Mỹ bận đối phó IS là “cơ hội” cho Putin?
Sự can thiệp mới của Mỹ vào Trung Đông tất yếu sẽ mở đường cho công cuộc gây ảnh hưởng của Moscow ở Đông Âu.
Hai tuần trước, các nhà bình luận đã vội vã lo sợ về sự trở lại của châu Âu thời kỳ 1930, sau khi có dấu hiệu Nga “nhúng tay” vào miền đông Ukraine. Nhưng sau đó, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ mở cuộc chiến tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Khủng hoảng Ukraine, cùng với đó là mối đe dọa từ Nga đối với châu Âu, đã tạm thời bị bỏ qua.
Sự can thiệp mới của Mỹ vào Trung Đông tất yếu sẽ mở đường cho công cuộc “làm mưa làm gió” của Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương và Moscow ở Đông Âu. Thập kỷ tiếp sau sự kiện 11/9 cho thấy điều đó. Trong khi Washington bận rộn với Afghanistan và Iraq, lực lượng hải quân Trung Quốc đã nổi lên thành một thế lực địa chính trị chủ chốt ở Đông Á, đe dọa các đồng minh của Mỹ từ Nhật Bản đến Philippines. Sự kiện 11/9 thực sự là một món quà từ trên trời rơi xuống cho các nhà hoạch định quân sự Bắc Kinh.
Vì thực tiễn địa chính trị của thế kỷ 21 là tính đồng thời: nhiều xung đột xảy ra cùng một lúc và tất cả đều phải được giải quyết, dù ít dù nhiều. Và đối với Mỹ, sự quyết tâm của Nga tại châu Âu cũng như sức mạnh quân sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á về dài hạn cũng đáng để tâm không kém Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Trung Đông.
Thế nên chúng ta cần quay trở lại cái gọi là thập niên 1930 tại châu Âu được miêu tả cách đây hai tuần trước. Thực ra việc so sánh đó có phần đúng với thực tế.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị G8, tháng 6/2013. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục tiến về phía tây cho đến khi bị dừng lại. Mục tiêu của Putin không phải là xây dựng lại Khối Hiệp ước Warsaw, bởi điều đó sẽ rất tốn thời gian và chi phí cho Moscow có thể duy trì.
Video đang HOT
Điều ông Putin muốn là một khu vực ảnh hưởng truyền thống và là vùng đệm của Nga tại châu Âu, bởi mối lo ngại từ lịch sử: nước Nga trong vài thế kỷ qua đã bị xâm lược từ phía tây không chỉ bởi quân Pháp và Đức, mà còn từ Thụy Điển, Lithuania, và Ba Lan.
Viện nghiên cứu Strarfor đã hàng năm trời cho rằng nước Nga đang tận dụng cuộc khủng hoảng tài khóa ở châu Âu để mua lại ngân hàng, đường lưới điện, nhà máy lọc dầu, và mạng lưới vận chuyển khí thiên nhiên, cùng với các cơ sở hạ tầng khác. Họ cũng mở rộng mạng lưới đường ống dẫn năng lượng sang các nước vệ tinh cũ.
Trong khi đó, một châu Âu bị yếu đi bởi khủng hoảng tài chính có ít dư địa chính trị để lôi kéo các nước như Moldova, Serbia, Bulgaria, và Ukraine xích lại gần hơn, để đổi lại các cải cách xã hội và kinh tế.
Đó là cách Moscow gây ảnh hưởng tại Đông Âu trước cuộc khủng hoảng hiện thời ở Ukraine, thời điểm truyền thông phương Tây cuối cùng phải chú ý đến xu hướng này.
Cuộc khủng hoảng mở đầu khi chính quyền thân Nga bị lật đổ bởi những người biểu tình thân phương Tây, từ đó làm lung lay vị thế vùng đệm của Ukraine với Nga. Kremlin đơn giản là phải phản ứng. Ông Putin sát nhập bán đảo Crimea, vốn là nơi đồn trú của Hạm đội biển Đen của Nga và có phần đông cư dân là người Nga thiểu số.
Khi phe ly khai thất bại trong việc khơi dậy cuộc nổi loạn với quy mô lớn hơn, và quân đội được phương Tây ủng hộ của Ukraine đe dọa cô lập quân ly khai ở một số nơi, ông Putin vẫn quyết định tăng thêm đáng kể viện trợ. Gió đảo chiều từ đó, và cũng làm tăng thêm cảnh báo về sự trở lại của thời kỳ 1930.
Trên thực tế, ông Putin có một số ưu tiên trong thời điểm hiện tại. Ông biết rằng Tổng thống Ukraine Poroshenko hiểu nước Nga có thể gây ảnh hưởng cho Ukraine nhiều hơn việc phương Tây có thể trợ giúp. Bởi Ukraine, do địa lý, quan trọng với Nga hơn phương Tây. Ông Putin cũng biết rằng dù châu Âu đã áp dụng lệnh trừng phạt với Nga, những biện pháp đó bị giới hạn bởi nhu cầu của châu Âu với khí đốt từ Nga cũng như mối quan hệ kinh tế giữa hai bên.
