Mỹ bất ngờ thừa nhận vai trò của Nga trong giải quyết xung đột Syria
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice ngày 12/11 đã bất ngờ thừa nhận vai trò của các cường quốc, trong đó có Nga, trong việc giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Syria.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice.
Theo bà Susan Rice, mặc dù mỗi một quốc gia có những cách nhìn nhận khác nhau về cách thức giải quyết tình hình Syria nhưng Mỹ hiểu rằng sự tham gia của Nga vào tiến trình chính trị cho cuộc xung đột này là điều cần thiết.
“Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ nhóm họp ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đại điện của các quốc gia chủ chốt trong giải quyết vấn đề Syria nhóm họp tại Vienna (Áo) để tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria”- bà Susan Rice trả lời báo chí khi được hỏi về sự phối hợp giữa Nga và Mỹ trong giải quyết vấn đề này.
Theo bà Susan Rice, Mỹ sẵn sàng hợp tác “với tất cả các đối tác then chốt khác”.
“Nga có quan điểm riêng của mình, chúng tôi có quan điểm riêng của chúng tôi và các nước khác cũng có quan điểm riêng của họ. Các cuộc thảo luận ở Vienna sẽ là cơ hội để chúng tôi có thể tìm ra tiếng nói chung”- bà Susan Rice nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 9/11, Ngoại trưởng Nga Sergay Lavrov tuyên bố rằng các đối tác nước ngoài của Syria là lực lượng đóng vai trò then chốt trong tiến trình chính trị để giải quyết cuộc xung đột tại nước này. Do đó, cuộc họp sắp tới tại Vienna là “hình thức tuyệt vời” cho tiến trình trên và cho biết Nga mong muốn củng cố và phát triển các hình thức đối thoại như vậy.
Được biết, ngoại trưởng 4 nước gồm Nga, Mỹ, Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhóm họp tại Vienna trong tháng 10/2015 để thảo luận biện pháp giải quyết tình hình Syria.
Video đang HOT
Sau đó, theo đề nghị của Nga, tham gia vào các cuộc họp này còn có đại diện của các nước trong khu vực mà có khả năng đóng góp vào việc ổn định tình hình khu vực như Iran, Ai Cập, Iraq, Qatar, Jordan, Oman, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Lebanon cũng như các đối tác ngoài khu vực như Anh, Liên Hợp Quốc, EU, Đức, Pháp, Italia, Trung Quốc, tổng cộng gần 20 quốc gia.
Một phiên họp bàn về vấn đề Syria.
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp, các bên khẳng định sự cần thiết phải duy trì sự thống nhất của Syria và các thể chế quốc gia của nước này, tiêu diệt IS và các tổ chức khủng bố khác, hỗ trợ và tiếp nhận dòng người nhập cư đến từ Syria.
Các bên cũng nhất trí rằng số phận Syria phải do chính người Syria quyết định: chính quyền và phe đối lập Syria cần thành lập một chính phủ thống nhất, thông qua Hiến pháp và tổ chức bầu cử.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria-Novosti, một trong những hãng thông tấn lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
Đức Dũng
Theo Infonet
Hong Kong ở đâu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc
Trung Quốc đang hàm ý điều gì khi nước này tuyên bố sẽ nâng cao vai trò của Đặc khu hành chính Hong Kong trong kế hoạch phát triển kinh tế.
Cách đây hai tuần, sinh viên ngành báo chí đã hỏi tôi câu hỏi: làm thế nào một bài báo của Tân Hoa Xã lại được đăng tải đúng vào lúc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc?.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 13 và không đề cập đến thuật ngữ "một nhà nước, hai chế độ" hay "người dân Hong Kong quản lý Hong Kong". Trong bối cảnh báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng, liệu đây có phải là một thiếu sót lớn không?
Người dân Hong Kong ngày càng nhạy cảm trước tuyên bố của Trung Quốc về Đặc khu hành chính của họ.
Khi toàn bộ nội dung kế hoạch được công bố vào thứ ba tuần trước, hai khái niệm không được Tân Hoa Xã nhắc tới đã được làm sáng tỏ. Tuy vậy, văn bản này nhấn mạnh, hai khái niệm trên nên được áp dụng một cách "toàn diện và chính xác".
