Mỹ bật đèn xanh cho đặc nhiệm nữ
Các vụ tấn công tình dục trong quân đội Mỹ có thể liên quan đến lệnh cấm phụ nữ trực tiếp tham chiến lâu nay.
Giới lãnh đạo quân sự Mỹ đang sẵn sàng phá bỏ những rào cản cuối cùng để mở đường cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các nhiệm vụ chiến đấu trong tương lai không xa.
Nữ binh sĩ Mỹ huấn luyện tại căn cứ quân sự Fort Campbell ở bang Kentucky
Ảnh: AP
Sẽ có nữ biệt kích hải quân?
Video đang HOT
Theo kế hoạch được Lầu Năm Góc công bố ngày 18-6, phụ nữ Mỹ có thể được huấn luyện để tham gia lực lượng đặc nhiệm Ranger thuộc lục quân vào năm 2015 và trở thành biệt kích hải quân (SEAL) 1 năm sau đó. Theo hãng tin AP, kế hoạch này kêu gọi thiết lập những tiêu chuẩn như nhau về mặt thể chất và tinh thần cho cả nam và nữ để gia nhập các lực lượng đặc nhiệm nhất định trong quân đội. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chuck Hagel đã ra lệnh xúc tiến kế hoạch.
Những tiêu chuẩn cho phép phụ nữ tham gia lực lượng đặc nhiệm Ranger sẽ được ban hành vào tháng 7-2015, theo kế hoạch. Nếu được bật đèn xanh, tháng 3-2016 sẽ là thời điểm để những phụ nữ đủ tiêu chuẩn có thể bắt đầu huấn luyện thành biệt kích hải quân. Các lãnh đạo quân sự cũng đề xuất đưa một số nữ sĩ quan cao cấp sang các lực lượng đặc nhiệm để bảo đảm số thành viên nữ trẻ và có cấp bậc thấp hơn nhận được sự hỗ trợ trong quá trình huấn luyện.
Riêng hải quân Mỹ có ý định cho phụ nữ tham gia huấn luyện trong lực lượng ven sông của mình vào tháng tới với mục tiêu triển khai họ làm nhiệm vụ vào tháng 10. Dù không phải là đơn vị đặc nhiệm nhưng lực lượng ven sông có tham gia cận chiến và tiến hành các chiến dịch an ninh trên thuyền nhỏ. Đến tháng 7-2014, hải quân dự kiến hoàn tất cuộc nghiên cứu về việc cho phép phụ nữ tham gia lực lượng SEAL.
Không dừng lại ở đó, quân đội Mỹ còn đang tính toán phí tổn của việc mở cửa đón phụ nữ vào các lực lượng đặc nhiệm, nhất là những vị trí trên tàu hải quân. Lý do là thiết kế của nhiều tàu loại này không đáp ứng đủ nhu cầu riêng tư của phụ nữ nên cần có sự chỉnh sửa.
Lệnh cấm gây bất bình đẳng
Kế hoạch trên được đưa ra theo sau hàng loạt vụ tấn công tình dục trong các lực lượng vũ trang Mỹ. Đầu năm nay, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nhận định các vụ tấn công tình dục có thể liên quan đến lệnh cấm phụ nữ trực tiếp chiến đấu lâu nay. Theo ông, lệnh cấm này tạo ra sự bất bình đẳng giới trong quân ngũ, dẫn đến thái độ thiếu tôn trọng phụ nữ.
Vào tháng 1-2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó là ông Leon Panetta và tướng Dempsey đã ký lệnh dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ tham gia chiến đấu trực tiếp. Quyết định trên phản ánh thực tế chiến trường ở Iraq và Afghanistan, nơi phụ nữ dù không tham chiến nhưng vẫn được giao những vai trò như quân y, quân cảnh và sĩ quan tình báo ngoài chiến trường. Trong số hơn 6.700 quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Iraq và Afghanistan, khoảng 150 người là phụ nữ.
Phụ nữ hiện chiếm khoảng 14% trong số 1,4 triệu quân nhân thường trực của Mỹ. Hơn 280.000 phụ nữ đã được phái đến Iraq, Afghanistan và những nước láng giềng để hỗ trợ cho 2 cuộc chiến này. Vào năm ngoái, quân đội Mỹ “mở cửa” khoảng 14.500 vị trí cho phụ nữ. Dù vậy, phụ nữ vẫn chưa được phép đảm nhận phần lớn trong số gần 240.000 việc làm trong quân đội Mỹ, nhất là công việc trong những đơn vị thường hoạt động gần chiến trường.
Theo Dantri
Mỹ muốn xây dựng "quy tắc ứng xử" an ninh mạng với Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 31/5 tuyên bố muốn thiết lập "các quy tắc ứng xử" với Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực an ninh mạng, trong bối cảnh tấn công tin tặc gia tăng, đặc biệt là việc mới đây báo chí Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp hàng loạt thông tin quân sự của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (giữa) tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La, đang diễn ra ở Singapore.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có lời tuyên bố kể trên với báo giới khi ông trong máy bay trên đường tới Singapore, tham dự hội nghị an ninh quốc tế thường niên Shangri-La. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định với các nhà báo: "Chúng ta cần phải tìm ra các phương tiện để xây dựng được các quy tắc ứng xử (trong an ninh mạng) khi làm việc với Trung Quốc và tất cả các nước".
Khi được hỏi về việc nhiều hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ bị tin tặc xâm nhập và đánh cắp dữ kiện, như tờ Washington Post mới đây đưa tin, Bộ trưởng Hagel khẳng định "Mỹ biết được các cuộc xâm nhập (tin học) này đến từ đâu".
Tuy nhiên, ông Chuck Hagel cũng thừa nhận để chứng minh được các xâm nhập này đến từ một kẻ thù cụ thể là một điều "khá là khó khăn".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ hối thúc Bắc Kinh xây dựng bộ quy tắc ứng xử này bằng "con đường ngoại giao chính thức" cũng như trong "các đối thoại riêng".
Dự kiến Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ ở lại Singapore cho đến sáng thứ hai 3/6 và sẽ có nhiều cuộc đối thoại song phương với các đồng nhiệm Châu Á và đồng nhiệm Trung Quốc. Nếu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không có mặt, ông Chuck Hagel sẽ gặp các thành viên trong phái đoàn Trung Quốc tham dự hội nghị. Ông Hagel cũng có kế hoạch mời đồng nhiệm Trung Quốc tới Mỹ vào tháng 8/2013.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định rằng, các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo quân đội hai nước mang lại hy vọng hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Vào tháng 4 vừa qua, viên tướng có hàm cao nhất nước Mỹ, tổng tham mưu trưởng Martin Dempsey, đã công du Bắc Kinh.
Trong khi đó, nhật báo Mỹ Washington Post mới đây tố cáo tin tặc Trung Quốc đột nhập đánh cắp hàng loạt thông tin mật liên quan đến nhiều loại vũ khí tối tân của Mỹ, như tên lửa Patriot, hệ thống chống tên lửa Aegis của hải quân, chiến đấu cơ FA-18, F-35 và trực thăng chiến đấu Black Hawk. Ngày 30/5, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố bác bỏ cáo buộc này.
Theo Dantri
Mỹ sẽ triển khai lính bảo vệ vũ khí hóa học Syria? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta - Ảnh: AFP Mỹ loại bỏ phần lớn khả năng gửi bộ binh đến bảo vệ các kho vũ khí hóa học Syria trong các tình huống chiến tranh, song Lầu Năm Góc có thể cung cấp quân nếu chế độ của Tổng thống Bashar Assad đồng ý thực thi quá trình chuyển tiếp hòa bình....