Mỹ bác bỏ cáo buộc do thám của Pháp
Trước những phản ứng giận dữ từ phía Pháp liên quan đến cáo buộc tình báo Mỹ đã do thám người Pháp trên diện rộng, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper hôm qua đã bất ngờ lên tiếng phủ nhận. Ông tuyên bố cáo buộc đó là “sai”.
Trước đó tờ Le Monde của Pháp đã khiến dư luận nước này xôn xao khi khẳng định các điệp viên Mỹ đã đột nhập vào các mạng viễn thông nước ngoài, cài đặt nhiều phần mềm gián điệp vào hàng triệu máy tính. Bài báo khẳng định có được thông tin dựa trên những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.
Ông James Clapper – giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ
Tuy nhiên, ông James Clapper – giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ khẳng định: “Những bài báo gần đây được tờ báo Pháp Le Monde xuất bản đã chứa những thông tin không chính xác, gây hiểu lầm liên quan đến các hoạt động tình báo nước ngoài của Mỹ.
Cáo buộc rằng Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) đã thu thập hơn 70 triệu bản ghi dữ liệu điện thoại của công dân Pháp là sai”, ông Clapper tuyên bố.
Vị quan chức này khẳng định sẽ không bàn thảo chi tiết các hoạt động theo dõi, nhưng thừa nhận “Mỹ thu thập các thông tin tình báo dạng tương tự như tất cả các quốc gia khác vẫn làm”.
Ông cũng không phản bác một cách cụ thể cáo buộc rằng NSA đã theo dõi các nhà ngoại giao Mỹ tại Washington và Liên hợp quốc
Tuyên bố của vị giám đốc tình báo Mỹ được đưa ra sau khi Le Monde đăng tải chi tiết về Genie, một chương trình theo dõi được cho là của NSA, trong đó các phần mềm gián điệp được cài vào các máy tính ở ngoài nước Mỹ từ xa, bao gồm cả các đại sứ quán nước ngoài.
Các chi tiết được dựa trên bản thông tin nội bộ của NSA được Edward Snowden tiết lộ thông qua nhà báo Glen Greenwald, người sắp chia tay tờ Guardian của Anh.
Video đang HOT
Bản báo cáo khẳng định những “con rệp” điện tử đã được cài vào đại sứ quán Pháp tại Washington, và vào máy tính của các đoàn đại biểu Pháp tại Liên hợp quốc. Chương trình này mang tên mã “Blackfoot”.
Bài viết khẳng định trong năm 2011, Mỹ đã cấp 652 triệu USD cho chương trình này để “cấy gián điệp”. Hàng chục triệu máy tính được báo cáo đã bị đột nhập trong năm đó.
Một tài liệu đề tháng 8/2010 cho thấy thông tin tình báo được đánh cắp từ các máy tính của đại sứ quán nước ngoài đã giúp Mỹ biết trước quan điểm của các nước thành viên Hội đồng Bảo an khác, trước khi Liên hợp quốc bỏ phiếu về một nghị quyết áp đặt cấm vận mới với Iran.
Bản báo cáo của NSA đã dẫn lời bà Susan Rice, đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc khi đó ngợi khen công việc của cơ quan này. “Nó giúp tôi biết được…sự thật, và tiết lộ quan điểm của các nước khác về các lệnh cấm vận, cho phép chúng ta đi trước một bước trong các cuộc đàm phán”.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (phải) bắt tay ngoại trưởng Mỹ Kerry
“Không thể chấp nhận được”
Trong bữa ăn trưa ngày hôm qua với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã nhân dịp này yêu cầu phía Mỹ giải thích rõ về các cáo buộc trên.
Liên quan đến cuộc gọi giữa Tổng thống hai nước, ông Fabius cho biết: “Tôi đã lặp lại với ông John Kerry những gì Tổng thống Francois Hollande nói với Barack Obama, đó là hành động gián điệp quy mô lớn của người Mỹ đối với các đồng minh của họ là một điều không thể chấp nhận được”.
Khi được hỏi liệu Pháp có cân nhắc việc trả đũa Mỹ hay không, người phát ngôn chính phủ Pháp Najat Vallaud-Belkacem nói: “Việc này tùy thuộc vào Ngoại trưởng Fabius quyết định nhưng tôi không nghĩ cần thiết phải leo thang.
