Mỹ bày trận quanh Trung Quốc như đối phó Liên Xô
Tư lệnh không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương tiết lộ, giống như đối phó với Liên Xô năm xưa, Mỹ sẽ đưa các đơn vị tác chiến tinh nhuệ trực chiến quanh Trung Quốc để bao vây nước này.
Chiến tranh lạnh mới
Hôm nay (7-8), tờ Liên hợp Buổi sáng Singapore có bài viết nêu rõ đối với Mỹ trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền kiểm soát ở khu vực Tây Thái Bình Dương, sự phát triển của sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã trở thành “mâu thuẫn chủ yếu”. Còn việc thế lực cánh hữu Nhật Bản thoát khỏi những ràng buộc về hiến pháp và phát triển quân sự chỉ là “mâu thuẫn thứ yếu”.
Ngày 29-7, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết khiển trách Trung Quốc “đe dọa và sử dụng vũ lực” ở khu vực gần đảo Điếu Ngư và Biển Đông. Nghị quyết này đã lấy sự kiện hồi tháng 1-2013, tàu chiến Trung Quốc chĩa radar hỏa lực vào tàu hộ vệ của Lực lượng phòng thủ trên biển Nhật Bản làm bằng chứng và chỉ ra rằng cục diện ở hải vực xung quanh Trung Quốc đang có xu thế nóng lên. Đồng thời nhấn mạnh hoạt động hàng hải tự do ở hải vực phía Tây Thái Bình Dương liên quan chặt chẽ đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
60% binh lực Mỹ được điều động sang châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục. Ảnh: Tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản cất/hạ cánh thẳng đứng trên hạm của hải quân Mỹ.
60% binh lực Mỹ được điều động sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục. Ảnh: Tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản cất/hạ cánh thẳng đứng trên hạm của hải quân Mỹ..
Không chỉ dừng ở đó, cùng ngày tạp chí Foreign Policy của Mỹ đưa tin, tướng Herbert “Hawk” Carlisle, tư lệnh không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương tiết lộ: Cũng giống như đối phó với Liên Xô năm xưa, không quân Mỹ sẽ đưa các đơn vị tác chiến tinh nhuệ trực chiến luân phiên ở khu vực xung quanh Trung Quốc để bao vây nước này. Những lời phát biểu trên gần như đã mở màn cho cuộc chiến tranh lạnh mới. Mùi thuốc súng đang ngày càng lan tỏa ở khu vực bầu trời phía Tây Thái Bình Dương.
Tháng 6-2013, khi nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc có buổi nói chuyện tại trang trại ở bang California, tổng thống Obama đã thẳng thắn yêu cầu ông Tập Cận Bình cần “kiềm chế” khi giải quyết những tranh chấp xảy ra với các nước láng giềng. Sau đó, Trung Quốc liên tục cử tàu thuyền công vụ tuần tra, ra uy ở hải vực xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku khiến tình hình ngày một căng thẳng.
Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh của Mỹ với ngôi sao là tàu sân bay Gorges Washington, theo sau là các tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Wasp với phi cơ cánh xoay
Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh của Mỹ với ‘ngôi sao’ là tàu sân bay Gorges Washington, theo sau là các tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Wasp với phi cơ cánh xoay “Ưng biển’ V-22 trên boong, các tàu tuần dương Ticonderoga, khu trục hạm tên lửa lớp Aegis…luôn sẵn sàng ứng phó với tình hình bất trắc.
Liên hợp Buổi sáng phân tích, trước đây Thượng viện Mỹ hiếm khi đưa ra những nghị quyết tương tự. Mặc dù nghị quyết này không có tính ràng buộc đối với chính phủ Mỹ, nhưng đã phản ánh sự lobby của nội các thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ít nhất đã gặt hái được thành công trong quốc hội Mỹ, ngoài ra cũng thể hiện dụng ý “cảnh cáo” của Mỹ với Trung Quốc. Lời phát ngôn của tướng Carlisle cũng cho thấy những tuyên bố liên quan đến chính sách “trở lại châu Á” của Mỹ không phải đưa ra một cách ngẫu nhiên mà có bối cảnh quân sự rõ nét.
Video đang HOT
‘Tấn công phủ đầu’
Cùng với đó, bản báo cáo giữa nhiệm kỳ mà Bộ quốc phòng Nhật Bản công bố cách đây không lâu để xây dựng Đại cương chương trình phòng thủ phiên bản mới đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận. Theo đề cương của bản báo cáo này, để tăng cường hoạt động giám sát, cảnh giới nhằm vào hướng đảo Điếu Ngư/Senkaku và chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, Nhật “buộc phải tăng cường trang bị vũ khí”. Chính vì thế Nhật phải xem xét đến khả năng tấn công phủ đầu, bao gồm các biện pháp như mua máy bay không người lái hoạt động ở tầm cao và xây dựng một lực lượng tương tự như lực lượng thủy quân lục chiến.