Trung Quốc cam kết hỗ trợ đầy đủ Đặc khu hành chính Hong Kong gia nhập sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường", nâng cao vị thế Hong Kong trong kế hoạch phát triển kinh tế Trung Quốc và "phát huy những lợi thế độc nhất vô nhị của Hong Kong" trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Đặc khu hành chính này với Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Vai trò của Đặc khu hành chính Hong Kong trong kế hoạch phát triển Trung Quốc phải chăng vẫn chưa được vạch rõ? Bởi lẽ, từ "nâng cao" có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau và câu trả lời cho thắc trên là vừa có lại vừa không.
Câu trả lời có thể là có vì với nền kinh tế tự do của mình, Hong Kong sẽ tiếp tục là cầu nối liên kết Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Tuy vậy, câu trả lời cũng có thể là không bởi vì Đặc khu hành chính này không phải là bàn đạp duy nhất để Trung Quốc tiến ra toàn cầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thiết lập nhiều mối quan hệ cá nhân với các lãnh đạo thế giới bằng "ngoại giao lãnh đạo" của ông. Việc này sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác trực tiếp giữa các công ty Trung Quốc với những đối tác nước ngoài. Vậy thì, vai trò của Hong Kong nằm ở đâu?
Cuối tuần qua, ông Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã có cuộc gặp lịch sử tại Singapore. Buổi gặp gỡ này đã tạo ra tiền lệ cho cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo ở cả hai bờ eo biển. Một cách tự nhiên, khi căng thẳng chính trị giảm bớt, hợp tác kinh tế được hưởng lợi. Một lần nữa, mọi người vẫn đang chờ đợi xem Hong Kong sẽ đóng vai trò gì trong hợp tác giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Những người bi quan lại cho rằng, từ "nâng cao" có nghĩa là Đặc khu hành chính Hong Kong có nhiều thứ để cho đi, ví dụ như tiếp tục cung cấp dịch vụ tài chính và luật pháp chuyên nghiệp và là một nhân tố kết nối mạnh mẽ Trung Quốc với thế giới như Giám đốc Điều hành Leung Chun-ying cam kết. Hong Kong cũng có thể thúc đẩy các cải cách kinh tế với Trung Quốc đại lục bằng cách hỗ trợ phát triển khu vực thương mại tự do ở đồng bằng sông Châu Giang, Tiền Hải ở Thẩm Quyến, Hoành Cầm ở Châu Hải, và Nam Sa ở Quảng Châu.
Mặc khác, những người bi quan cũng cho rằng, từ "nâng cao" có nghĩa, Hong Kong sẽ không có vai trò mới nào, ngụ ý, Đặc khu hành chính Hong Kong đã làm việc chưa đủ tốt.
Điều này khiến một số người nhớ đến câu nói kinh điển của Cựu Giám đốc Điều hành Tung Chee-hwa: "Khi Hong Kong thịnh vượng, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi; khi Trung Quốc thịng vượng, Hong Kong sẽ được hưởng lợi nhiều hơn".
Ông Tung đã đúng nhưng những người xem xét vấn đề theo một hướng khác lại tin rằng, Trung Quốc càng thịnh vượng, vai trò của Hong Kong sẽ càng giảm sút và do vậy, Hong Kong sẽ được hưởng lợi ít hơn.
Dù nỗi sợ hãi này không phải là không có lý nhưng vấn đề thực sự lại nằm ở cách Hong Kong thực hiện những điều chỉnh kịp thời. Theo Ba Shusong, một nhà hoạch định kế hoạch 5 năm lần thứ 13, Trung Quốc đang phát triển theo mô hình chữ L chứ không phải chữ V. Vì thế, Trung Quốc cần một chiến lược tiếp cận thế giới toàn diện hơn và việc đầu tư ra nước ngoài sẽ làm gia tăng GDP và kích thích tăng trưởng trong nước.
Hy vọng rằng, phân tích của ông Ba sẽ khiến người những người bi quan hành động tích cực hơn nhằm thúc đẩy thế mạnh "độc nhất vô nhị" của Hong Kong.
Theo South China Morning Post
Bầu cử Myanmar: Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann thừa nhận thất bại Theo THX, ngày 9/11, trên trang mạng xã hội Facebook, Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện Myanmar U Shwe Mann - một đại diện của Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang (USDP) cầm quyền tham gia cuộc tổng tuyển cử hôm 8/11 - đã thừa nhận thất bại. Ông Shwe Mann. (Nguồn: TTXVN) Ông U Shwe Mann, bị...