước – và hầu như phải nằm trong phòng hồi sức tích cực (ICU) tại Bệnh viện Ký ức Tây Bắc.
Hầu hết bệnh nhân phải nằm 10 đến 12 ngày trong ICU và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân dùng máy thở là 80% trong thời gian đỉnh dịch ở Mỹ.
Các bác sĩ đã phải sử dụng cả máy thở và máy oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO) cho bệnh nhân.
“Trong nhiều ngày, cô ấy là người bệnh nặng nhất trong ICU Covid -19 và có thể là trong cả bệnh viện”, bác sĩ Beth Malsin, một chuyên gia về chăm sóc phổi và hồi sức tích cực tại bệnh viện, người đã tham gia điều trị cho bệnh nhân cho biết.
Lo lắng, đội ngũ y tế của cô đã theo dõi bệnh nhân trong nhiều tuần.
Nhìn chung, tỷ lệ tử vong trong trường hợp người trẻ tuổi mắc virus corona là thấp. Tại thành phố New York tính đến tuần này, chỉ có khoảng 0,02% bệnh nhân virus corona trong độ tuổi từ 18 đến 44 tử vong vì căn bệnh này.
Ngay cả các chuyên gia hàng đầu vẫn còn bối rối về lý do tại sao một số người trẻ tuổi bị bệnh nặng và chết vì bệnh.
Một lý do đang được các nhà khoa học trên thế giới khám phá là di truyền. Nghiên cứu gần đây cho thấy phần ADN quyết định nhóm máu cũng có thể liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng nặng.
Đáng chú ý, sau 6 tuần, người bệnh đã hết virus – nhưng phổi bị tổn thương nặng nề.
“Ghép phổi là cơ hội duy nhất để cô ấy sống sót”, bác sĩ Bharat nói.
Khi bệnh nhân đã được xét nghiệm chắc chắn âm tính với virus, các bác sĩ đã đưa bệnh nhân vào danh sách ghép hai phổi và tìm thấy phổi phù hợp trong vòng 48 giờ.
“Có rất nhiều lần, cả ngày lẫn đêm, nhóm chúng tôi phải phản ứng nhanh chóng để giúp cô ấy nhận được oxy và hỗ trợ các cơ quan khác để đảm bảo rằng chúng đủ sức khỏe cho ca mổ và khi cơ hội đến”, bác sĩ Maksin nói.
“Một trong những thời điểm phấn khởi nhất là khi xét nghiệm đầu tiên trở lại âm tính và chúng tôi có dấu hiệu đầu tiên cho thấy bệnh nhân có thể đã sạch virus để đủ điều kiện ghép”.
Bác sĩ Ankit Bharat (ảnh, năm 2014) đã thực hiện ca ghép phổi kéo dài 10 giờ cho bệnh nhân nữ bị tổn thương phổi nghiêm trọng do coronavirus, tại Bệnh viện Ký ức Tây Bắc.
Phổi chỉ chiếm 7% trong số gần 40.000 ca ghép tạng của Mỹ năm ngoái. Chúng thường khó tìm và bệnh nhân phải đợi hàng tuần trong danh sách ghép.
Chỉ một số ít ca ghép phổi đã được thực hiện trên bệnh nhân coronavirus trên toàn thế giới.
Bệnh nhân Chicago ở trong tình trạng xấu, với các dấu hiệu cho thấy tim, thận và gan bắt đầu suy, vì vậy cô nhanh chóng được đưa lên trên trong danh sách chờ ghép.
Nếu tiến hành ghép sớm hơn, các bác sĩ phẫu thuật sẽ có nguy cơ phơi nhiễm với virus cao, cũng như nhiễm bẩn phòng mổ, có thể tạo điều kiện cho virus lây lan nhanh hơn nữa trong toàn bệnh viện.
Khi kíp mổ cắt bỏ lá phổi bị bệnh của bệnh nhân, họ đã thấy cơ quan này bị tổn thương nặng nề. Phổi của người bệnh bị đen, bị xẹp với những lỗ thủng và hư hại do xuất huyết.
Bất chấp tiên lượng xấu, bệnh nhân đã vượt qua ca mổ và mặc dù sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để giữ cho cơ thể không từ chối lá phổi mới, dự kiến bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn và sống một cuộc sống bình thường. .
