Mỹ bác bỏ tin liên quân không kích 2 địa điểm quân sự Syria
Mỹ bác bỏ chuyện liên quân đánh IS do Mỹ dẫn đầu ở Syria không kích một số địa điểm quân sự của quân đội Syria.
Hãng tin nhà nước Syria SANA ngày 24-5 xác nhận một số địa điểm quân sự của quân đội Syria trúng không kích của liên quân đánh IS do Mỹ dẫn đầu – mà tổ chức truyền thông của nhóm vũ trang Hezbollah (Lebanon) đưa trước đó – là có thật.
“Một số cơ sở quân sự chúng tôi giữa TP Albu Kamal và làng Humeima (tỉnh Deir ez-Zor, đông Syria) phát nổ bình minh hôm nay vì hành động gây hấn của các máy bay liên quân Mỹ dẫn đầu “- SANAdẫn một nguồn tin quân đội Syria cho biết.
SANA cho biết các trận không kích chỉ gây hư hại vật chất. Tuy nhiên theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria, có một số dân quân người nước ngoài chiến đấu ủng hộ chính phủ Syria thiệt mạng trong các trận không kích này.
Binh sĩ Mỹ trong liên quân quốc tế đánh IS tại Syria. Ảnh: REUTERS
Quân đội Mỹ lên tiếng bác bỏ. Theo đại úy Bill Urban, phát ngôn Bộ Tư lệnh Miền Trung Mỹ nói với Reuters, rằng “không có báo cáo nào về việc liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích các mục tiêu hay các lực lượng thân chính phủ Syria”. Một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nói: “Chúng tôi không có báo cáo gì để xác nhận thông tin này”.
Video đang HOT
Theo truyền thông của Hezbollah, một số máy bay liên quân đánh IS do Mỹ dẫn đầu ở Syria đã không kích 2 địa điểm quân sự của chính phủ Syria ở miền đông nước này trong ngày 23-5. Một trong hai địa điểm quân sự bị không kích là kho thiết bị năng lượng quân sự T2 giáp biên giới với Iraq và cách sông Euphrates khoảng 100km về phía tây.
Sông Euphrates là nơi đang diễn ra giao tranh giữa IS với hai nhóm liên quân. Một là liên quân chính phủ Syria cùng Nga, Iran, Hezbollah hoạt động ở phía tây sông Euphrates; một là lực lượng dân quân người Kurd, người Ả Rập cùng liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu hoạt động ở phía đông sông Euphrates. Nga và Mỹ phụ trách đảm bảo liên lạc ngăn chặn xung đột giữa hai nhóm quân.
Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria ngày 24-5, giao tranh giữa IS với hai nhóm liên quân này vẫn diễn ra vào tối 23-5.
Ngoài lực lượng tham gia liên quân, quân đội Mỹ tại Syria cũng có căn cứ Tanf ở đông Syria, gần các biên giới với Iraq và Jordan. Năm ngoái quân đội Mỹ ở căn cứ này đã từng tấn công các lực lượng thân chính phủ Syria khi lực lượng này di chuyển trên con đường tiếp cận căn cứ này.
Theo Đăng Khoa
Pháp luật TP.HCM
Thủ lĩnh giấu mặt của IS điều khiển chiến dịch bí mật
Giới chức chống khủng bố Mỹ cho rằng thủ lĩnh tối cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi còn sống và đang đứng sau chiến dịch bảo vệ những thành trì còn sót lại của chúng ở Đông Syria.
Trước đó, vào tháng 7-2017, kênh truyền hình Al Sumaria dẫn một nguồn tin, mà họ khẳng định là do IS cung cấp, xác nhận thủ lĩnh al-Baghdadi đã bỏ mạng ở tỉnh Nineveh - Iraq. Sau đó, tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR - Anh) cũng khẳng định với Reuters rằng họ "xác nhận thông tin thủ lĩnh IS bị tiêu diệt".
Tuy nhiên, theo thông tin được tờ Washington Post đăng ngày 20-5, giới chức chống khủng bố Mỹ khẳng định họ tin al-Baghdadi vẫn còn sống sau khi nhận được một số thông tin tình báo mới cũng như sau quá trình thẩm vấn tù nhân.
Các bằng chứng này mô tả một thủ lĩnh IS giấu mặt ngay cả trong tổ chức của hắn ta. Điều này khiến hắn bị phàn nàn và được cho là gây ảnh hưởng đến khả năng tập hợp lực lượng của hắn - các chuyên gia chống khủng bố Mỹ cho biết, đồng thời khẳng định họ có bằng chứng cho thấy thủ lĩnh al-Baghdadi đang tập trung nghiên cứu hệ tư tưởng mới giúp IS duy trì được những thành trì còn sót lại ở Iraq và Syria.
Cũng theo giới chức chống khủng bố Mỹ, al-Baghdadi có thể là kẻ gián tiếp giải quyết hàng loạt vụ tranh chấp tư tưởng giữa các phe phái trong nội bộ IS suốt những tháng gần đây.
Thủ lĩnh tối cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi từng nhiều lần bị đồn đã chết. Ảnh: NDTV
Sau khi xem xét các bằng chứng cùng nhau, giới chức Mỹ nhận định al-Baghdadi đang hỗ trợ chiến dịch chuyển đổi hoạt động của tổ chức từ công khai sang bí mật.
"Trong lúc chúng mất Mosul và Raqqa, chúng ta có thể thấy được những dấu hiệu cho thấy chúng lên kế hoạch hoạt động theo cách thức khác, hoạt động như một tổ chức bí mật" - ông Nicholas Rasmussen, cựu giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ, khẳng định.
Giới chức Mỹ còn khẳng định IS đang âm thầm chuẩn bị một phong trào khủng bố quốc tế thông qua việc gây ảnh hưởng lên thế hệ sau.
"Thủ lĩnh IS tin rằng tư tưởng của chúng vẫn sẽ tồn tại, ngay cả khi tổ chức của chúng sụp đổ, miễn là chúng có thể gây được ảnh hưởng lên thế hệ sau bằng giáo dục" - một quan chức giấu tên Mỹ khẳng định.
Trước đó, Abu Zaid al-Iraqi, một thủ lĩnh IS bị bắt vào đầu năm nay, khai rằng thủ lĩnh tối cao al-Baghdadi đã đích thân triệu tập nhiều thủ lĩnh cấp cao IS để soạn lại hệ tư tưởng của tổ chức với nội dung xoay quanh giáo dục thế hệ sau.
Cũng theo al-Iraqi, cuộc họp nói trên diễn ra vào giữa năm 2017 gần TP Deir al-Zour - Syria.
Theo Cao Lực
Người Lao Động
Đây là cách Iran có thể trả đũa nếu Trump xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Thông qua các tổ chức do Iran hậu thuẫn, Tehran có nhiều lựa chọn gây thiệt hại cho Washington và các đồng minh nếu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân. Năm 2015, cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran tìm được lối ra khi nước này cùng nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức)...