Mỹ ‘bẻ lái’ sang kiểm soát thiệt hại khi lực lượng phòng thủ Ukraine suy yếu
Các nhà phân tích đã dự báo về một kết cục có thể xảy ra ở Ukraine: đình chiến kiểu Triều Tiên, với đường ranh giới giữa Đông và Tây Ukraine nhưng không có hiệp ước hòa bình.
Với việc sử dụng pháo hạng nặng, quân đội Nga đang đạt được nhiều bước tiến ở Donbass. Ảnh: Newsbeezer
Theo tờ Asia Times, sau nhiều lần tuyên bố rằng Nga sẽ không còn là cường quốc sau cuộc chiến tranh Ukraine, lúc này Tổng thống Biden và các quan chức hàng đầu của ông đang tập trung vào việc kiểm soát thiệt hại, cảnh báo Ukraine rằng nước này có thể phải hy sinh lãnh thổ để đạt được ngừng bắn.
Phát biểu tại buổi gây quỹ của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ hôm 10/6 ở Los Angeles, ông Biden cho rằng Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky đã không chú ý đến những cảnh báo của Mỹ về một cuộc dấy binh từ Nga.
“Không có gì như thế này từng xảy ra kể từ Thế chiến thứ hai. Tôi biết nhiều người đã nghĩ rằng tôi có thể phóng đại, nhưng tôi biết – và chúng tôi có dữ liệu để căn cứ – ông ấy sẽ phải lùi biên giới. Không có gì nghi ngờ. Nhưng Zelensky không muốn nghe điều đó, và nhiều người cũng vậy”, ông Biden phát biểu.
Đó là một sự thay đổi trong quan điểm của Washington, so với những gì được đưa ra hôm 25/4. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khi đó tuyên bố tại Kiev rằng Mỹ muốn phá hủy năng lực của Nga khi tiến hành cuộc chiến trên quy mô này: “Chúng tôi muốn thấy nước Nga suy yếu đến mức không thể làm được những điều mà họ đã làm khi gây chiến với Ukraine. Vì họ đã mất rất nhiều năng lực quân sự. Và, nói thật là, nhiều binh sĩ. Chúng tôi muốn thấy họ không có khả năng tái tạo nhanh năng lực đó”.
Một tháng trước đó, ông Biden còn đăng trên Twitter: “Nền kinh tế [Nga] đang trên đà suy giảm một nửa. Nó được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới trước cuộc xâm lược này, và sắp tới, nó thậm chí sẽ không còn đứng trong top 20″.
Nhưng tới cuối tháng 5, pháo binh Nga đã bắt đầu áp chế lực lượng Ukraine ở Donbass, đe dọa bẫy các lực lượng này trong một “chiếc túi” xung quanh thành phố Severodonetsk. Giờ đây tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Các nhà quan sát Lầu Năm Góc lưu ý rằng người Nga đã học được cách điều phối pháo binh, bộ binh, thiết giáp và không quân, trong khi Ukraine bắt đầu mất 100-200 quân mỗi ngày.
Phương Tây đồng ý viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine trong bối cảnh nước này đang yếu thế trên chiến trường với Nga.
Dấu hiệu đầu tiên của việc Washington chuyển hướng sang kiểm soát thiệt hại xuất hiện vào ngày 8/6 trong một bài báo của tờ New York Times, dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ phàn nàn rằng “các cơ quan tình báo Mỹ có ít thông tin hơn họ muốn về các hoạt động của Ukraine và sở hữu một bức tranh rõ hơn nhiều về quân đội Nga, các chiến dịch đã lên kế hoạch, và những thành công cũng như thất bại của nước này”.
Điều đó thật khó tin, nhưng không phải là không thể. Mỹ có các hình ảnh vệ tinh tiết lộ mọi chi tiết của hoạt động trên mặt đất, chưa kể 150 cố vấn có mặt ở Ukraine từ tháng 1, nhưng vẫn không đánh giá được tình hình trên thực địa của Ukraine.
Cựu quan chức CIA cấp cao, Beth Sanner, nói với tờ NYT: “Chúng ta thực sự biết được bao nhiêu về những gì Ukraine đang làm? Liệu bạn có thể tìm được một người tự tin nói cho mình biết Ukraine đã mất bao nhiêu quân, Ukraine mất bao nhiêu thiết bị không?”. Ông Sanner, trước đây là Phó giám đốc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, nói thêm: “Chúng tôi không nói về việc liệu Ukraine có thể đánh bại họ hay không. Và đối với tôi, tôi cảm thấy rằng chúng ta đang chuẩn bị cho một thất bại thông tin khác bằng cách không nói về điều đó một cách công khai. “
Cảnh báo của Sanner về một “thất bại thông tin” có nghĩa là thất bại đã xảy ra và các cơ quan tình báo Mỹ có thể sẽ đổ lỗi cho người Ukraine – như ông Biden đã làm vậy ở Los Angeles hai ngày sau đó.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ, Henry Kissinger hôm 23/5 phát biểu với Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng “chuyển động hướng tới các cuộc đàm phán và thương lượng về hòa bình cần phải bắt đầu trong 2 tháng tới để kết quả của cuộc chiến được vạch ra trước khi nó có thể tạo ra những biến động và căng thẳng khó khăn hơn bao giờ hết để khắc phục, đặc biệt là giữa mối quan hệ của Nga, Gruzia và Ukraine với châu Âu. Lý tưởng nhất là đường phân chia nên trở lại nguyên trạng trước đó”.
Cụm từ “nguyên trạng trước đó” ngụ ý việc khôi phục biên giới Ukraine như trước khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2, đồng nghĩa Ukraine sẽ phải nhượng bộ lãnh thổ.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, người có lập trường “diều hâu” đối với Nga, đã đưa ra các điều kiện cho hòa bình vào ngày 12/6 trong một cuộc họp báo với Tổng thống Phần Lan: “Hòa bình là có thể ở Ukraine. Câu hỏi duy nhất là bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho nền hòa bình này. Bạn sẵn sàng hy sinh đất đai, độc lập, chủ quyền, tự do, dân chủ đến mức nào. Và đó là một vấn đề đạo đức rất nan giải”.
Video đang HOT
Chính phủ Ukraine đáp lại phát biểu của ông Stoltenberg rằng họ không sẵn sàng nhượng bộ bất kỳ vùng lãnh thổ nào.
Các phương tiện truyền thông Mỹ hiện đã nhắc đến một giải pháp là một thỏa thuận ngừng bắn kiểu Triều Tiên, với đường ranh giới đình chiến giữa Đông và Tây Ukraine, nhưng không có hiệp ước hòa bình.
Lựu pháo tự hành đang trên đường vận chuyển cho Ukraine. Ảnh: Getty Images
Một hiệp định đình chiến sẽ cho phép Ukraine phủ nhận rằng họ đã từ bỏ các yêu sách đối với lãnh thổ do Nga nắm giữ. Mặc dù đề xuất này đã được nghiên cứu ở Moskva, nhưng Nga có rất ít động lực để chấp nhận nó khi nước này đang thắng thế trên thực địa.
Trong khi đó, thêm các quốc gia, như Hà Lan và Đan Mạch, phản đối việc Ukraine trở thành thành viên của Liên minh châu Âu, vốn được đề xuất như một phản ứng đối với Nga.
Viễn cảnh về sự đảo ngược quan điểm ở Washington và sự thay đổi tình cảm đối với Ukraine ở một số thành viên Liên minh châu Âu khiến chính phủ Đức rơi vào tình thế khó khăn. Trước sức ép của Mỹ, Thủ tướng Đức Olaf Scholze và Ngoại trưởng Annalena Baerbock đã đồng ý cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine.
Chính sách đó hoàn toàn không được ưa chuộng ở Đức: Theo một cuộc thăm dò ngày 5/5, 57% người Đức được hỏi tin rằng việc giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine sẽ dẫn đến việc mở rộng chiến tranh sang các nước khác ở châu Âu, so với 34% người ủng hộ việc giao vũ khí hạng nặng. Ông Scholz dường như đã nhượng bộ trước áp lực của Mỹ trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine vào đúng thời điểm mà chính người Mỹ cũng bắt đầu tỏ sự nghi ngờ.
Các cuộc giao tranh kéo dài nhiều tuần tới sẽ cho chính phủ Ukraine một cách nhìn khác. Theo ước tính của quân đội Mỹ, Ukraine đã phải gánh chịu tới 70.000 thương vong (10.000 người thiệt mạng, 40.000-50.000 người bị thương và khoảng 10.000 tù nhân). Họ cũng đang cạn kiệt kho đạn cũ của Liên Xô cho vũ khí hạng nặng và không thể di chuyển vũ khí của phương Tây tới mặt trận đủ nhanh khi đối mặt với pháo và tên lửa của Nga – ngay cả có được cung cấp.
Một hiệp định hòa bình đang được mong đợi sâu sắc, nhưng đặc điểm của bất kỳ nền hòa bình nào cũng sẽ làm rõ rằng, chiến tranh là không cần thiết từ khi bắt đầu.
5 'sự thật' khi Đức thông qua quỹ hiện đại hoá quân sự 100 tỷ euro
Đức đã dành nhiều tháng để giới thiệu về thay đổi mang tính lịch sử sang một chính sách quân sự "cơ bắp" hơn.
Giờ đây, họ cuối cùng cũng đã có kế hoạch chi tiêu khổng lồ để thực hiện điều đó.