Với tư cách là phương châm chỉ đạo cho chính sách quốc phòng của Nhật Bản, Đại cương chương trình phòng thủ này sẽ được áp dụng trong 10 năm tới. Cuối năm 2010, chính quyền đảng Dân chủ đề ra Đại cương chương trình phòng thủ phiên bản mới, hướng phòng thủ trọng điểm từ Bắc chuyển sang Nam, tức từ phía Liên Xô trong Chiến tranh lạnh chuyển sang hướng các hòn đảo phía Tây Nam.
Tàu sân bay Huyga của Nhật có thể sớm được trang bị tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản hải quân. Nhật cũng vừa hạ thủy thêm một tàu sân bay mới toanh loại này.
Hạm đội hùng hậu của hải quân Nhật.
Liên hợp Buổi sáng cho rằng mấy chục năm qua, thế lực cánh hữu Nhật Bản luôn tìm cách phá vỡ những hạn chế của điều 9 trong hiến pháp hòa bình. Họ chủ trương trong tình huống ý đồ tấn công Nhật Bản của các nước đối địch rõ ràng, cấp bách và không còn sự lựa chọn phòng thủ nào khác, Nhật Bản cần có quyền chủ động tấn công căn cứ quân sự của nước đối địch. Mặc dù bản báo cáo giữa nhiệm kỳ do nội các tổng thống Shinzo Abe biên soạn này chưa nêu rõ Nhật Bản sẽ tìm kiếm khả năng tấn công phủ đầu “căn cứ quân sự của nước đối địch”, nhưng chính sách quốc phòng của Nhật Bản cũng đã thể hiện rõ xu thế thay đổi mang tính căn bản này. Vì bản báo cáo trên đã nhấn mạnh Nhật Bản có quyền “đánh đòn phủ đầu” trong chiến tranh nên đã thể hiện rõ xu thế Nhật Bản phá vỡ những hạn chế trong điều 9 của hiến pháp hòa bình. Điều này khiến cho các nước châu Á, nhất là Trung Quốc đặc biệt lo ngại.
Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang ép sát vị thế số một thế giới của Mỹ, nhất là chương trình phát triển hải quân của PLA đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận. Trong tương lai chắc chắn sẽ tranh giành quyền kiểm soát khu vực Tây Thái Bình Dương với hải quân Mỹ, từ đó trở thành “mâu thuẫn chủ yếu” mà Mỹ buộc phải đối mặt trong một tương lai có thể dự đoán. Còn việc thế lực cánh hữu Nhật Bản có ý đồ thoát khỏi sự ràng buộc của điều 9 trong hiến pháp hòa bình chỉ là “mâu thuẫn thứ yếu” mà thôi.
Theo một quan chức của lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản, trên thực tế Mỹ không lo ngại sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản sẽ trở thành mối đe dọa đối với Mỹ. Hiện Nhật Bản có khoảng hơn 500 trạm biến áp điện quan trọng, Mỹ hoàn toàn kiểm soát vai trò của các trạm biến áp này trong mạng lưới điện quốc gia của Nhật Bản và có kinh vĩ độ cụ thể của các trạm biến áp này. Nếu có biến, Mỹ chỉ cần phát động cuộc tấn công thường quy đối với các trạm biến áp nằm ở khu vực dài và hẹp như Osaka, Kyoto, Kobe, Tokyo… là đã có thể đánh quỵ ngành công nghiệp kỹ thuật của Nhật Bản, thậm chí đưa Nhật Bản trở về với cảnh ngộ của 100 năm về trước. Chính vì thế, Mỹ không cần quan tâm đến mối đe dọa hạt nhân, đồng thời cũng không lo ngại Nhật Bản sẽ thách thức vị thế chủ đạo của hải quân Mỹ tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Theo Dantri
Trung Quốc nghĩ gì về tiềm lực quân sự Nhật Bản?
Lo ngại sức mạnh quân sự của Nhật Bản, Trung Quốc đã nhanh chóng đưa vào hoạt động lực lượng tuần duyên mới hùng hậu gồm 11 đội tàu và trên 1.600 quân. Vậy Tokyo mạnh đến cỡ nào trong con mắt của Bắc Kinh?
Đẩy mạnh xây dựng các hạm đội hải quân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản hiện nay.
Tờ Đại công báo của Hồng Kông cho biết mới đây một cơ quan nghiên cứu Trung Quốc đã công bố "Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự năm 2012 của Mỹ, Nhật Bản".
Theo đó, báo cáo nhận định mục đích chủ yếu của Nhật Bản khi đẩy mạnh xây dựng Lực lượng Phòng vệ mới là nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trên đảo Tây Nam (Ryukyu Arc) vốn còn tương đối mỏng, yếu và ở xa lãnh thổ; chuẩn bị sẵn sàng cho "ba nước cờ" chiếm đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) và đảm bảo quân đội Mỹ có thể cấp tốc tham gia và chi viện trong trường hợp xảy ra xung đột.
