Mỹ bất lực tố Nga gây bất ổn kinh ngạc Libya
Mỹ mô tả sự hiện diện của Nga là “gây bất ổn đáng kinh ngạc”, rằng “làm dấy lên nỗi ám ảnh về số lượng lớn thương vong trong dân chúng”.
Mỹ bất ngờ lo cho dân Libya
Ngày 26/11, David Schenker, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Cận Đông, lên tiếng cáo buộc Nga triển khai một lực lượng quân sự đáng kể tới Libya để hỗ trợ Tướng Khalifa Haftar, người đã chỉ đạo Quân đội Quốc gia Libya (LNA) phát động một cuộc tấn công hồi tháng 4/2019 để giành quyền kiểm soát Tripoli từ tay Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA). Quan chức Mỹ cũng chỉ trích động thái của Nga “gây bất ổn” cho đất nước Bắc Phi này.
Trước đây, hãng tin CNN của Mỹ từng dẫn lời các quan chức nước này cho rằng có hàng trăm lính đánh thuê Nga liên kết với Tập đoàn Wagner, một tổ chức bán quân sự có quan hệ với Điện Kremlin, đã có mặt ở Libya, hoạt động thay mặt Moscow và giúp Tướng Haftar chiếm giữ Tripoli.
Tướng Khalifa Haftar (phải) trong một cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu
Đến nay, đích thân một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ như ông Schenker đưa ra lời cáo buộc đích danh Nga đang triển khai quân đội thường xuyên tại đó. Quan chức Mỹ nói: “Lực lượng quân đội thường trực của Nga đang được triển khai với số lượng đáng kể để hỗ trợ LNA”.
Ông này đồng thời mô tả sự hiện diện của người Nga là “gây bất ổn đáng kinh ngạc”, rằng “làm dấy lên nỗi ám ảnh về số lượng lớn thương vong trong dân chúng”.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 25/11 cho biết một phái đoàn cấp cao của Mỹ đã gặp gỡ Tướng Haftar hôm 24/11 để “thảo luận những bước đi nhằm đạt được một sự đình chiến và một giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột ở Libya”. Phái đoàn bao gồm Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ về các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi Victoria Coates, các đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao, Bộ Năng lượng và quân đội Mỹ.
Tuyên bố cho biết thêm: “Các quan chức nhấn mạnh sự ủng hộ hoàn toàn của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Libya, đồng thời bày tỏ quan ngại nghiêm trọng đối với việc Nga lợi dụng cuộc xung đột, và từ đó khiến cuộc sống của người dân Libya bất ổn”.
Trong khi công kích việc Nga hợp tác với Tướng Hafta, ông Schenker lại biện minh cho các cuộc họp giữa các quan chức Mỹ với nhân vật này, cho rằng các cuộc họp như vậy đã diễn ra từ lâu. Ông Schenker: “Điều quan trọng là chúng tôi giao thiệp với ông ấy ở cấp cao hơn. Chúng tôi đang cố gắng tìm một giải pháp ngoại giao”.
Video đang HOT
Mỹ và các đồng minh không thể chối bỏ trách nhiệm khi tàn phá Libya và tạo ra hỗn loạn tại đất nước này
Thời gian qua, Mỹ ngày càng lớn tiếng phản đối sự hiện diện của Nga ở Libya, cho rằng Moscow đang tìm cách thiết lập một ví trị ở quốc gia Bắc Phi này nhằm thách thức sườn phía Nam của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ tin rằng lực lượng lính đánh thuê Nga có thể là bên chịu trách nhiệm cho việc bắn hạ một máy bay không người lái của quân đội Mỹ hôm 21/11 khi nó bay qua Tripoli hồi tuần trước.
Khi được hỏi liệu lính đánh thuê Nga có phải là bên chịu trách nhiệm cho vụ việc, người phát ngôn Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Phi (AFRICOM) Nate Herring nói: “Chúng tôi không thể bình luận thêm vì vụ việc này đang được điều tra”.
Sự khôn khéo của người Nga
Trước khi trách người Nga, có lẽ Mỹ nên trách bản thân vì chính Washington đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo ra một Libya hỗn loạn như hiện nay. Trong khi đó, giới phân tích cho rằng Nga đã quá khôn khéo trong cách tiếp cận của mình.
Nga đã gia nhập với các đồng minh của Mỹ bao gồm Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Ai Cập và Pháp trong việc ủng hộ ông Haftar vì ông nắm giữ các nguồn dầu mỏ của Libya và nhấn mạnh rằng người Hồi giáo chi phối chính phủ Tripoli. Nga đồng thời phản đối dự thảo nghị quyết của Anh vì đổ lỗi cho sỹ quan nổi dậy này gây ra cuộc nội chiến ở Lybia.
Nga thể hiện tầm nhìn xa ở Libya
Nga đặt Mỹ vào tình huống khó xử vì không thể phản đối và rõ ràng không muốn phá vỡ quan hệ với một số đồng minh Trung Đông gần gũi nhất của mình.
Sự ủng hộ của Nga đối với Tướng Haftar cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Moscow coi Trung Đông và Bắc Phi như một khu vực trong đó Nga có thể thách thức Mỹ thành công.
Học giả an ninh quốc gia Nga Stephen Blank lập luận rằng chiến lược của Nga bắt nguồn từ tư tưởng của Yevgeny Primakov, một chuyên gia Nga về Trung Đông, một nhà ngôn ngữ và cựu trùm phản gián, ngoại trưởng và là phó thủ tướng Nga.
