Mỹ “bật đèn xanh” với hợp đồng quân sự trị giá 138 triệu USD cho Ukraine
Bộ Ngoại giao Mỹ đã “bật đèn xanh” với hợp đồng mua bán quân sự khẩn cấp trị giá 138 triệu USD cho Ukraine nhằm cung cấp phụ tùng quan trọng và giúp Kiev sửa chữa, nâng cấp hệ thống tên lửa HAWK của mình.
Hệ thống tên lửa HAWK của Mỹ. Ảnh Quân đội Mỹ.
Động thái này được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 9/4, theo đó, Washington cho rằng Ukraine có nhu cầu cấp thiết về hỗ trợ bảo trì để duy trì hoạt động của hệ thống tên lửa HAWK, theo AP.
Thông báo này được đưa ra sau một đợt hỗ trợ đạn dược trị giá 300 triệu USD mà Lầu Năm Góc công bố vào tháng trước. Cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều đang tìm mọi cách để tiếp tục sự hỗ trợ cho Ukraine trong khi gói viện trợ cho Kiev trị giá 60 tỷ USD vẫn bị đình trệ tại Quốc hội.
HAWK là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung có chức năng phòng không, một trong những nhu cầu an ninh hàng đầu của Ukraine.
“Ukraine có nhu cầu cấp thiết phải tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công tên lửa của Nga. Việc bảo trì và nâng cấp Hệ thống vũ khí HAWK sẽ nâng cao khả năng của Ukraine trong việc bảo vệ người dân cũng như cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Video đang HOT
Trong phiên điều trần ở trước Quốc hội ngày 9/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh rằng nếu không có sự hỗ trợ, Ukraine sẽ không thể đánh bại Nga.
Ông Austin nói: “Vấn đề của Ukraine và kết quả của cuộc xung đột ở Ukraine cũng sẽ có tác động toàn cầu đối với an ninh quốc gia của chúng ta”.
Nếu Kiev thất thủ, điều này có thể gây nguy hiểm cho các nước láng giềng thành viên NATO vùng Baltic và có khả năng kéo quân đội Mỹ vào một cuộc chiến tranh kéo dài ở châu Âu.
Mỹ bắt đầu gửi hệ thống HAWK đến Ukraine từ năm 2022, một phần trong nỗ lực nâng cấp cho hệ thống tên lửa phòng không Stinger có kích cỡ nhỏ hơn, tầm bắn ngắn hơn, theo Reuters.
Bulgaria dựa vào Mỹ để thoát khỏi phụ thuộc nhiên liệu hạt nhân từ Nga
Trong một động thái mang tính lịch sử, Bulgaria đã tìm đến sự giúp đỡ của Mỹ để thoát khỏi phụ thuộc hạt nhân từ Nga.
Nhà máy điện hạt nhân Kozloduy của Bulgaria. Ảnh: Sofia Global
Bulgaria đang từ bỏ nhiên liệu hạt nhân của Nga, nguồn thu quan trọng của Điện Kremlin trong bối cảnh châu Âu cắt giảm mua dầu và khí đốt từ Moskva.
Cụ thể, Bulgaria, quốc gia đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân duy nhất với sự hỗ trợ của Liên Xô cách đây gần 60 năm, hiện đang chờ đợi các thanh nhiên liệu mới do Mỹ sản xuất, mà họ hy vọng sẽ trở thành một trong những quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw đầu tiên chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ vào Nga.
Trong một tuyên bố mới đây, Tsanko Bachiiski, Chủ tịch Cơ quan quản lý hạt nhân Bulgaria, cho biết nhiên liệu hạt nhân do công ty Westinghouse của Mỹ sản xuất sẽ được vận chuyển từ Thụy Điển trong tháng tới và có thể được đưa vào tổ máy số 5 của Nhà máy điện hạt nhân Kozloduy vào tháng 5/2024.
Động thái này thể hiện một bước đi mang tính biểu tượng đối với Bulgaria, quốc gia từ lâu đã duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Nga về mặt chính trị và kinh tế. Điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc Moskva sẽ mất doanh thu, vốn phụ thuộc một phần vào hoạt động buôn bán nhiên liệu hạt nhân trị giá hàng tỷ USD.
Martin Vladimirov, Giám đốc chương trình năng lượng và khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ, cho biết: "Đây là một sự thay đổi lớn về chính sách - trong nhiều thập kỷ Bulgaria đã phụ thuộc vào các hợp đồng dài hạn để nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga".
Ông Vladimirov nói thêm rằng Bulgaria cũng có "mạng lưới thân Nga" đã dành nhiều năm để tranh luận rằng các kế hoạch hạt nhân của nước này chỉ có thể hoạt động bằng nhiên liệu của Nga. Theo ông Vladimirov, những cảnh báo đó "đã được chứng minh là bị thổi phồng quá mức".
Các cơ quan quản lý Bulgaria cho biết họ không lường trước được những vấn đề lớn khi chuyển từ nhiên liệu hạt nhân của Nga sang của Mỹ. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong một loạt động thái có thể phá vỡ sự phụ thuộc vào Nga đối với an ninh năng lượng của Bulgaria.
Bulgaria không phải là nước duy nhất phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga. CH Séc, Slovakia, Hungary và Phần Lan đều duy trì nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine, ngay cả trong bối cảnh nỗ lực giảm phụ thuộc vào dầu khí và khí đốt của Moskva.
Theo một phân tích mới của tổ chức tư vấn Bellona, các nước EU đã tăng gấp đôi lượng mua nhiên liệu hạt nhân của Nga vào năm ngoái, chi tổng cộng 686 triệu euro, so với 280 triệu euro của năm trước đó. 19 lò phản ứng do Liên Xô thiết kế, được xây dựng trên khắp Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, đã thúc đẩy nhu cầu.
Nhưng Westinghouse, công ty của Mỹ, sẽ sớm giúp cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân của Bulgaria tại Kozloduy - một bước ngoặt trong nỗ lực của Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng hạt nhân của châu Âu.
Ngoài ra, Westinghouse còn đang làm việc tại Bulgaria để xây dựng hai lò phản ứng mới với chi phí khoảng 14 tỷ USD. Trong khi công ty từ chối đưa ra bình luận, Tarik Choho, người phụ trách nhiên liệu hạt nhân của công ty, cho biết vào tháng 12 năm ngoái rằng họ "tự hào hỗ trợ Bulgaria trên con đường đa dạng hóa và đảm bảo an ninh năng lượng".
'Cú sốc' trong quan hệ kinh tế của Nga với phương Tây Cuộc "chia tay" gây sốc về kinh tế đã chấm dứt cả một kỷ nguyên trong quan hệ của Nga với Đức và các nước châu Âu khác. Xung đột với Ukraine là một trong những nguyên nhân khiến quan hệ kinh tế thương mại giữa Nga và phương Tây gần như bị cắt đứt hoàn toàn. Ảnh: Reuters Chính sách kéo dài...