Mỹ: Bão Ernesto ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưới điện tại Puerto Rico
Ngày 14/8, khoảng 50% hộ gia đình và doanh nghiệp ở Puerto Rico – vùng lãnh thổ hải ngoại của Mỹ – lâm vào cảnh mất điện khi bão Ernesto di chuyển vào vùng biển ấm trên Đại Tây Dương.
Ngay trước đó, cơn bão này đã gây mưa xối xả trên lãnh thổ Mỹ.
Cờ đỏ báo hiệu điều kiện bơi lội nguy hiểm ở Luquillo, Puerto Rico, ngày 13/8, khi bão Ernesto đang đến gần. Ảnh: AFP
Theo LUMA Energy – nhà cung cấp điện chủ lực tại Puerto Rico, hơn 725.000 hộ gia đình và doanh nghiệp trong tổng số khoảng 1,5 triệu khách hàng trên đảo không có điện để sử dụng. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của LUMA Energy, ông Juan Saca cho biết hiện chưa thể xác định rõ thời điểm chính xác khôi phục được hoàn toàn lưới điện, song nhấn mạnh hơn 1.500 nhân viên đang khẩn trương sửa chữa nhằm cấp điện trở lại sớm nhất có thể.
Trung tâm Bão quốc gia (NHC) của Mỹ cho biết tính đến chiều cùng ngày, bão Ernesto đang di chuyển theo hướng Tây Bắc với sức gió 120 km/giờ. Tâm bão hiện cách thủ phủ San Juan của Puerto Rico khoảng 365 km về phía Tây Bắc.
NHC dự báo bão Ernesto sẽ áp sát vùng lãnh thổ hải ngoại Bermuda của Anh, cách bang North Carolina (Mỹ) khoảng 1.093 km về phía Đông, vào ngày 17/8 tới. Trước đó có thể gây mưa sớm nhất vào ngày 15/7. Cũng theo trung tâm này, trong khoảng 48 giờ, Ernesto có thể tăng cấp thành cơn bão lớn – từ bão cấp 3 trở lên với vận tốc gió lên tới 179km/giờ.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 14/8, sân bay quốc tế Luis Muoz Marín đã nối lại hoạt động sau khi hủy 145 chuyến bay vào hai ngày qua.
Trước khi bão Ernesto rời khỏi Quần đảo Virgin của Mỹ, lượng mưa dự kiến tại đây là 152mm, trong khi ở phía Đông Nam Puerto Rico, dự báo lượng mưa lên tới 254mm.
Cảnh báo bão nhiệt đới đối với Quần đảo Virgin, vùng lãnh thổ Puerto Rico và các đảo lân cận đã được dỡ bỏ vào chiều 14/8. Tuy nhiên, tại Puerto Rico và Quần đảo Virgin có thể có gió giật suốt thời gian còn lại trong ngày.
Ernesto là cơn bão Đại Tây Dương thứ hai được đặt tên trong một tuần được dự báo sẽ hứng chịu nhiều cơn bão dữ dội. Cơn bão đầu tiên có tên Debby đã đổ bộ vào bờ biển Vịnh Florida hồi tuần trước, làm ngập một số khu vực ở cả hai bang North Carolina và South Carolina với lượng mưa lên tới 600mm.
Trước đó, trong tháng 7, bão Beryl, cơn bão đầu tiên đồng thời là cơn bão cấp 5 sớm nhất trong mùa bão Đại Tây Dương năm nay đã càn quét Caribe và bờ Vịnh Mexico đoạn qua bang Texas khiến hàng chục người thiệt mạng và gây thiệt hại khoảng 6 tỷ USD.
Lai lịch tên trùm băng đảng xuất thân từ cảnh sát đang làm rối loạn Haiti
Jimmy "Barbecue" Cherizier là lãnh đạo một trong những băng đảng khét tiếng nhất đang gây náo loạn tại Haiti.
Cựu cảnh sát này còn nằm trong danh sách trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ).