Ông Primakov coi Trung Đông như một khu vực quan trọng để đối chọi với Mỹ mà sẽ giúp Nga giành lại vị thế cường quốc toàn cầu và khu vực, và sẽ trở thành một cực trong thế giới đa cực.
Cũng theo chuyên gia này, tại Trung Đông, Syria đã cho Nga cơ hội thể hiện sức mạnh quân sự mà không vấp phải sự thách thức của Mỹ. Nga đã sử dụng đòn bẩy kinh tế và chính trị của mình để thúc đẩy quan hệ liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ và quan hệ đối tác với Iran. Cách tiếp cận này làm suy yếu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Caucasus và Trung Á.
Mỹ vẫn đủ dũng cảm để lên tiếng bày tỏ lo lắng cho người dân Libya
Theo giới phân tích, Nga vẫn chứng minh đủ khôn khéo hơn nhiều so với Trung Quốc hay Mỹ trong việc thúc đẩy chủ nghĩa hòa bình ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Về phần mình, Moscow luôn nhất quán quan điểm ủng hộ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, trong đó có Syria và Libya.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng nói: “Chúng tôi tin rằng tương lai của Libya phải được định đoạt bởi chính người dân Libya. Chúng tôi chắc chắn rằng không có sự thay thế cho một cuộc đối thoại nội bộ của tất cả các bên ở Libya.
Công việc của chúng ta là cổ vũ tinh thần với niềm tin rằng Libya xứng đáng có được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.
Đông Triều
Theo baodatviet.vn
'Lính đánh thuê' Nga có mặt ở Libya?
Điện Kremlin phủ nhận trách nhiệm đối với các hoạt động quân sự mang tính tư nhân.
Các bác sĩ tại một bệnh viện dã chiến phía nam thủ đô Tripoli (Libya) đã lần đầu chứng kiến các vết đạn hẹp và sâu song không xuyên qua cơ thể trên người các nạn nhân trong những cuộc xung đột tại đây, theo báo The New York Times.
Các binh sĩ Libya nhận định đây là dấu hiệu có "lính đánh thuê" người Nga đang tham chiến tại quốc gia này, khi vết đạn được miêu tả ở trên là đặc trưng cho loại đạn được sử dụng bởi lực lượng đánh thuê Nga trong nhiều nhiệm vụ trên khắp thế giới.
Đạn Hollow-point. Ảnh: WIKIPEDIA
The New York Times dẫn lời một quan chức an ninh của châu Âu khẳng định việc viên đạn găm sâu vào cơ thể nhưng không xuyên qua là đặc trưng của đạn Hollow-point - loại đạn có độ chính xác cao. Đây cũng là loại đạn mà phương Tây cáo buộc được lính bắn tỉa Nga sử dụng ở miền đông Ukraine.
Cũng theo tờ báo Mỹ, hơn 200 lính đánh thuê Nga, bao gồm lính bắn tỉa, đã được triển khai đến Libya trong sáu tuần qua. Đây được đánh giá là động thái dần tiến tới can thiệp quân sự trực tiếp của Nga vào Libya, sau hơn bốn năm Moscow hậu thuẫn tài chính và chiến thuật cho lực lượng của tướng Khalifa Haftar (người chống chính quyền Tripoli và được Liên Hiệp Quốc công nhận).
Tướng Khalifa Haftar (hàng trên, ở giữa) đang gặp gỡ Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (hàng dưới, ở giữa) tại Moskva, 2017. Ảnh: AP
Lực lượng đánh thuê Nga đang tham chiến tại Libya thuộc Tập đoàn Wagner, một công ty an ninh tư nhân có liên hệ với chính phủ Nga. Chính công tin này cũng dẫn đầu việc can thiệp vào Syria của Nga, theo lời của ba quan chức Libya và năm nhà ngoại giao phương Tây đang theo dõi vụ việc.
"Kịch bản tương tự với Syria đang xảy ra tại Lybia". Bộ trưởng Nội vụ chính quyền lâm thời Libya Fathi Bashagha cho biết. Quan chức này ám chỉ việc Nga đang can thiệp quân sự vào cuộc xung đột tại quốc gia này.
Một quan chức khác của chính quyền lâm thời Lybia - tướng Osama al-Juwaili nhấn mạnh "Nga rõ ràng đang sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào xung đột tại Libya". Ông này cũng chỉ trích khi các đồng minh phương Tây của Tripoli đã không có hành động ngăn chặn khi phe của tướng Haftar có được sự hậu thuẫn từ nước ngoài.
Đứng trước những cáo buộc trên, điện Kremlin phủ nhận trách nhiệm đối với các hoạt động quân sự mang tính tư nhân.
Binh sĩ tham chiến tại Libya. Ảnh: AFP
Cuộc nội chiến Libya đã kéo dài từ năm 2014 và hiện vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Đây là cuộc xung đột giữa quân đội quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo chống lại chính quyền hòa hợp dân tộc (GNA) của Thủ tướng Fayez al-Sarraj.
QUANG TUỆ
Theo PLO
Lầu Năm Góc khuyên Nga hãy 'cư xử chuẩn mực' Bộ trưởng Marc Esper tin rằng Nga đang "tìm cách làm suy yếu NATO", đồng thời lên tiếng cảnh báo về những "ảnh hưởng nguy hại" của nước này tại châu Âu. Tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Nội vụ Pháp Florence Parley ở Paris, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper khuyên Nga nên thay đổi hành vi của...