Cuộc khủng hoảng ở châu Âu cũng hạn chế khả năng đưa ra các biện pháp trừng phạt thực sự. Nên nhớ rằng trừng phạt là biện pháp hai chiều, một khi thực thi nó cũng sẽ gây tổn hại cho châu Âu.
Thêm vào đó dư luận châu Âu cũng không hoàn toàn chống Nga. Cơn cuồng nộ sau vụ máy bay MH17 bị bắn rơi đã không khiến châu Âu vĩnh viễn quay lưng lại với nước Nga của ông Putin, mà trở thành một màn kịch rời rạc nữa trên truyền thông.
Xét về quyết định của NATO nhằm tăng cường lực lượng phản ứng nhanh tại Đông Âu, ông Putin biết rằng sức mạnh của khối quân sự này phụ thuộc vào ngân sách quốc phòng của các quốc gia thành viên. Và với một vài ngoại lệ, các thành viên NATO thậm chí còn không muốn chi quốc phòng đạt 2% tổng sản phẩm quốc nội. Châu Âu vẫn là một không gian địa chính trị bán hòa bình, và với đặc tính này, họ không phải là mối đe dọa với nước Nga.
Nước Mỹ, như Tổng thống Obama đã phát ngôn, sẽ không đưa quân đến Ukraine hay ném bom lực lượng ly khai. Thêm vào đó, trợ giúp của họ cho quân đội Ukraine cũng có giới hạn. Công chúng Mỹ không muốn bảo vệ châu Âu khỏi nước Nga như cách họ đã làm với Liên Xô cũ.
Quả vậy, Chiến tranh Lạnh là hệ quả nối dài của Chiến tranh thế giới thứ 2 và là thách thức sinh tồn của các hệ tư tưởng cũng như địa chính trị. Tất cả những điều đó không còn đúng trong hiện tại, và ông Putin hiểu rất rõ…
Và để nói về ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt, kể cả có nặng hơn mức hiện tại đối với nền kinh tế Nga, nên nhớ rằng người Nga luôn có khả năng chịu đựng hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là khi tinh thần dân tộc tăng cao.
Điều này tất nhiên không dẫn mọi chuyện thành châu Âu những năm 1930, nhưng vẫn tạo ra một phiên bản bớt khắc nghiệt hơn của nó. Tổng thống Ukraine Poroshenko hiểu câu chuyện đó, và biết ông phải tiếp tục đàm phán và thỏa hiệp với ông Putin, thậm chí với các điều khoản do ông Putin đặt ra.
Đó cũng là lý do vì sao ông Poroshenko cầu viện Nhà trắng và Quốc hội Mỹ. Ông Putin, về phần mình, đang mong nước Mỹ tiếp tục cuộc chiến với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), và mong nó sẽ diễn ra trong thời gian thật dài.
Theo Khắc Giang
Vietnamnet
Tác giả bài viết, Robert D. Kaplan, là Chuyên gia của Stratfor, một tổ chức phân tích địa chính trị. Ông từng là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ mới. Năm 2011, tạp chí Foreign Policy đưa ông vào danh sách 100 học giả toàn cầu.
Mỹ tăng cường trừng phạt các ngân hàng lớn nhất nước Nga
Ngày 12/9, Mỹ đã công bố thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, tác động đến các ngành công nghiệp dầu mỏ và quốc phòng đồng thời hạn chế hơn nữa các ngân hàng Nga tiếp cận các thị trường nợ và cổ phiếu của Mỹ, nhằm trừng phạt Moskva do can thiệp vào Ukraine.
Mỹ tăng cường trừng phạt các ngân hàng lớn nhất nước Nga
Các lệnh trừng phạt trên, lần đầu tiên nhằm vào ngân hàng Sberbank của Nga, được công bố đồng thời với những biện pháp trừng phạt kinh tế mới của Liên minh châu Âu (EU), trong đó bao gồm cả những biện pháp hạn chế việc cung cấp tài chính cho các công ty quốc doanh Nga và phong tỏa tài sản đối với những chính trị gia hàng đầu của nước này.
Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ siết chặt sự kiểm soát tài chính đối với 6 ngân hàng của Nga, trong đó có Sberbank - ngân hàng lớn nhất Nga tính theo giá trị tài sản, cùng các hãng Transneft, Lukoil, Gazprom, Gazpromneft, Surgutneftgas và Rostec, bằng việc cấm các cá nhân và công ty Mỹ giao dịch bất cứ khoản nợ nào mà họ phát hành có thời gian đáo hạn hơn 30 ngày.
Theo Vietnam
Thủ tướng Ukraine hé lộ kế hoạch xây "tường thành" với Nga Reuters đưa tin ngày 3/9, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseny Yatseniuk đã tố cáo Nga là một "nhà nước khủng bố" - thủ phạm duy nhất phải chịu trách nhiệm trong cuộc xung đột ở miền Đông nước này, đồng thời tái khẳng định nguyện vọng của Kiev muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thủ tướng...