Mỹ bắt đầu nghiên cứu tên lửa hành trình mới sau khi rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF
Lầu Năm Góc xác nhận đã bắt đầu chế tạo các bộ phận cho một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất mới sau khi rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF).
Lầu Năm Góc xác nhận đang phát triển tên lửa hành trình mới. Ảnh: Getty
Vào ngày 1/2 vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố không còn bị ràng buộc bởi INF và sẽ rút hoàn toàn khỏi hiệp ước này vào tháng 8/2019. Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng ra quyết định đình chỉ nghĩa vụ INF của Nga vào thời điểm một tháng sau đó.
Hôm qua (11/3), người phát ngôn Lầu Năm Góc Michelle Baldanza cho biết quá trình sản xuất thành phần của tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM) mới đã bắt đầu. Kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước, đây là lần đầu tiên Mỹ sản xuất vũ khí này. Đây là lần đầu tiên Mỹ chế tạo những vũ khí như vậy kể từ những năm 1980 khi các tên lửa hành trình được triển khai ở châu Âu trong một cuộc đối đầu căng thẳng chống lại tên lửa SS-20 của Liên Xô.
Bà Baldanza khẳng định Bộ Quốc phòng Mỹ bắt tay vào nghiên cứu và phát triển tên lửa phóng từ mặt đất mới từ cuối năm 2017 và “tuân thủ theo INF”. Trước đây, Mỹ mới chỉ thực hiện giai đoạn ban đầu của nghiên cứu nhưng khi không còn bị phụ thuộc vào INF thì Lầu Năm Góc đã mạnh dạn hơn trong nỗ lực phát triển vũ khí.
Video đang HOT
Nghiên cứu và phát triển này được thiết kế để có thể đảo ngược, nếu Nga quay trở lại tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng trước khi Mỹ rút khỏi hiệp ước vào tháng 8 thì có thể Lầu Năm Góc sẽ dừng các hoạt động liên quan.
Trong một vài năm qua, Nga đã liên tục phủ nhận việc phát triển một tên lửa tầm trung 9M729. Tuy nhiên, sau khi được tình báo Mỹ khẳng định về sự tồn tại của nó, Moscow lập luận rằng tầm bắn của tên lửa chỉ nằm dưới giới hạn 500km bị cấm theo hiệp ước INF. NATO và những người ủng hộ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đổ lỗi cho Nga về sự kết thúc của INF.
Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Thomas Countryman từng tuyên bố thật đáng thất vọng khi các đồng minh châu Âu không gây áp lực nhiều hơn đối với Nga trước khi ông Trump rút khỏi INF. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay cũng chưa phải là quá muộn để người châu Âu đưa ra một kịch bản hậu INF. Ông nói thêm rằng một thỏa thuận có thể được đưa ra về việc không triển khai tên lửa của Nga và Mỹ ở châu Âu, hoặc cam kết không chế tạo bất kỳ tên lửa tầm trung mới nào có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Guardian)
Theo doisongphapluat
Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh đáp trả mạnh mẽ Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh ngừng tuân thủ hiệp ước hạt nhân với Mỹ, mở đường để Nga phát triển các tên lửa hành trình tầm xa phóng từ mặt đất.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo AP, ông Putin ký sắc lệnh cho phép Nga ngừng tuân thủ điều khoản trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Tổng thống Nga yêu cầu Bộ Ngoại giao thông báo cho Washington về quyết định này.
Ông Putin khẳng định INF sẽ không có hiệu lực cho tới khi Mỹ ngừng các hành động vi phạm hiệp ước.
Sắc lệnh của ông Putin được đưa ra khi Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford ở Vienna, Áo. Tại cuộc gặp, hai bên đã bàn về hiệp ước INF mà phía Nga nói là cuộc "đối thoại mang tính xây dựng".
Quân đội Nga hồi tháng Giêng công bố mẫu tên lửa 9M729 với tầm bắn 480 km, tức là không vi phạm hiệp ước. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau đó tuyên bố Washington sẽ rút khỏi INF trong vòng 6 tháng nếu Moskva không phá hủy các tổ hợp 9M729.
Mỹ đã công bố ý định rút khỏi hiệp ước INF từ nhiều tháng trước, với tuyên bố trừ khi Nga tuân thủ nghiêm túc. Phía Nga bác bỏ mọi cáo buộc rằng nước này vi phạm INF.
Hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô ký năm 1987, cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Mỹ cáo buộc tên lửa 9M729 của Nga vi phạm vì có tầm bắn lên tới gần 5.000 km. Ngược lại, Nga cũng cáo buộc các tổ hợp Aegis của Mỹ ở châu Âu có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk tầm bắn 2.500km.
Các vũ khí này chỉ cần thời gian rất ngắn để bay đến mục tiêu so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa và nếu được trang bị đầu đạn hạt nhân, đây sẽ là những vũ khí hủy diệt nguy hiểm.
Việc ký sắc lệnh rút Nga khỏi hiệp ước INF của ông Putin sẽ giúp Moscow tự do phát triển các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ mặt đất, đưa toàn bộ châu Âu vào tầm ngắm.
Căng thẳng liên quan đến hiệp ước INF khiến mọi người nghĩ đến cuộc khủng hoảng những năm 1980, chuyên gia quân sự Pavel Felgenhauer ở Moscow nói. "Căng thẳng Nga và phương Tây không ngừng leo thang và có khả năng xảy ra chiến tranh. Nó không xảy ra ngay lập tức nhưng rất có khả năng".
Theo Danviet
Tên lửa siêu thanh Nga vươn tới sở chỉ huy Mỹ trong 5 phút? Tên lửa siêu thanh Tsircon sẽ không chỉ giữ vai trò đối trọng với các tên lửa Mỹ được triển khai ở châu Âu mà còn đảm bảo khả năng tấn công các hệ thống kiểm soát chủ chốt, trung tâm chỉ huy quan trọng. Chuẩn đô đốc Hải quân Nga về hưu Vsevolov Khmyrov nói với báo giới ngày 21-2 rằng các...