Mỹ bác START-3: Lo mất cây gậy răn đe Nga
Mỹ giải thích từ chối gia hạn START-3 là do ảnh hưởng đến hơn 90% kho vũ khí hạt nhân nước này, trong khi Nga chỉ mất chưa tới một nửa.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) được ký kết năm 2010 bởi Tổng thống Liên bang Nga và Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Dmitry Medvedev và Barack Obama. Hiệp ước có hiệu lực từ năm 2011 và hết hạn vào tháng 2 năm 2021.
Vào ngày 16 tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất với nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump về việc gia hạn hiệp ước START-3 hiện tại mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào thêm ít nhất một năm, để có thể tiến hành cuộc đàm phán thực chất về tất cả các tham số.
Ngày 20 tháng 10, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, họ đã gửi cho Hoa Kỳ công hàm đề nghị gia hạn Hiệp ước về các biện pháp cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START mới, thường được gọi không chính thức gọi là START-3) thêm một năm.
Trong tuyên bố của cơ quan ngoại giao Nga nêu rõ, Moscow sẵn sàng cùng với Washington thực hiện cam kết chính trị về việc đóng băng trong một thời gian nhất định các đầu đạn hạt nhân mà hai bên sở hữu, nhưng lập trường này chỉ có thể thực hiện nếu Hoa Kỳ không đưa ra các yêu cầu bổ sung.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về vấn đề kiểm soát vũ khí là ông Marshall Billingslea cho biết, Mỹ từ chối gia hạn Hiệp ước tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START-3) mà Nga đưa ra không kèm theo bất kỳ điều kiện nào.
Ông Billingslea giải thích rằng hiệp ước về tên lửa ảnh hưởng đến 90-92% toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ trong khỉ chỉ ảnh hưởng đến 45% kho vũ khí của Nga, thậm chí là ít hơn. Theo ông, Moscow đang tăng cường tiềm lực vũ khí “nhằm vào NATO”.
Nga đang nhỉnh hơn Mỹ về vũ khí hạt nhân chiến thuật
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ nhắc lại một nguyên nhân khác là hiệp ước này không bao gồm Trung Quốc, quốc gia cũng sở hữu số lượng đầu đạn hạt nhân lớn, mà theo chính quyền Mỹ cần phải tham gia vào các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Theo giới chuyên gia, sở dĩ Nhà Trắng không sẵn sàng ký gia hạn hiệp ước mới là do Washington muốn triệt tiêu kho vũ khí hạt nhân chiến thuật khổng lồ của Nga, mà Mỹ từ lâu đã “rất lép vế”.
Hiện nay, Nga có khả năng tấn công hạt nhân toàn diện cả về chiến lược và chiến thuật, hơn nữa còn rất đa dạng cả về phương tiện mang phóng (từ tàu ngầm hạt nhân, tàu mặt nước; máy bay ném bom, máy bay chiến đấu; silo trong lòng đất hay trên các xe cơ động trên mặt đất).
Vũ khí hạt nhân chiến lược có lẽ sẽ không bao giờ được sử dụng một lần nữa, sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử vào hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, còn vũ khí hạt nhân chiến thuật hoàn toàn có thể được sử dụng để giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh cục bộ hay chiến tranh khu vực, mà trong khía cạnh này, Nga hoàn toàn áp đảo so với Mỹ.
Do đó, việc Mỹ ra điều kiện muốn đưa tất cả vũ khí hạt nhân chiến thuật và các tên lửa siêu thanh thế hệ mới của Nga vào phạm vi chế tài của hiệp ước là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Nga chưa xác định ngày dỡ bỏ các hạn chế do dịch Covid-19
Điện Kremlin ngày 23/4 cho biết hiện nay chưa xác định thời điểm dỡ bỏ các hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Tuyên bố được Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga, ông Dmitry Peskov cho biết trong ngày 23/4. Ông Peskov nói thêm rằng, khoảng thời gian cụ thể phụ thuộc vào tình hình dịch tễ tại Nga. Theo người phát ngôn của Kremlin, hiện nay tình hình lây lan dịch Covid-19 tại Nga tương đối căng thẳng.
Nga chưa xác định ngày dỡ bỏ các hạn chế vì Covid-19 (Nguồn: Vesti.ru)
Trong 24 giờ qua, số lượng người nhiễm bệnh đã chậm lại ở trên cả nước nói chung và ở Moscow nói riêng. Kết quả này một phần nhờ vào các biện pháp chống dịch quyết liệt của chính phủ, trong đó hạn chế tối đa việc di chuyển của người dân trong những trường hợp không cần thiết, đặc biệt là ở thủ đô Moscow, khu vực chịu tác động nặng nhất của dịch Covid-19 cho tới thời điểm này.
Theo thị trưởng thành phố Moscow, ông Sergey Sobyanin, kể từ khi áp dụng thẻ đi lại điện tử ngày 15/4, dòng người tại thủ đô Moscow đã giảm khoảng nửa triệu người: "Kể từ khi áp dụng hệ thống thẻ đi lại điện tử, dòng người đã giảm hơn 500 nghìn người. Điều này cho thấy hiệu quả của hệ thống này."
Thị trưởng thành phố Moscow đã đề nghị áp dụng chế độ thẻ đi lại điện tử ở tất cả các địa phương trên toàn quốc để kiểm soát việc di chuyển của người dân giữa các khu vực và hiện nay đã có 21 khu vực kết nối với hệ thống này./.
Văn Thường
Trump 'không biết' thông tin Nga treo thưởng cho Taliban Trump cho hay ông không được báo cáo về thông tin Nga hứa treo thưởng cho Taliban sát hại lính Mỹ ở Afghanistan như NYTimes đưa tin. New York Times hôm 26/6 dẫn thông tin từ các quan chức tình báo Mỹ giấu tên, cho rằng các điệp viên Nga đã treo thưởng cho phiến quân Taliban, nhằm khuyến khích phiến quân tấn...