Mỹ bất ngờ ra tối hậu thư cho liên minh quân sự mạnh nhất thế giới
Trong một tối hậu thư được gửi đến đồng minh của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis hôm qua (15/2) đã tuyên bố các nước thành viên NATO từ giờ đến cuối năm phải tăng chi tiêu quốc phòng nếu không muốn đối diện với nguy cơ Mỹ giảm sự hậu thuẫn về an ninh cho họ. Đây được xem là một lời đe dọa sắc lạnh của Mỹ trong bối cảnh Châu Âu ngày càng lo lắng và bất an về triển vọng mối quan hệ Nga-Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis
Trong phát biểu thể hiện sự ủng hộ, đồng lòng với Tổng thống Donald Trump về việc yêu cầu các nước NATO phải chia sẻ nhiều hơn nữa trách nhiệm phòng thủ chung của liên minh, ông chủ Lầu Năm Góc đã nhấn mạnh rằng, Washington sẽ “giảm bớt cam kết” của nước này với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nếu các nước không chịu chia sẻ thêm gánh nặng ngân sách. Ông Mattis không cho biết thêm chi tiết nhưng chắc chắn các nước Châu Âu cảm nhận rõ áp lực từ Mỹ, đặc biệt là khi mà một vài thành viên NATO đang cảm thấy bị đe dọa bởi Nga.
“Người đóng thuế ở Mỹ không còn có thể gánh vác được phần trách nhiệm chi tiêu quốc phòng bất cân đối để bảo vệ các giá trị phương Tây. Người Mỹ không thể quan tâm cho tương lai an ninh của con cháu các bạn nhiều hơn sự quan tâm của chính các bạn”, ông Mattis đã nói như vậy với Bộ trưởng Quốc phòng của 27 nước thành viên NATO.
Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ngày hôm qua (15/2) dường như đã rất quan tâm đến từng lời phát biểu của Bộ trưởng Mattis. Giới chức NATO đã tụ tập xung quanh màn hình ti vi trong cuộc họp của NATO ở Brussels để theo dõi cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Các Bộ trưởng Quốc phòng của NATO cũng đã vây quanh ông Mattis khi ông này bước vào cuộc họp.
Lấy lý do là nguy cơ từ Nga, Bộ trưởng Mattis đã nói tại cuộc họp kín của Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO rằng, trong năm nay, họ phải phê chuẩn một kế hoạch đặt ra ngày cụ thể để chính phủ các nước thành viên NATO đáp ứng yêu cầu chi 2% GPD cho ngân sách quốc phòng. Ông chủ Lầu Năm Góc miêu tả việc tăng chi tiêu quốc phòng là “một đòi hỏi công bằng” dựa trên “thực tế chính trị” ở Washington. Phát biểu này rõ ràng ám chỉ đến việc ông Trump trước đây từng chỉ trích NATO là một tổ chức lỗi thời cũng như ám chỉ đến chính sách “nước Mỹ là trên hết” của ông Trump.
Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ đòi hỏi liên minh NATO phải chia sẻ gánh nặng chi tiêu quân sự nhiều hơn. Thậm chí, ông Trump còn khiến các nước Châu Âu lo lắng, bất an khi thẳng thừng cảnh cáo rằng Mỹ sẽ không tiếp tục bảo vệ NATO một cách vô điều kiện nếu các nước thành viên của liên minh không hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo yêu cầu.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis không đi xa như ông Trump. Nhà lãnh đạo quân sự Mỹ chỉ tập trung vào lời kêu gọi các nước NATO tăng chi tiêu quân sự. Nhiều chính phủ Châu Âu phản đối tăng chi tiêu quân sự bởi nền kinh tế phát triển trì trệ ở đất nước họ đã buộc họ phải thắt chặt chi tiêu trong các lĩnh vực khác.
Mỹ hiện tại là thành viên mạnh nhất của NATO. Chi tiêu quốc phòng của Mỹ nhiều hơn chi tiêu của tất cả các nước thành viên khác cộng lại. Năm ngoái, Mỹ đóng góp 3,61% GDP cho ngân sách quốc phòng trong khi Đức chỉ đóng góp 1,19% GDP. 10 nước khác thậm chí còn đóng góp ít hơn và 7 nước, trong đó có Canada, Italia và Tây Ban Nha, sẽ phải tăng gần gấp đôi ngân sách để đạt được mục tiêu đề ra. Luxembourg sẽ phải tăng gấp 4 lần ngân sách quốc phòng để đáp ứng mục tiêu.
Khi được đề nghị bình luận về tối hậu thư mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa đưa ra, Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho rằng, các nước thành viên của liên minh quân sự cần thời gian để phát triển các kế hoạch. Nhiều nước đã nói đến việc tăng đóng góp cho chi tiêu quốc phòng của liên minh.
“Đây không phải là do Mỹ yêu cầu Châu Âu phải tăng chi tiêu quốc phòng. Tôi hoan nghênh mọi áp lực, mọi sự ủng hộ để đảm bảo điều đó xảy ra”, ông Stoltenberg cho biết, nhấn mạnh rằng cách đây 3 năm, các nước thành viên NATO đã cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng trong vòng một thập kỷ tới.
(Theo Vnmedia)
Những người Trump tin dùng bất ngờ đổi lập trường trái ngược với ông
Nga là một mối đe dọa. Xây tường biên giới với Mexico sẽ không hiệu quả. Cấm cửa người Hồi giáo là sai lầm. Biến đổi khí hậu là điều đáng sợ. Đó là những tuyên bố gần đây của một số thành viên trong nội các của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và hoàn toàn trái chiều với lập trường của ông.
Một số ứng viên Trump chọn cho các vị trí trong nội các của ông đang thể hiện lập trường trái ngược với ông.
Theo New York Times, các ứng viên nội các của Trump gần đây liên tục đưa ra những tuyên bố trái ngược với nhiều chính sách lớn của Tổng thống đắc cử, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc gia.
James N. Mattis, một tướng Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu, được ông Trump bổ nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng ngày 12.1 tuyên bố, nếu ông được phê chuẩn cho vị trí này, ông sẽ ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran vốn bị Tổng thống đắc cử phản đối mạnh mẽ.
"Khi Mỹ đã hứa hẹn, chúng ta phải chấp nhận nó và hợp tác với các đồng minh của chúng ta", tướng Mattis nhấn mạnh trong cuộc điều trần tại Thượng viện khi cơ quan này xem xét phê chuẩn ông cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Trong khi đó, Trump từng mạnh mẽ tuyên bố việc đàm phán với Iran là một trong những giải pháp ngu ngốc chưa từng thấy".
Trước đó, tướng Mattis từng bày tỏ quan điểm phản đối tra tấn tù nhân trong khi Mỹ ủng hộ.
Ông Trump và tướng James N. Mattis
Còn Rex W. Tillerson, người được ông Trump bổ nhiệm chức vụ Ngoại trưởng cũng bất đồng chính kiến với Tổng thống về một loạt vấn đề trong tuần này. Ông Tillerson tuyên bố Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga là mối đe dọa đối với khu vực và quốc tế. Ông cũng phản đối lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư và nhấn mạnh rằng, cam kết của Mỹ với NATO là "bất khả xâm phạm". Tất cả những tuyên bố trên đều trái người với tuyên bố của ông Trump.
Người được Trump lựa chọn cho vị trí đứng đầu Cơ quan tình báo CIA Mike Pompeo cũng lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ cơ quan này, giữa lúc Trump và CIA bất đồng gay gắt liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Đội chuyển giao quyền lực của Trump nhấn mạnh, họ không bận tâm đến những khác biệt. Sean Spicer, người được chỉ định cho chức thư ký báo chí Nhà Trắng nhấn mạnh, Tổng thống đắc cử Trump chọn người có năng lực chuyên môn chứ không phải người dùng lời ngon tiếng ngọt để đổi lấy vị trí của mình.
Ngoài ra, cuối cùng, tất cả các dấu hiệu chỉ ra rằng, quyết định cuối cùng về chính sách sẽ thuộc về ông Trump.
"Cuối cùng, mỗi người trong số họ sẽ theo đuổi chương trình nghị sự của ông Trump và một tầm nhìn của Trump", ông tuyên bố với báo giới. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Susan Collins nhận định rằng, sự bất đồng giữa Trump và các ứng viên của ông hoàn toàn không bình thường.
"Nó chỉ ra rằng, Donald Trump muốn những cố vấn có thể thay đổi quan điểm của ông ấy. Điều đó sẽ rất tốt. Nhưng nó cũng có thể tạo ra những thông điệp trái ngược đối với đối thủ cũng như đồng minh của chúng tôi", bà Colins nhấn mạnh.
Trong khi đó, đảng Dân chủ có cái nhìn khắc nghiệt hơn. "Một số ứng viên đang cố gắng để được phê chuẩn vào vị trí Tổng thống mới đắc cử bổ nhiệm họ bằng cách thể hiện rằng họ là lựa chọn hợp lý".
Theo Danviet
Binh sĩ Bờ Biển Ngà bắt giữ Bộ trưởng quốc phòng Cuộc binh biến ở Bờ Biển Ngà vẫn đang tiếp diễn khi làn sóng nổi dậy đòi tăng lương của binh sĩ lan ra nhiều thành phố. Các binh sĩ đã bắt giữ Bộ trưởng quốc phòng Alain R. Donwahi trong hai giờ và bác bỏ thoả thuận của Tổng thống Alassane Ouattara. Hãng tin AFP ngày 8-1 đưa tin bộ trưởng quốc...