“Chúng tôi muốn các trung tâm ghép tạng khác biết rằng trong khi quy trình ghép ở những bệnh nhân này khá khó khăn về mặt kỹ thuật, nó có thể được thực hiện một cách an toàn và nó mang lại cho bệnh nhân Covid-19 bị bệnh nan y một lựa chọn khác để sống sót”, BS Bharat nói.
'Ám ảnh' với video thực tế ảo mô phỏng bên trong phổi của bệnh nhân nhiễm COVID-19
Một bác sĩ phẫu thuật đã tạo ra mô hình thực tế ảo (VR) của phổi người nhiễm coronavirus mới từ các dữ liệu thực tế.
Theo các báo cáo, người nhiễm coronavirus mới (COVID-19) có các triệu chứng chính là sốt, ho và có đờm. Và dựa vào các dữ liệu thực tế và công nghệ đồ họa máy tính ba chiều, mới đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học George Washington đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để tìm hiểu những tổn hại trên cơ thể do virus corona mới gây ra.
Trong video mô phỏng, bạn có thể thấy các mô phổi khỏe mạnh màu xanh lam và mô phổi bị nhiễm virus có màu vàng.
Video VR minh họa phổi người nhiễm Covid-19.
"Có một sự tương phản rõ rệt như vậy giữa mô phổi bất thường (bị nhiễm virus) và mô phổi liền kề khỏe mạnh hơn", tiến sĩ Keith Mortman, trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực tại bệnh viện này cho biết. " Và đó là một sự tương phản đến nỗi bạn không cần chứng chỉ bác sĩ đa khoa để hiểu những hình ảnh này... Tổn thương do virus gây ra mà chúng ta thấy không bị cô lập với bất kỳ phần nào khác của phổi. Đây là tổn thương nghiêm trọng cho cả hai lá phổi."
Mô hình thực tế ảo nói trên được đồng phát triển bởi tiến sĩ Keith Mortman và Surgical Theater, phần mềm của một công ty VR về y tế. Trước đây, bác sĩ Mortman đã sử dụng phần mềm này để cố gắng hình dung các khối u bằng dữ liệu từ bệnh nhân.
Phổi của bệnh nhân. Vùng màu xanh mờ là phổi bình thường và vùng bị nhiễm bệnh được vẽ màu vàng.
Khu vực chấn thương mở rộng ra ngoài tới vô số các nhánh của phế quản.
Mô hình VR này được tạo ra dựa trên dữ liệu thực tế như quét CT bệnh nhân.
Vì là mô hình VR, nên có thể quan sát phổi từ bên trong phế quản.
Bạn có thể thấy rõ rằng toàn bộ phổi đã bị phá hủy bởi COVID-19, chứ không chỉ một phần.
"Khi chúng tôi hình dung phổi của bệnh nhân COVID-19 bằng phần mềm, chúng tôi thấy rằng phổi cho thấy các tổn thương nhanh và tiến triển, đòi hỏi mức độ điều trị cao hơn cả máy thở", Mortman nói. "Sau đó, bệnh nhân được điều trị bằng máy tạo oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) để đưa máu trong tĩnh mạch ra khỏi cơ thể, loại bỏ carbon dioxide, đồng thời bổ sung oxy và trả lại các tế bào hồng cầu cho cơ thể".
Mortman cũng cho biết ông đặc biệt lo ngại về khả năng tổn thương phổi lâu dài đối với những người sống sót sau khi nhiễm COVID-19.
Bảo Nam
Bé 4 tuổi bỏng nước sôi bị sẹo co rút, bác sĩ phẫu thuật khuyên dùng 2 loại thuốc phải có trong tủ thuốc gia đình Nhiều trường hợp con bị bỏng tại nhà, bố mẹ chủ quan sơ cứu bằng phương pháp dân gian hoặc làm sai cách đã để lại những di chứng nghiêm trọng. Nhiều trẻ bị di chứng sẹo co rút do bỏng nước sôi Di chứng sẹo co rút ngón bàn tay sau khi bị bỏng do nước nóng ở trẻ em rất thường...