Mỹ-Ba Lan hợp sức đánh chặn tên lửa hành trình Nga
Để tăng cường khả năng đối phó với tên lửa hành trình Nga, Mỹ đã hợp tác cùng đồng minh Ba Lan phát triển hệ thống tên lửa mới.
Chương trình được thực hiện với sự tham gia của nhà thầu Raytheon, Mỹ và Bộ Quốc phòng Ba Lan nhằm tạo ra một hệ thống phòng thủ tầm ngắn và tầm trung đủ mạnh để ngăn chặn được tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
Dự án được thực hiện làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, công việc sản xuất tạ i Ba Lan sẽ có sự tham gia của Mỹ và được đặt dưới sự giám sát của chuyên gia Mỹ. Ở giai đoạn tiếp theo, công việc này chủ yếu do Ba Lan đảm nhiệm.
Phòng thủ Mỹ khai hỏa.
Theo một số thông tin được tiết lộ, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa ở cự ly từ 40-300km và sử dụng tên lửa SkyCeptor.
Video đang HOT
Loại tên lửa này dùng nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, có khả năng điều chỉnh quỹ đạo ở pha giữa, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Tên lửa SkyCeptor được trang bị 2 loại đầu tự dẫn kết hợp giữa radar và cảm biến quang điện. Phương pháp kết hợp này nâng cao khả năng đánh chặn của tên lửa. Theo đó, 2 đầu tự dẫn sẽ bổ sung cho nhau nếu một trong hai gặp sự cố hoặc bị gây nhiễu nặng.
Được thiết kế để thực hiện đòn đánh chặn hit-to-kill, hệ thống có khả năng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa đến từ tên lửa và máy bay của đối phương. Hệ thống đánh chặn mới có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Shahab của Iran và Scud nếu tên lửa hoạt động ở quỹ đạo thấp, trong đó có tên lửa hành trình.
Mỗi bệ phóng của hệ thống phòng thủ mới được trang bị tới 16 tên lửa, cùng với một trạm radar tìm kiếm mục tiêu và kiểm soát hỏa lực hiện đại. Hệ thống sử dụng radar quét mạng pha điện tử, radar AESA – radar có khả năng phát hiện nhận biết các mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn một cách chính xác, hệ thống có khả năng tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.
Một số nguồn tin cho biết, hệ thống phòng thủ mới này là một phần trong hệ thống phòng không nhiều tầng được Mỹ và đồng minh Ba Lan đang phát triển cùng với hệ thống Patriot PAC-3 Mỹ đã đồng ý bán cho quốc gia Baltic này.
Những vũ khí này tạo thành chiếc ô phòng thủ vững chắc có thể chặn đứng đòn tấn công từ tên lửa hành trình của Nga trong một cuộc xung đột tiềm tàng.
Sự lo lắng của Mỹ và Ba Lan không phải là thừa bởi hiện nay, Nga đang sở hữu loạt tên lửa hành trình được đánh tối tân hành đầu thế giới. Trong đó có tên lửa tầm xa Kh-101, Kalibr… Những tên lửa đủ sức tạo nên mối đe dọa lớn với bất cứ mục tiêu nào với Mỹ và đồng minh.
Thùy Dung
Theo baodatviet
Ba Lan muốn mua tên lửa chống tăng và máy bay C-130 Hercules
Quân đội Ba Lan đề xuất mua tên lửa chống tăng Javelin và máy bay C-130 của Mỹ để tăng cường sức mạnh quân sự.
Defense News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết quân đội nước này muốn có hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin và 5 máy bay vận tải quân sự đa dụng C-130 Hercules.
Đề xuất mua vũ khí của Ba Lan được công bố tại triển lãm công nghiệp quốc phòng quốc tế (MSPO) diễn ra hàng năm từ ngày 3-6/9 tại Kielce, Ba Lan. Greg Ulmer, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành chương trình F-35 của tập đoàn Lockheed Martin, cho biết thêm Ba Lan cũng đang xem xét mua 32 tiêm kích tàng hình F-35.
Nếu được phê duyệt, Ba Lan sẽ mua 32 chiếc F-32, Block 4. Phiên bản này được trang bị máy tính mới, máy bay có thể mang theo 6 tên lửa, thay vì 4 như hiện tại. Những chiếc F-35 sẽ thay thế cho Su-22 và MiG-29 do Liên Xô cũ sản xuất.
Tên lửa Javelin sẽ giúp quân đội Ba Lan nâng cao sức mạnh chống tăng. Ảnh: U.S Army.
FGM-148 Javelin là loại tên lửa chống tăng đa năng do tập đoàn Raytheon của Mỹ sản xuất. Nó được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại kép theo công nghệ "bắn-quên", tức là tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu một cách chính xác mà không cần dẫn hướng sau khi phóng.
Hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại kép của tên lửa tự tìm và diệt mục tiêu. Điều này cho phép xạ thủ rời khỏi vị trí ngay khi bắn và chuyển sang mục tiêu khác. Trong khi phần lớn tên lửa chống tăng khác, xạ thủ phải duy trì dẫn đường cho tên lửa đến khi chạm mục tiêu.
Tuy nhiên, đơn giá mỗi quả tên lửa Javelin lên đến 174.000 USD, chưa tính giá phóng và thiết bị liên quan. Trong khi đó, máy bay vận tải C-130 đã chứng minh được giá trị sử dụng vượt thời gian của nó.
C-130 tuy là thiết kế của thập niên 1960 nhưng đến nay dòng máy bay vận tải này vẫn cho thấy hiệu quả rất cao mà chưa loại máy bay mới nào có thể thay thế.
Theo Zing.vn
Ba Lan sẽ yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh hàng trăm tỷ USD Ngay sau khi nhận được báo cáo cuối cùng của Ủy ban Quốc hội, Chính phủ Ba Lan sẽ yêu cầu Đức bồi thường cho những thiệt hại gây ra trong chiến tranh. Trước thềm kỷ niệm 80 năm ngày bắt đầu Thế chiến II, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bild, cho biết Warsaw...