Mỹ – Australia chuẩn bị diễn tập quân sự cực lớn
Quân đội Mỹ và Australia chuẩn bị tổ chức cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn mang tên “ Talisman Sabre 2013″ từ 15/7 đến 5/8 tại vịnh Shoalwater.
“Talisman Sabre 2013″ là cuộc diễn tập quân sự song phương giữa quân đội Mỹ và Australia diễn ra 2 năm một lần, với cuộc diễn tập đầu tiên được tiến hành từ năm 2005, và năm nay là năm thứ 5 hai nước tổ chức cuộc diễn tập này.
Thiếu tướng Bob Brown thuộc Lực lượng quốc phòng Australia cho biết, “Talisman Sabre 2013″ là cuộc diễn tập lớn, mục tiêu không chỉ là về phòng vệ mà còn liên quan tới các hoạt động quốc tế khác. Cuộc tập trận được đánh giá có tầm quan trọng trong quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Australia, đồng thời phản ánh sự thay đổi chính sách của Mỹ gần đây khi coi trọng khu vực Thái Bình Dương.
Cuộc diễn tập Talisman Sabre 2013 lần này được tiến hành nhằm cải thiện khả năng phối hợp tác chiến, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội hai nước, đồng thời tăng cường khả năng của quân đội Australia trong việc phòng thủ đất nước.
Theo kế hoạch, quân đội hai bên sẽ huy động khoảng 28.000 binh sỹ, 26 tàu chiến và có sự hiện diện cả tàu sân bay cùng nhiều máy bay như MV-22 Osprey, F/A-18 Hornets và F-15… của Mỹ và các phương tiện khác tham gia cuộc diễn tập do Mỹ đứng đầu này.
Chiến đấu cơ hạng nặng F/A-18 Hornets
Trong đó sự có mặt của máy bay chiến đấu F/A-18 Hornets được đánh giá rất cao bởi đây là loại chiến đấu cơ hạng nặng có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do Mỹ sản xuất. Nó được thiết kế và với khả năng tấn công các mục tiêu trên không, dưới mặt đất.
Tiêm kích F/A- 18 Hornet được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Máy bay được trang bị radar quét mảng pha điện tử APG-79 radar AESA, cho phép máy chiến không đối không và đối đất cùng lúc.
Phi hành đoàn của F/A-18 Hornets gồm 2 người. Các thông số của F/A-18 Hornet: Chiều dài 18,31 m; Sải cánh 13,62 m; Chiều cao 4,88 m; Trọng lượng rỗng là 13.864 kg; trọng lượng cất cánh 22.951 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 29.937 kg.
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực General Electric F414-GE-400, lực đẩy 14.000 lbf (62 kN) mỗi chiếc, đốt nhiện liệu lần hai là 22.000 lbf (98 kN). Do được trang bị hai động cơ phản lực cực mạnh nên máy bay có thể đạt vận tốc cực đại Mach 1.8 (1.181 mph, 1.890 km/h). Tầm bay: 2346 km, tầm bay tuần tiễu: 3054 km cùng với 3 thùng nhiên liệu phụ 480galon. F/A- 18 có thể đạt tới trần bay 15.240 m.
Hệ thống vũ khí của F/A-18 Hornets gồm: 1 pháo tự động 20 mm, với 11 điểm treo với khả năng mang 8.050 kg vũ khí. Máy bay có thể được trang bị các loại tên lửa: AIM-9 Sidewinder ở đầu 2 cánh, AIM-120 AMRAAM, AIM-7 Sparrow, AGM-84 Harpoon, AGM-88 HARM, AGM-65 Maverick.
Video đang HOT
Bom: AGM-154 Joint Standoff Weapon, Bom thông minh JDAM, Paveway – bom dẫn đường bằng laser, Loạt bom mục đích thông thường Mk 80, Mk-20 Rockeye II và bom chùm CBU.
Máy bay MV-22 Osprey
Ngoài số lượng lớn tàu chiến, tàu sân bay, tiêm kích hạng nặng F/A-18 Hornets, tiêm kích F-15, cuộc tập trận lần này còn huy động cả máy bay lưỡng thể MV-22 Osprey.
Đây là loại máy bay được thiết kế cánh quạt đặc biệt trang bị hai động cơ, kết hợp các đặc điểm của máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng, vừa có đặc điểm tốc độ nhanh và bay tầm xa của máy bay cánh cố định, vừa có thể cất cánh, hạ cánh thẳng đứng và đứng im trên không như máy bay trực thăng.
MV-22 Osprey có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và với một lần tiếp nhiên liệu, nó có thể nâng bán kính chiến đấu lên 1.100 km.
