Mỹ bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng
Người dân Mỹ được yêu cầu phải đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng từ tháng sau nhằm chặn đà lây lan của Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 29/1 yêu cầu tất cả người dân phải đeo khẩu trang khi đi máy bay, tàu thủy, tàu điện ngầm, xe buýt, taxi cũng như tại các trung tâm vận chuyển hành khách như sân bay, bến xe buýt, bến phà, ga tàu, cảng biển. Lệnh trên sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 23h59 ngày 1/2.
Người dân phải đeo khẩu trang che kín mũi và miệng. Khẩu trang cần có ít nhất hai lớp vải thoáng khí và được cố định vào đầu bằng dây buộc, vòng đeo tai hoặc dây chun. Khẩu trang cũng cần vừa khít và không được có van thở ra hay lỗ thủng.
Hành khách đeo khẩu trang trong khu lấy hành lý tại sân bay Denver, Mỹ, hồi tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tấm che mặt và kính bảo hộ có thể đeo cùng khẩu trang nhưng không thể thay thế khẩu trang. Khăn quàng cổ và khăn rằn không đáp ứng các yêu cầu mới mà CDC đưa ra. Trẻ em dưới hai tuổi hoặc người khuyết tật không thể đeo khẩu trang được miễn trừ.
Trong thông báo của mình, CDC nhấn mạnh người không tuân thủ quy định đeo khẩu trang có thể phải chịu các hình phạt hình sự song họ “khuyến khích người dân tình nguyện thực hiện” và mong đợi sự hỗ trợ từ các cơ quan liên bang khác.
Mỹ đến nay ghi nhận hơn 26 triệu ca nhiễm và hơn 445.000 ca tử vong vì Covid-19. Giới chức y tế nước này hôm 28/1 thông báo lần đầu phát hiện biến chủng virus có nguồn gốc từ Nam Phi trên hai bệnh nhân tại bang Nam Carolina. Các chuyên gia y tế cho rằng đây là thách thức đáng báo động trong nỗ lực phòng chống dịch, bởi nhiều phòng thí nghiệm nhận định nó có khả năng kháng vaccine và giảm hiệu quả của kháng thể.
Thông tin được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Sở Y tế bang Minnesota ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng nCoV siêu lây nhiễm có nguồn gốc Brazil, trong khi chủng virus từ Anh đã xuất hiện ở ít nhất 28 bang.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ, cảnh báo các biến chủng nCoV mới sẽ tiếp tục lây lan rộng trên nước này vào mùa xuân và trở nên lần át chủng hiện nay.
“Thực tế là, khi bạn có một loại virus mới với khả năng lây nhiễm hiệu quả hơn so với loại đang lây truyền trong cộng đồng thì sớm hay muộn, nó sẽ trở nên vượt trội hơn so với loại hiện nay”, ông nói. “Dự đoán được đưa ra với biến chủng từ Anh là có thể vào cuối tháng ba, đầu tháng 4, nó sẽ tăng độ phủ trên toàn đất nước”.
Nhật Bản thông qua 2 dự luật phạt tổ chức, cá nhân vi phạm chống dịch COVID-19
Ngày 22/1, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua 2 dự luật quy định các hình phạt đối với các tổ chức và cá nhân không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các dự luật này được thông qua trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp ở Nhật Bản. Ngày 21/1, nước này tiếp tục ghi nhận thêm 5.668 ca nhiễm mới và 94 người tử vong vì COVID-19, trong khi số bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch vẫn ở mức 1.044 người.
Dự luật sửa đổi Luật về các biện pháp đặc biệt chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác sẽ cho phép chính quyền các địa phương thực hiện "các biện pháp quyết liệt" trong tình huống chưa cần ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh. Cụ thể, thống đốc các tỉnh, thành sẽ được phép yêu cầu các cơ sở kinh doanh rút ngắn thời gian hoạt động và sau đó có thể ra lệnh nếu yêu cầu bị từ chối mà không có lý do chính đáng. Chủ cơ sở kinh doanh không tuân thủ sẽ bị phạt 300.000 yen (khoảng 2.900 USD) trong tình huống chưa ban bố tình trạng khẩn cấp và tới 500.000 yen khi tình trạng khẩn cấp đã được ban bố. Nếu chủ cơ sở kinh doanh không cho phép chính quyền thanh tra tại hiện trường, họ có thể bị phạt 200.000 yen.
Trong khi đó, dự luật sửa đổi Luật về phòng chống các bệnh truyền nhiễm quy định phạt tiền tới 1 triệu yen hoặc phạt tù lên đến 1 năm đối với những bệnh nhân COVID-19 từ chối nhập viện. Bên cạnh đó, dự luật này cũng trao thêm quyền cho nhà nước và thống đốc các tỉnh, thành yêu cầu các cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, cũng như cho phép họ công khai thông tin về các cơ sở y tế không tuân thủ yêu cầu đó.
Theo quy định hiện hành ở Nhật Bản, khi Thủ tướng ban bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ có thể yêu cầu người dân hạn chế đi ra đường và yêu cầu các nhà hàng, quán bar rút ngắn thời gian hoạt động. Tuy nhiên, các yêu cầu đó không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý và không có hình phạt nào đối với các tổ chức cũng như cá nhân không tuân thủ các yêu cầu đó. Liên minh cầm quyền Nhật Bản dự kiến sẽ thảo luận với các đảng đối lập về 2 dự luật trên vào tuần tới với hy vọng Quốc hội sẽ thông qua trong tháng 2.
* Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm mới theo ngày đã giảm xuống dưới mức 400 ca/ngày nhờ việc áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, nhưng giới chức y tế nước này vẫn duy trì cảnh giác vì họ muốn giảm hơn nữa tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Hành khách đăng ký xét nghiệm COVID-19 tại một trạm xét nghiệm ở sân bay quốc tế Incheon, phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), ngày 22/1, nước này ghi nhận 346 ca nhiễm mới (trong đó 314 ca lây nhiễm cộng đồng), giảm nhẹ so với 401 ca thông báo vào ngày trước đó. Hiện tổng số ca bệnh trên cả nước Hàn Quốc tăng lên 74.262 ca. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 12 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 1.328 ca.
Dù số ca nhiễm mới theo ngày đang có xu hướng giảm nhưng giới chức y tế Hàn Quốc vẫn kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội đã được tăng cường nhằm ngăn chặn nguy cơ các ca bệnh gia tăng trở lại.
* Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia ngày 22/1 cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận 103 ca nhiễm mới, trong đó 94 ca lây nhiễm cộng đồng, trong ngày 21/1. Trong số các ca lây nhiễm trong nước, 47 ca ở tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm - 19 ca, Hà Bắc - 18 ca, Thượng Hải - 6 ca, Bắc Kinh - 3 ca và Sơn Tây - 1 ca.
Tính đến hết ngày 21/1, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 88.804 ca nhiễm, trong đó 4.635 ca tử vong do COVID-19. Hiện còn 1.674 ca đang được điều trị, trong đó 80 ca trong tình trạng nguy kịch, và 82.495 người đã được xuất viện.
Malaysia tái phong tỏa gần như toàn bộ đất nước để chống dịch Ngoại trừ bang Sarawak, tất cả các bang và lãnh thổ liên bang còn lại ở Malaysia phải tái thực hiện Lệnh Hạn chế di chuyển (MCO) để ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch COVID-19. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Malaysia dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia...