Mỹ bán 2 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan khi chiến tranh thương mại Mỹ Trung căng thẳng
Lân đâu tiên Mỹ sẽ bán xe tăng M1A2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực thông dụng nhất trong quân đội Mỹ, cho Đài Loan.
Ảnh: Bloomberg
Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức thông báo với Quốc hội Mỹ về khả năng sẽ có một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD trong đó lần đầu tiên xe tăng M1A2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực thông dụng nhất trong quân đội Mỹ, đồng thời Mỹ cũng sẽ cung cấp thêm một số loại vũ khí khác, theo một quan chức có nguồn tin thân cận với vụ việc được Bloomberg trích đăng.
Việc thông báo về một thỏa thuận bán vũ khí cấp cao nhất tuy nhiên không bao gồm dòng máy bay chiến đấu F-16, việc bán này vốn vẫn đang được Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc xem xét. Chắc chắn động thái mới nhất này từ phía Mỹ sẽ khiến cho phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ ở thời điểm mà các cuộc đối thoại với Mỹ đang chững lại.
Gói bán vũ khí mới nhất mà Mỹ dành cho Đài Loan bao gồm 108 xe tăng được sản xuất bởi General Dynamics và một số loại vũ khí chống tăng tối tân khác. Thông báo chính thức về thương vụ bán vũ khí này được công bố ngày thứ Tư, sau đó Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục xem xét và thông qua trong quá trình kéo dài 30 ngày.
Vào tháng 3/2019, phía Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ việc chính quyền Tổng thống Trump chấp thuận bán cho Đài Loan hơn 60 máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm F-16 được phát triển bởi Lockheed Martin Corp.
Ở thời điểm đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Geng Shuang, tuyên bố: “Trung Quốc giữ lập trường phản đối mạnh mẽ việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Chúng tôi đã khẳng định rất rõ điều này với Trung Quốc. Chúng tôi đã hối thúc phía Mỹ nhận thức được đầy đủ tính nhạy cảm của vấn đề này và tác hại nó có thể gây ra”.
Theo bizlive.vn
Video đang HOT
"Lập lờ" tàu Mỹ tại Eo Đài Loan và phản ứng "nương theo" từ Bắc Kinh
Trong một thập kỷ trở lại đây, tàu chiến Mỹ từng nhiều lần xuất hiện gần Đài Loan, dẫn tới những phản ứng nặng nhẹ khác nhau của Trung Quốc.
Mới đây, tờ South China Morning Post (SCMP) trích dẫn số liệu từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay, trong hơn một thập kỷ trở lại đây, đã có 92 lần tàu chiến của Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan.
Mỹ không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng theo luật pháp, Mỹ có nghĩa vụ phải hỗ trợ phòng thủ và là nguồn cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo này.
Cờ Đài Loan tung bay bên cạnh hai tàu khu trục do Mỹ sản xuất (ảnh: AP)
Theo SCMP, mặc dù Tổng thống Donald Trump từng đưa ra các tín hiệu về sự ủng hộ của Washington dành cho Đài Loan, nhưng những dữ liệu trên cho thấy, số lần tàu chiến Mỹ tới Eo Đài Loan đã gia tăng ngay trong thời kỳ Tổng thống Barack Obama, và thậm chí đạt tới hai con số trong những năm 2012, 2013, 2015 và 2016.
Số lần tàu Mỹ xuất hiên tại eo biển đạt mức cao nhất là 12 lần vào năm 2016. Đây cũng chính là năm bà Thái Anh Văn trở thành người đứng đầu Đài Loan, mở ra một thời kỳ mới căng thẳng trong quan hệ giữa hòn đảo với Bắc Kinh.
Vào thời điểm đó, Washington không công bố số lần tàu Mỹ đi qua Eo Đài Loan và Bắc Kinh có vẻ như cũng không có những phản ứng công khai. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, quân đội Trung Quốc từng hai lần phản đối khi tàu chở sân bay Mỹ có mặt tại vùng biển này.
Lần thứ nhất vào năm 1996 dẫn tới một vụ đối đầu tên lửa - chính là Khủng hoảng Eo biển Đài Loan. Lần thứ hai vào năm 2007, dẫn tới việc Bắc Kinh từ chối tất cả yêu cầu cập cảng Hong Kong của tàu chiến Mỹ trong gần một năm.