Đức đã có kế hoạch hướng tới một chính sách quân sự "cơ bắp" hơn. Ảnh: Getty Images
Ba tháng sau khi Thủ tướng Olaf Scholz lần đầu tiên công bố cái gọi là "Zeitenwende" ("Bước ngoặt"), vào tối ngày 29/5, các nhà lãnh đạo chính trị đã thông qua trụ cột chính của chính sách mới - một quỹ hiện đại hóa quân sự khổng lồ trị giá 100 tỷ euro.
Kế hoạch chi tiêu này - nằm ngoài ngân sách thông thường của Đức - nhằm mục đích cho phép quân đội nâng cấp thiết bị nhanh chóng, giúp vạch ra lộ trình để Berlin đóng một vai trò nổi bật hơn trong liên minh quân sự NATO và các nhiệm vụ quân sự của EU.
"Giờ đây, Đức sẽ đóng góp cao hơn đáng kể cho an ninh ở châu Âu... điều đó cũng tương ứng với quy mô của quốc gia", Thủ tướng Scholz nhấn mạnh ngày 30/5 khi dự hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels.
Đức, nền kinh tế lớn nhất và là quốc gia đông dân nhất của EU, đã phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt vì trì hoãn viện trợ vũ khí giúp Kiev đối phó Nga. Berlin giải thích rằng lực lượng vũ trang của họ (Bundeswehr) thiếu nghiêm trọng thiết bị quân sự và không thể dự trữ nhiều vũ khí hạng nặng như xe tăng hoặc pháo, mà một số trong đó họ đã có kế hoạch gửi tới Ukraine.
Mặc dù kế hoạch 100 tỉ euro sẽ giúp giải quyết những thiếu sót đó, nhưng nó được thiết kế để triển khai trong vài năm và không thể thay đổi tình hình ngay lập tức. Dưới đây là 5 vấn đề liên quan đến kế hoạch lịch sử này.
1. Đức sẽ đáp ứng các mục tiêu chi tiêu của NATO
Khoản đầu tư 100 tỷ euro sẽ tăng chi tiêu quân sự hàng năm của Đức từ khoảng 50 tỷ euro lên mức trung bình 70 tỷ euro trong vòng 5 năm. Con số này đồng nghĩa Đức đáp ứng mục tiêu của NATO là dành 2% GDP cho quốc phòng - một cam kết mà Berlin cho đến nay vẫn vi phạm.
Đức chưa đáp ứng được mục tiêu của NATO là chi 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng.
Tuy nhiên, những nhà phê bình như Rdiger Wolf, cựu Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Đức, nói rằng kế hoạch 100 tỉ euro là chưa đủ.
Trong phiên điều trần của Quốc hội Đức vào tháng trước, ông Wolf lập luận rằng quỹ 100 tỷ euro chỉ nên được sử dụng để giải quyết các nhu cầu hiện đại hóa và thiếu hụt thiết bị - và rằng Đức nên đạt được mục tiêu 2% thông qua việc tăng thêm ngân sách quốc phòng thường xuyên hàng năm từ 50 tỷ euro lên 70 tỷ euro.
Ông cho rằng cách tiếp cận này là cách duy nhất "cung cấp các nguồn tài chính cần thiết vĩnh viễn" để Bundeswehr hoàn thành các nhiệm vụ của mình trong NATO "cả về chiều rộng lẫn chiều sâu".
2. Khó tăng ngân sách quốc phòng thường xuyên
Nhưng tăng ngân sách quốc phòng thường xuyên là một chủ đề nhạy cảm ở Đức, quốc gia từ lâu đã tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về nợ.
Trong liên minh cầm quyền hiện tại của Đức, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner - một thành viên của đảng Dân chủ Tự do (FDP) bảo thủ về mặt tài chính - muốn nước này thiết lập lại "phanh nợ", các quy tắc hạn chế tài chính được xây dựng theo hiến pháp đã bị đình chỉ trong hai năm do đại dịch COVID-19/
Đó là lý do chính khiến 100 tỷ euro được thành lập như một quỹ đặc biệt - quỹ này nhằm tránh để các khoản đầu tư lớn được tính trong ngân sách thường xuyên của quốc gia.
Để làm được điều đó, quỹ đặc biệt phải được quy định trong hiến pháp Đức, một động thái đòi hỏi 2/3 nghị sĩ trong quốc hội Đức "gật đầu". Điều đó có nghĩa là liên minh cầm quyền của Thủ tướng Scholz phải đạt được thỏa thuận về số tiền này với phe đối lập trung hữu, mất nhiều tuần đàm phán.
Vì quỹ đặc biệt sẽ hết sau 5 năm, nên đến lúc đó ngân sách quốc phòng thường xuyên sẽ phải tăng lên ít nhất 70 tỷ euro để Đức tiếp tục đạt được mức chi tiêu 2% GDP của NATO. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ bằng cách nào việc tăng ngân sách như vậy có thể được sắp xếp khi Đức áp dụng các kế hoạch tài khóa và phanh nợ rất chặt chẽ.
Xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, xét đến việc Đức sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử khác trong hơn 3 năm tới, có thể là vào thời điểm quỹ đặc biệt chi hết, sẽ có một chính phủ mới phải lo lắng cho những câu hỏi như vậy - và cuối cùng, họ có thể quyết định thành lập một quỹ quân sự đặc biệt khác.
3. Hứa hẹn nhiều chiến đấu cơ, tàu chiến và xe tăng mới
Mặc dù danh sách chính thức về các khoản đầu tư quân sự của Đức là bí mật, nhưng có một dự án lớn mà chính phủ đã công khai: Mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ, được cho là sẽ thay thế những chiếc Tornado có tuổi đời hàng thập kỷ. Đáng chú ý, những chiếc máy bay phản lực công nghệ cao này có thể mang theo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chính phủ Đức cũng cho biết họ muốn cải thiện trang thiết bị chung của quân đội, khắc phục tình trạng thiếu thốn đủ thứ, từ giặt là cho đến kính bảo hộ, áo chống đạn hay súng trường, cơ sở huấn luyện trang bị kém.
Bà Eva Hgl, một thanh tra viên, ủy viên tại quốc hội của lực lượng vũ trang Đức, cho ví dụ: Lực lượng lặn tinh nhuệ của hải quân Đức ở Eckernfrde đã "không có một bể bơi nào hoạt động được trong hơn 10 năm".
Lựu pháo Panzerhaubitze 2000 của quân đội Đức. Ảnh: Getty Images
Thỏa thuận hôm 29/5 làm dấy lên hy vọng với các công ty quốc phòng Đức như Rheinmetall rằng họ sẽ nhận được đơn đặt hàng xe tăng và đạn dược mới. Trong khi đó, các nhà máy đóng tàu ở miền bắc nước Đức đang hy vọng sẽ đóng 5 tàu hộ tống mới, thêm nhiều tàu khu trục nhỏ và một số tàu chiến đấu. Khoảng 60% máy bay trực thăng của quân đội Đức hiện không thể bay, có nghĩa là cũng có nhu cầu đầu tư khẩn cấp.
ADVERTISING
4. Ukraine sẽ không được hưởng lợi ngay lập tức
Do 100 tỷ euro sẽ được chi trong 5 năm, nên Đức khó có thể sớm có thêm xe tăng và pháo để viện trợ cho Ukraine.
Tuy nhiên, hai loại mà Ukraine đã yêu cầu từ nhiều tháng nay từ Đức - xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard và xe chiến đấu bộ binh Marder - sẽ không đến từ kho dự trữ của quân đội nước này mà từ các công ty quốc phòng. Các công ty này cho biết họ vẫn còn những mẫu xe tăng đó để bán.
Xe tăng Leopard 2 của quân đội Đức. Ảnh: Getty Images
Thủ tướng Scholz cho đến nay vẫn từ chối cấp phép xuất khẩu hai loại vũ khí nói trên của các công ty, với lý do lo ngại có thể làm leo thang chiến tranh ở Ukraine và khiến Đức trở thành mục tiêu.
5. Phe chỉ trích vẫn muốn Berlin hành động mạnh mẽ hơn với Ukraine
Chính phủ của Thủ tướng Scholz đã bị các đồng minh chỉ trích trong những tháng gần đây vì quá do dự trong việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Trong khi những cam kết của ông Scholz đưa Đức trở thành một cường quốc quân sự nổi bật hơn ở châu Âu đang được hoan nghênh ở nhiều thủ đô của EU, đặc biệt là ở phía đông, nhiều quốc gia đang chờ xem liệu những lời nói đó có được hiện thực hoá hay không.
Về mặt đó, thành tích của ông Scholz cho đến nay là khá mỏng.
Thủ tướng Đức sẽ có một cơ hội khác để vạch ra kế hoạch của mình cho quỹ đặc biệt và hỗ trợ quân sự cho Ukraine trên phạm vi rộng hơn, trong bài phát biểu tại Quốc hội vào ngày 1/6. Quỹ đặc biệt sẽ được Quốc hội Đức thông qua sớm nhất là vào 3/6.
Lầu Năm góc phủ nhận chia sẻ tin tình báo để Ukraine tấn công các tướng lĩnh Nga Lầu Năm Góc phủ nhận chia sẻ thông tin với Ukraine để tấn công các tướng lĩnh Nga, nhưng thừa nhận cung cấp "thông tin tình báo chiến trường" giúp Kiev bảo vệ đất nước. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby. Ảnh: AP Theo đài RT (Nga), Lầu Năm Góc bác bỏ các thông tin trên phương tiện truyền thông cho...