Chúng ta cần phải có một mối quan hệ trân trọng với các đối tác, giữa những đồng minh. Sự tin tưởng của chúng ta vào mối quan hệ đó đã bị tổn thương nhưng dù sao vẫn rất gần gũi”.
Theo Dantri
Tổng thống Obama gọi điện cho người đồng cấp Pháp về vụ nghe lén
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã đích thân gọi điện cho người đồng cấp Pháp Francois Hollande về vụ nghe lén điện thoại, vốn đang làm Paris nổi giận.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện thoại cho Tổng thống Pháp Francois Hollande từ Nhà Trắng.
Trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng Washington đang xem xét lại hoạt động thu thập tình báo để bảo đảm sự cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư.
Cuộc trao đổi diễn ra sau khi Pháp bày tỏ giận dữ trước thông tin đăng trên tờ Le Monde nói rằng cơ quan gián điệp Mỹ đã nghe lén hàng triệu cuộc gọi điện thoại của công dân Pháp.
"Hanh đông nay đôi vơi ban be va đông minh la không thê châp nhân đươc. Đây là hành động xâm phạm đời tư của công dân Pháp và Mỹ cần phải giải thích rõ về điều này", Tổng thống Pháp yêu cầu trong cuộc điên đam vơi Tông thông Obama.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius cũng đã triệu ại sứ Mỹ Charles Rivkin để hỏi về những tố cáo này.
"Tôi đã nhắc lại với ông John Kerry điều mà Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nói với Tổng thống Barack Obama rằng việc Mỹ do thám trên quy mô lớn các đồng minh của mình là không thể chấp nhận được", ông Fabius nói.
"Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ phải đưa ra lời giải thích ngay lập tức. Ngoài việc đó ra, chúng tôi dĩ nhiên cũng yêu cầu Mỹ phải chấm dứt ngay hành động này nếu những hoạt động này vẫn đang tiếp tục", Ngoại trưởng Pháp nói thêm.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Pháp cho rằng việc hợp tác chống khủng bố là điều cần thiết, song điều đó cũng không thể biện minh được cho hành động nghe lén thông tin của hàng triệu người dân Pháp, nước vẫn được Mỹ coi là đồng minh thân thiết ở châu Âu.
Theo thông tin đăng trên tờ Le Monde dưa trên nhưng tiết lộ cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đa nghe len 70,3 triêu cuôc goi của các quan chưc, doanh nghiêp, nghi pham khung bô ở Pháp.
Hoạt động nghe lén được tiến hành trong vòng 30 ngay, tư 10/12/2012 đến 8/1/2013. Cụ thể là NSA đã "băt" cac cuôc goi và tin nhắn điện thoại dưa trên môt sô tư khoa cu thê.
Hiên chưa ro nôi dung cac cuôc hôi thoai và tin nhăn co đươc lưu lại hay không, cũng như liệu chương trinh nghe len co bi danh la US-985D đã chấm dứt chưa.
Những nghi ngại và cao buôc trên càng khiến dư luận quốc tế thêm bất bình với chương do thám quy mô lớn của Mỹ. Trước Pháp, nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh cũng đã mạnh mẽ lên án hành động "vi phạm luật pháp quốc tế và quyền riêng tư" này của Washington, đặc biệt là Brazil, Venezuela, Mexico...
"Những gì chúng ta đang chứng kiến là một số quốc gia đang giận dữ với Mỹ. Washington không còn được tin tưởng như là một đối tác trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dân, cũng như là đối tác trong việc chia sẻ thông tin tình báo", bà Jillian C. York thuộc Quỹ Biên cương Điện tử nói.
Mỹ đang rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao và tình báo lớn nhất kể từ khi Snowden bí mật tới Hồng Kong (Trung Quốc) tiết lộ chi tiết về các hoạt động theo dõi của NSA trên toàn thế giới. Hiện cựu nhân viên tình báo này đang tị nạn tạm thời tại Nga sau khi bị chính phủ Mỹ truy nã về tội gián điệp và những tội danh khác .
Theo Dantri
"Người thổi còi" Snowden và cuộc chiến Nga - Mỹ Hàng chục triệu cuộc điện đàm tại Pháp, thậm chí đến cả hòm thư điện tử của cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon đều nằm trong vòng kiểm soát của chương trình nghe lén "động trời" của Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Pháp - Mỹ - Mexico nổi sóng Paris ngay lập tức cho triệu Đại sứ Mỹ yêu cầu giải...