Số lần tàu hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan hàng năm (dữ liệu tính đến tháng 4/2019) (nguồn: Hải quân Mỹ)
James Kraska, giáo sư luật hàng hải quốc tế tại Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ tại Rhoda Island đánh giá, Washington cố tình không công bố số liệu là do họ muốn coi các hoạt động trên mang tính thường xuyên và không phải là bất thường.
Số lần tàu chiến xuất hiện giảm xuống còn 5 lần vào năm 2017 - năm đầu tiên của ông Trump tại Nhà Trắng và 3 lần vào năm 2018. Cho tới thời điểm hiện tại của năm 2019, các tàu chiến của Mỹ đã bốn lần đi qua Eo biển Đài Loan; trong đó gần đây nhất là hai tàu khu trục USS Stethem và USS William P. Lawrence.
Hồi đầu tuần, Bắc Kinh cũng đã bày tỏ sự "quan ngại" tới những lần tàu Mỹ có mặt tại khu vực, đồng thời gọi vấn đề Đài Loan là "vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung - Mỹ".
"Quan điểm của tôi là, thông thường nếu việc di chuyển xảy ra và được coi là một phần hành trình thông thường của bất kỳ con tàu nào, mà không có sự công bố hoặc đưa tin của truyền thông, sẽ không có lý do gì để Bắc Kinh lên tiếng phản đối", Colin Koh, một học giả tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược tại Singapore, nói. "Tất nhiên, bối cảnh cũng là yếu tố quan trọng. Đặc biệt khi chính quyền bà Thái Anh Văn đang căng thẳng với Bắc Kinh, khi các lần xuất hiện như vậy lại được công bố hoặc đưa tin rộng rãi trên truyền thông, Bắc Kinh nhất định cảm thấy cần phải có đáp trả, nếu không phải bằng hành động, thì ít nhất cũng là bằng lời nói".
Kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan, quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn (ảnh: SCMP)
Trong khi đó, Nate Christense, phó phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết, việc tàu chiến Mỹ di chuyển qua Eo biển Đài Loan là một phần trong "cam kết của Mỹ vì một Ấn độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".
"Tất cả các chiến dịch của chúng tôi đều phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời chứng tỏ Mỹ sẽ bay máy bay, đi tàu biển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", ông Christensen nhấn mạnh.
Theo Richard W. Hu, một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung tại Đại học Hong Kong, quyết định của Washington có công bố các lần đi qua Eo biển Đài Loan hay không, còn có ý nghĩa hơn là tần suất của chúng.
"Việc [tàu chiến Mỹ] xuất hiện xuất phát từ nhiều lý do: có lúc là lý do hậu cần, có lúc lại là lý do chính trị", ông Hu chỉ ra. "Nếu chúng ta muốn lý giải tần suất của những lần đi qua đó, chúng ta có thể đặt giả thuyết là tần suất sẽ tăng cao khi nào có căng thẳng tại Eo biển Đài Loan".
Bill Hyton, một học giả của Chương tình Châu Á - Thái Bình Dương tại tổ chức tư vấn chính sách Chatham House cảnh báo, những phản đối của Bắc Kinh về sự hiện diện của các tàu quốc tế tại eo biển sẽ càng khiến Washington có thêm nhiều hoạt động như vậy.
"Đáng nói là Mỹ coi những chuyến đi này là hoàn toàn bình thường và không đáng nhắc tới... Chúng ta chỉ nghe tới chúng khi một ai đó - thông thường là Trung Quốc - làm ầm lên", ông Hyton nói.
Tuy nhiên, ông Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phục Đán, Thượng Hải nhấn mạnh, các hoạt động của hải quân Mỹ gần như chắc chắn sẽ không ảnh hưởng tới lập trường của Bắc Kinh trong các vấn đề chủ chốt như Đài Loan. "Có đôi khi, sự xuất hiện [của tàu chiến Mỹ] là nhằm gửi đi tín hiệu tới Trung Quốc", ông Wu giải thích. "Nhưng tôi nghĩ, áp lực [từ Mỹ] không thực sự ảnh hưởng tới cách hành xử của Trung Quốc, trong cả vấn đề Đài Loan hay các vấn đề khác".
Minh Đức
Theo toquoc
Trung Quốc lên tiếng về thông tin Đài Loan mua 60 chiến đấu cơ F-16 Mỹ Bắc Kinh cảnh báo Mỹ về việc bán các chiến đấu cơ F-16 phiên bản mới nhất cho Đài Loan và hối thúc Washington tôn trọng chính sách Một Trung Quốc. Đài Loan hiện phụ thuộc lớn vào nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ. "Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Quan điểm này rất...