Mỹ bác tin chiến hạm bị Trung Quốc ‘xua đuổi’ gần Hoàng Sa
Hải quân Mỹ bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về việc triển khai lực lượng “xua đuổi” khu trục hạm Benfold áp sát Hoàng Sa ngày 12/7.
“Tuyên bố của quân đội Trung Quốc về chuyến tuần tra này là sai sự thật. USS Benfold thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) theo quy định của luật pháp quốc tế và tiếp tục các hoạt động bình thường trong vùng biển quốc tế”, Hạm đội 7 hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 12/7.
Thông cáo được Hạm đội 7 đưa ra sau khi Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của quân đội Trung Quốc tuyên bố đã triển khai lực lượng “xua đuổi” Benfold khi khu trục hạm này áp sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
“Tuyên bố của quân đội Trung Quốc là động thái mới nhất trong nỗ lực diễn giải sai các hoạt động hàng hải hợp pháp của Mỹ, đồng thời nêu ra các yêu sách hàng hải phi lý và bất hợp pháp của họ tại Biển Đông bất chấp quyền của các nước láng giềng ở Đông Nam Á”, Hạm đội 7 cho biết.
Hạm đội 7 cho rằng hành vi của Trung Quốc trái ngược với việc Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế và tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. “Mọi quốc gia lớn nhỏ đều cần được đảm bảo về chủ quyền, không bị ép buộc, có khả năng theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với quy tắc và thông lệ quốc tế đã được chấp nhận”, thông cáo có đoạn.
Khu trục hạm USS Benfold đi qua Biển Đông ngày 12/7. Ảnh: US Navy .
Video đang HOT
Hạm đội 7 khẳng định hoạt động của Benfold phản ánh “cam kết duy trì tự do hàng hải và sử dụng hợp pháp biển” của hải quân Mỹ. “Mỹ sẽ tiếp tục điều máy bay, tàu hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Trung Quốc phát ngôn gì đi nữa cũng không thể ngăn cản chúng tôi”, thông cáo cho biết.
Mỹ gần đây tăng cường điều tàu tới Biển Đông thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường xuyên hơn, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại khu vực. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 11/7 bác yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông và cảnh báo Mỹ sẽ phản ứng nếu Trung Quốc tấn công Philippines ở vùng biển này.
“Không nơi nào trật tự hàng hải dựa trên luật lệ bị đe dọa nghiêm trọng hơn ở Biển Đông. Trung Quốc vẫn tiếp tục cưỡng ép và hăm dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa tự do hàng hải tại tuyến đường biển toàn cầu quan trọng này”, Blinken nói.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Việt Nam từng nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.
Covax bổ sung gần 110 triệu liều vaccine Covid-19 Trung Quốc
Sinovac và Sinopharm (Trung Quốc) ký thỏa thuận phân bổ 110 triệu liều vaccine Covid-19 cho cơ chế tiêm chủng công bằng Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vaccine được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, khi biến thể Delta, nguồn gốc Ấn Độ đang chiếm ưu thế toàn cầu, tạo sức ép lên hệ thống y tế. Thỏa thuận mới giúp bổ sung vào nguồn cung thiếu hụt, đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng của các nước đang phát triển, thu nhập thấp.
Liên minh Vaccine Gavi, đồng sáng lập Covax, cho biết Sinopharm cung cấp 60 triệu liều vaccine từ nay đến tháng 10. 50 triệu liều từ Sinovac sẽ đến vào cuối tháng 9. Liên minh có thể mua thêm 110 triệu liều Sinopharm và 330 triệu liều Sinovac từ quý 4 năm nay đến nửa đầu năm sau.
"Tôi hoan nghênh các thỏa thuận của hai hãng dược và Covax. Với thỏa thuận này, chúng tôi sẽ phân phối vaccine đã phê duyệt đến các quốc gia ngay lập tức", Seth Berkley, Giám đốc điều hành Liên minh Gavi, cho biết.
Lượng hàng mới dự kiến bù đắp nguồn cung còn thiếu sau khi Viện Huyết thanh Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai hoành hành.
Đến nay, Covax đã chuyển 102 triệu liều vaccine đến 135 nước thành viên. Cuối tháng 5, chương trình thông báo thiếu 190 triệu liều do "ảnh hưởng của đợt bùng phát thảm khốc tại Ấn Độ, nguồn cung khan hiếm trong nửa cuối năm nay".
Vaccine Sinovac và Sinopharm được WHO phê duyệt vào tháng 5, tháng 6 vừa qua. Trung Quốc cũng đã tiêm hai loại vaccine cho hàng trăm triệu dân.
Theo kết quả từ chiến dịch tiêm chủng tại Chile, được công bố trên Tạp chí Y học New England ngày 7/7, vaccine Sinovac hiệu quả 65,9% chống virus, 87,5% trong việc ngăn ngừa nhập viện và 86,3% ngăn ngừa tử vong.
Các lọ vaccine Sinopharm ở nhà máy Bắc Kinh lần đầu rời dây chuyền sản xuất. Ảnh: Xinhua
Song hiện có khá ít dữ liệu về khả năng chống biến thể Delta. Một số nước như Indonesia và Thái Lan đã tiêm thêm vaccine của phương Tây cho người từng nhận vaccine Sinovac.
Giám đốc Yin Weidong cho biết công ty đã cung cấp hơn một tỷ liều vaccine toàn cầu vào cuối tháng 6. Lợi thế của sản phẩm là "tính an toàn và thuận lợi trong vận chuyển, bảo quản", có thể hỗ trợ người dân ở "mọi ngóc ngách của thế giới".
Hãng dự kiến sản xuất thêm 2,91 tỷ liều vaccine cuối năm nay. Viện Sinh phẩm Quốc gia Trung Quốc, thuộc tập đoàn dược phẩm Sinopharm, cho biết đủ năng lực cung cấp một tỷ liều vaccine cho Covax.
Thử nghiệm giai đoạn ba cho thấy vaccine hiệu quả 79% ngăn ngừa triệu chứng và nhập viện do Covid-19. Hãng không công bố dữ liệu hoàn chỉnh. Song tại hai nước sử dụng vaccine là Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, giới chức phải tiêm bổ sung loại vaccine khác cho người đã tiêm hai liều Sinopharm.
Gavi cho biết hai loại vaccine giúp đa dạng hóa nguồn cung của Covax. Hiện chương trình đạt thỏa thuận với 11 hãng dược, bao gồm AstraZeneca-Oxford, Johnson & Johnson, Moderna, Novavax và Pfizer-BioNTech.
Nam sinh đỗ thủ khoa Gaokao bị 11 đại học Mỹ từ chối bây giờ ra sao? Lý Thái Bách đỗ thủ khoa kỳ thi đại học với số điểm 703 nhưng bị 11 đại học hàng đầu ở Mỹ từ chối hồ sơ. Sau 11 năm, chàng trai cảm thấy may mắn vì đã bị từ chối. Năm 2010, Lý Thái Bách trở thành tâm điểm của truyền thông Trung Quốc khi đỗ kỳ thi Gaokao với số điểm...