Tên trùm băng đảng Cherizier (giữa) di chuyển trên đường phố thủ đô Haiti. Ảnh: CNN
Các nhóm tội phạm có vũ trang đã kích động bạo lực để phế truất Thủ tướng Ariel Henry khi ông ở nước ngoài trong tuần trước. Hiện tại, chúng đang kiểm soát nhiều khu vực tại Haiti.
Cherizier đã cảnh cáo: "Nếu Ariel Henry không từ chức và cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ ông ta, chúng tôi sẽ tiến hành nội chiến dẫn đến diệt chủng".
Kênh Al Jazeera cho biết có thông tin ông Henry vào ngày 5/3 đã xuất hiện ở Puerto Rico, lãnh thổ Mỹ. Ông vốn dự kiến từ chức vào tháng 2.
Ngày 4/3, các băng đảng tội phạm đã nổ súng nhắm vào cảnh sát ngay bên ngoài sân bay quốc tế Toussaint Louverture ở Port-au-Prince. Trước đó, hôm 3/3, chúng đã tấn công hai nhà tù lớn nhất tại Haiti và phóng thích hàng nghìn tù nhân.
Tên Jimmy Cherizier (46 tuổi) đang là "gương mặt đại diện" của tình trạng bạo loạn đang bao trùm Haiti. Hắn đứng đầu liên minh băng đảng có tên "Gia đình G9".
Đây không phải là lần đầu tiên Cherizier trở thành chủ đề chính trên truyền thông. Năm 2022, với vai trò thủ lĩnh G9, hắn đã phong tỏa cảng nhiên liệu của Haiti trong nhiều tuần, gây tê liệt hệ thống phân phối xăng tại nước này. Diễn biến khiến chính phủ Haiti kêu gọi lực lượng đa quốc gia hỗ trợ để cảnh sát địa phương khôi phục lại trật tự. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có lực lượng nào xuất hiện trong khi tình trạng hỗn loạn lại gia tăng.
Tháng 10/2022, Cherizier đứng đầu danh sách trừng phạt mới của Liên hợp quốc đối với các băng đảng có vũ trang của Haiti. Lệnh trừng phạt bao gồm yêu cầu cấm di chuyển, đóng băng tài sản và cấm vận vũ khí.
Theo hội đồng chuyên gia giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, bất chấp nằm trong diện bị trừng phạt, Cherizier vẫn nhúng tay vào các hành vi đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của Haiti.
Gia đình G9 có trên 1.000 thành viên, chủ yếu là cựu cảnh sát, nhân viên bảo vệ hoặc trẻ em đường phố từng bị buộc tội giết người, cướp bóc, ám sát, buôn bán ma túy, bắt cóc...
Các chuyên gia của LHQ cũng nhấn mạnh đến việc Cherizier nhúng tay vào vụ thảm sát Saline diễn ra năm 2018 tại khu ổ chuột cùng tên ở thủ đô Haiti. Bộ Tài chính Mỹ, vốn áp đặt lệnh trừng phạt đối với Cherizier năm 2020, cho biết: "Khi giữ vị trí Cảnh sát Quốc gia Haiti, tên Cherizier đã lên kế hoạch và tham gia vào vụ tấn công La Saline 2018".
Vụ thảm sát khiến 71 người thiệt mạng chỉ trong vài ngày. Những tên tội phạm đã sát hại man rợ người dân thường. Tuy nhiên, Cherizier bác bỏ cáo buộc đối với hắn liên quan đến vụ việc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Al Jazeera năm 2021, Cherizier khẳng định: "Tôi không phải một tên giang hồ, và sẽ không bao giờ là một tên giang hồ". Hắn tự nhận bản thân đang đang chiến đấu vì một xã hội khác.
Hoạt động gián điệp "thân thiện" giữa các nước đồng minh và Mỹ Sự quan tâm về công việc của các đồng minh và thông tin mà họ thu thập được về các nước thứ ba luôn luôn tồn tại và vẫn như xưa, chiếm một trong những vị trí hàng đầu trong hoạt động gián điệp của nhiều nước. Ví dụ, trong một báo cáo của mình, trung tâm phản gián quốc gia Mỹ nhận...