Xây dựng hải quân và không quân mạnh
Báo cáo cho rằng từ nay tới trước năm 2015, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản sẽ có những điều chỉnh căn bản như: tăng số đội tàu ngầm từ 4 lên thành 6 đội, tăng số lượng tàu ngầm từ 6 lên 22 chiếc, phát triển các thế hệ tàu khu trục và tàu ngầm nhằm tăng cường khả năng phát hiện xung đột, cũng như tác chiến khi xảy ra xung đột.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản sẽ được điều chỉnh theo hướng hình thành 4 hạm đội và 24 đội phòng vệ; lập 2 đội bay, xây dựng 1 hệ thống chống tên lửa đạn đạo Patriot-3 và bố trí 6 hệ thống chống tên lửa đạn đạo trên khắp cả nước.
Trước đó, trong năm 2012, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã mua 1 hệ thống tên lửa dẫn đường tầm ngắn, 2 hệ thống tên lửa đạn đạo mặt đất và trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung cho một trung đội.
"Những động thái trên chủ ý nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng bố trí phòng ngự ở phía Tây Nam nước này", báo cáo của Trung Quốc đánh giá.
Mạng People.com cũng cho rằng động thái tăng sắm binh bị và tái bố trí quân sự của Nhật Bản nhằm 3 mục đích: thứ nhất là tăng cường thu thập tin tức tình báo và khả năng tuần tra, giám sát; thứ hai là tăng cường khả năng tác chiến; và thứ ba là tăng cường khả năng cơ động, linh hoạt.
Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách quốc phòng tổng thể và củng cố thực lực quân sự, báo cáo của Trung Quốc cũng cho biết Nhật Bản đã tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
Ngân sách xây dựng đội tàu tăng 130%
Theo báo cáo của Trung Quốc - có dẫn nguồn đăng trên Thời báo Hoàn cầu, ngân sách mua sắm trang thiết bị vũ khí của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong năm 2012 là 756,5 tỷ yên, chiếm 16% ngân sách quốc phòng. Trong đó ngân sách xây dựng đội tàu là 172,8 tỷ yên, tăng 130% so với năm trước.
Sở dĩ có việc tăng mạnh ngân sách cho hoạt động xây dựng các đội tàu là vì Nhật Bản vừa muốn nâng cao năng lực phòng ngự và phản ứng nhanh ở phía Tây Nam, vừa muốn đẩy mạnh thực hiện "chiến lược 3 giai đoạn trên đảo Điếu Ngư'.
Theo đó, chính sách quân sự của Nhật Bản đối với đảo Điếu Ngư/ Senkaku được phân thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sử dụng Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đánh trận mở màn và chiếm giữ thế trận;
- Giai đoạn 2: Điều động Lực lượng Phòng vệ ứng phó với các xung đột vũ trang cường độ thấp và vừa;
- Giai đoạn 3: Đảm bảo quân đội Mỹ có thể tham gia và chi viện trong trường hợp xung đột gia tăng.
Để thực hiện giai đoạn 3, Nhật Bản sẽ lấy liên minh quân sự Nhật - Mỹ làm cơ sở và coi đây là "hắc tinh" để răn đe, uy hiếp Trung Quốc.
Về vấn đề này, mạng People.com cho rằng các động thái quân sự của Nhật Bản đối với đảo Điếu Ngư nếu xét theo chiều dọc là kết quả của chính sách "phòng vệ Tây Nam", còn xét theo chiều ngang thì có liên quan đến "hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ", đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang xuay trục trở lại châu Á-Thái Bình Dương.
Cũng theo mạng People.com và báo cáo của Trung Quốc, những động thái quân sự mới của Nhật Bản rõ ràng xuất phát từ việc Mỹ và Nhật Bản coi Trung Quốc là đối thủ quân sự.
Đối thủ quân sự của Mỹ-Nhật Bản
Báo cáo đề cập việc Mỹ và Nhật Bản coi Trung Quốc là mối "uy hiếp" chủ yếu.
Trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu, ông La Viện - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc - cho rằng báo cáo đã chỉ rõ xu hướng tăng số lần diễn tập quân sự, danh sách các nước tham gia, loại vũ khí được sử dụng cũng như mức độ tham gia của phía Mỹ.
Theo ông La Viện, việc tăng tần suất, quy mô và cường độ của các cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Nhật trong bối cảnh cục diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện rất căng thẳng chỉ càng làm tình hình khu vực thêm sôi sục và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.
"Mỹ và Nhật Bản cần duy trì vị trí lãnh đạo thế giới. Việc lo ngại Trung Quốc sẽ chỉ thách thức vị trí này của Mỹ và Nhật Bản", Tướng La Viện nói thêm.
Từ góc độ muốn làm giảm vai trò và sức mạnh của Nhật Bản, ông La Viện cho rằng Mỹ nên tăng cường hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, thay vì tìm cách củng cố liên minh quân sự với Nhật Bản và các đồng minh khác trong khu vực để đối phó với việc Trung Quôc tăng cường sức mạnh quân sự.
Ngược lại, Trung Quốc cũng cầu bày tỏ tin tưởng Mỹ trên nhiều phương diện và cùng nhau tìm kiếm lợi ích chung trong hợp tác để tìm được "ước số chung lớn nhất".
Theo Dantri
Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ? Về quân sự - an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ. Trong 4 năm nhiệm kỳ thứ nhất, chính quyền Obama đã tiến hành chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại...