Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho Thổ Nhĩ Kỳ hạ máy bay Nga?
Một số chuyên gia phân tích chính trị nhận định Thổ Nhĩ Kỳ không thể thực hiện một hành động nguy hiểm như bắn rơi chiến đấu cơ của Nga mà không có sự tán đồng của Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Barack Obama – Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 26.11 tuyên bố Moscow đã cung cấp trước thông tin cho Washington về đường bay của chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria đầu tuần này. “Phía Mỹ biết rõ địa điểm và thời gian các chuyến bay của chúng tôi, và chúng tôi bị bắn chính xác tại đó và vào thời điểm đó”, ông Putin nói tại một cuộc họp báo với Tổng thống Pháp Francois Hollande ở Moscow.
Bình luận với đài Press TV của Iran hôm 27.11, ông Myles Hoenig, một chuyên gia phân tích chính trị tại bang Maryland (Mỹ), phát biểu: “Nếu những lời buộc tội của ông Putin là đúng, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng tác động của chính sách đối ngoại và quân sự của Mỹ là gây thêm bất ổn ở một khu vực đang hỗn loạn và căng thẳng của thế giới”.
Ý kiến này cũng tương đồng với phát biểu của chuyên gia chính trị người Pháp Gearoid O’Colmain trong cuộc trao đổi với đài Nga RT hôm 25.11. Ông nói: “Tôi không nghĩ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có thể hành động như vậy chống lại một siêu cường quân sự như Nga mà không có sự đồng tình của Mỹ. Thật nực cười nếu nghĩ rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hành động một mình. Thế nên chắc chắn họ đã tấn công (máy bay Nga) với sự hậu thuẫn của Mỹ”.
Chuyên gia Pháp cho rằng chiến lược dài hạn của Mỹ là sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ “làm công cụ để gây bất ổn cho Nga”.
Video đang HOT
Tổng thống Putin khẳng định máy bay Nga bị bắn khi đang ở bên trong lãnh thổ Syria khoảng 1 km. Ông cảnh báo về những “hậu quả nghiêm trọng” và gọi vụ việc này là một “nhát dao đâm sau lưng” do những “tòng phạm của khủng bố” thực hiện.
“Nga đã bước chân vào nơi các cường quốc phương Tây cho thấy hoặc không sẵn sàng, hoặc không có khả năng chấm dứt sự khủng bố của IS. Điều này đang thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông, và Mỹ đang đánh mất thế đứng trên thế giới do điều này. Tuy nhiên, việc chuẩn thuận một cuộc tấn công vào máy bay quân sự Nga cho thấy sự tuyệt vọng về phía Mỹ và các đồng minh. Điều đó cực kỳ nguy hiểm khi 2 cường quốc có thể dễ dàng hủy hoại nhau và tất cả các nước khác trên hành tinh”, ông Hoenig nhấn mạnh.
Theo chuyên gia Mỹ, chính sách của Washington ở Trung Đông “không có tầm nhìn rõ ràng”. “Mỹ muốn kết liễu IS nhưng dường như đang tránh né khi bàn đến việc truy sát lực lượng này. Họ đang phát động chiến tranh chống IS? Hay họ đang tài trợ và tiếp tế cho chúng? Hoặc có phải mục tiêu cao nhất của Mỹ là lật đổ chính phủ al-Assad, và việc gây tổn hại cho sức mạnh của IS chỉ là thứ yếu?”, ông Hoenig nêu nghi vấn.
“Không khó để tin rằng tất cả những gì Thổ Nhĩ Kỳ đang làm đã nằm trong tầm hiểu biết của Mỹ. Mục tiêu chính của họ là muốn nhìn thấy sự cáo chung của chế độ al-Assad (tương tự như mục tiêu của Mỹ), nhưng đồng thời cũng nhằm ngăn chặn mọi hình thức độc lập của người Kurd”, chuyên gia trên nói.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Putin: Bắn hạ phi cơ Nga là hành động phản bội, ngu ngốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một phi cơ của nước này gần biên giới Syria là hành động phản bội và ngu ngốc, đẩy quan hệ song phương vào bế tắc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande tại điện Kremlin hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự tức giận trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông coi việc bắn hạ máy bay Nga là hành động phản bội do một quốc gia mà Moscow coi như người bạn thực hiện, Reuters đưa tin.
"Chúng tôi vẫn chưa nhận được lời xin lỗi nào từ các lãnh đạo chính trị Thổ Nhĩ Kỳ hay đề nghị bồi thường thiệt hại hoặc cam kết trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm", ông Putin nói, nhắc lại lập trường phi cơ Nga bị bắn hạ khi đang bay ở Syria, không phải Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Putin, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang cố tình đẩy quan hệ song phương vào thế bế tắc. "Thổ Nhĩ Kỳ là người bạn của chúng tôi, gần như là đồng minh, và thật xấu hổ khi điều này bị hủy hoại bởi một hành động ngu ngốc".
Tổng thống Putin nói ông sẽ ra lệnh cho quân đội Nga tăng cường hợp tác với phía Pháp, bao gồm trao đổi thông tin về các mục tiêu, xem đây là một phần trong nỗ lực thiết lập liên minh quốc tế rộng hơn, đưa Nga và các nước phương Tây lại gần nhau.
"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với liên minh do Mỹ dẫn đầu. Những tai nạn như phá hủy máy bay và gây ra cái chết cho quân nhân của chúng tôi... là hoàn toàn không thể chấp nhận được", ông Putin nói. "Chúng tôi hành động theo quan điểm chuyện này sẽ không lặp lại. Nếu ngược lại, chúng tôi không cần phải hợp tác với bất cứ ai, liên minh hay quốc gia nào".
Ông Putin nói đang chờ đợi một lời xin lỗi từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, nhưng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đưa ra bất kỳ động thái nào như vậy.
"Tôi nghĩ nếu có bên nào cần xin lỗi, thì đó không phải là chúng tôi", ông Erdogan tuyên bố trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN hôm qua. "Ai vi phạm không phận của chúng tôi thì người đó mới phải xin lỗi. Các phi công và lực lượng vũ trang của chúng tôi chỉ đơn giản là hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có việc ứng phó với sự vi phạm các quy tắc. Tôi nghĩ đó là vấn đề cốt yếu".
Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố sẽ phối hợp cùng đồng minh của nước này và Nga để xoa dịu căng thẳng vụ máy bay Nga bị bắn hạ gần biên giới Syria.
Theo ông Davutoglu, sự kiện này đã đẩy quan hệ giữa Ankara với Moscow xuống mức tồi tệ nhất.
"Những cuộc thảo luận cần thiết đang diễn ra", ông Davutoglu cho biết trên tờ UK Times. "Các biện pháp bảo vệ chủ quyền của chúng tôi vẫn giữ nguyên, Thổ Nhĩ Kỳ cùng các đồng minh sẽ phối hợp với Nga để xoa dịu căng thẳng".
Như Tâm
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không xin lỗi vì bắn Su-24 Nga Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ không xin lỗi Nga về việc bắn rơi máy bay nước này, đồng thời cáo buộc Moscow vu khống khi cho rằng Ankara đồng lõa với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP "Tôi nghĩ nếu có bên nào cần xin lỗi, thì đó không phải là chúng...