MV-22 Osprey do Công ty Trực thăng Bell (Bell Helicopter Textron) và Công ty Trực thăng Boeing cùng nghiên cứu chế tạo, máy bay này được thiết kế dựa vào nhu cầu sử dụng tác chiến của 4 quân chủng gồm không, hải, lục quân và lính thủy đánh bộ của Mỹ.
Đánh giá về cuộc tập trận lần này, Tư lệnh Hải quân Mỹ Timothy Pickett khẳng định đây là một cuộc diễn tập mang tầm quốc tế.
Theo vietbao
Răn đe trên Biển Đông, Trung Quốc lập căn cứ tàu chiến Hongkong
Không phải ngẫu nhiên, ngày 1/7, kỷ niệm 16 năm ngày Anh quốc trao trả Hongkong, Trung Quốc lại tổ chức màn diễn tập quân sự khoe cơ bắp hoành tráng; và chính thức lập căn cứ tàu khu trục tên lửa mới tại đặc khu này.
Sáng 1/7, doanh trại quân đội Trung Quốc tại Hongkong đã mở cửa để chào mừng 16 năm ngày vùng lãnh thổ này trở về đại lục. Tiếp sau màn kéo kéo cờ hoành tráng do một tiểu đoàn trình diễn, các lực lượng đặc biệt đã diễn tập tiến công chống khủng bố, cứu hộ, đổ bộ đường không... cùng sự tham gia của nhiều loại thiết bị quân sự hiện đại.
Động thái này có gắn bó mật thiết với việc trước đó 3 ngày, ngày 27/6, Trung Quốc đã công bố kế hoạch lập căn cứ tàu khu trục tên lửa mới tại Hongkong ngay trong ngày 1/7.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cho biết, đây sẽ là căn cứ của hai tàu khu trục tên lửa mới thuộc Type 056. Giới phân tích quân sự cho rằng, mục đích của căn cứ này nhằm tăng cường tính cơ động của Hải quân Trung Quốc trong bối cảnh các cuộc xung đột có thể phát sinh từ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Căn cứ này sẽ là tuyến hai, cùng các căn cứ ở Phúc Kiến, Quảng Đông dự bị cho các căn cứ ở đảo Hải Nam.
Tàu hộ tống tên lửa Type 037II
Tàu đổ bộ Type 074
Hai tàu khu trục nhỏ này được đặt tên là Huệ Châu và Khâm Châu. Ngoài ra, căn cứ này còn là nơi đồn trú của 6 tàu hộ tống tên lửa Type 037II và hai tàu đổ bộ Type 074 vốn đang phục vụ tại căn cứ hải quân ở Hồng Kông.
Tàu khu trục Type 056
Một phát ngôn viên khác thuộc Bộ quốc phòng Trung Quốc Gen Yansheng cho biết, tàu khu trục mới đáp ứng mục tiêu tăng cường lực lượng quân sự tại Hồng Kông. Quân giải phóng Trung Quốc cũng đang triển khai khoảng 6.000 quân nhân thuộc lực lượng không quân và hải quân từ lục địa đến Hongkong.
Theo nhật báo Wanchinatime, thông báo này diễn ra trong một thời điểm nhạy cảm, như Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu tổ chức tập trận chung tại một vị trí cách Bãi Cỏ Mây trên biển Đông 108 km về phía đông.
Hiện tại, cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên vùng nước nông này.
Cả Hoa Kỳ và Philippines cho rằng cuộc tập trận đang diễn ra theo kế hoạch thiết lập từ trước, không nhằm mục tiêu khiêu khích Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng ngày 27/6, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Wang Yi cho rằng Trung Quốc không phải là bên kích động căng thẳng ở Biển Đông, và những nỗ lực của các nước khác để chiếm các đảo trong khu vực, kế hoạch giải quyết các tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế sẽ chỉ làm phức tạp tình hình.
James Holmes, một giáo sư về chiến lược tại Mỹ Naval War College cho rằng, các tàu chiến Type 056 là tàu khu trục tên lửa nhỏ, lần đầu tiên được đưa vào hoạt động tháng 2/2013 sẽ phù hợp khi triển khai trong vùng biển Đông vì chúng có thể chế ngự các tàu hải quân các nước trong khu vực. Loại tàu khu trục nhỏ này sẽ không hữu ích trong vùng biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, nơi mà Hải quân Trung Quốc phải đối mặt với đối thủ nước ngoài mạnh mẽ hơn - Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, Holmes lưu ý.
Theo vietbao
Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh số hóa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ tiến hành một cuộc diễn tập quân sự vào tháng tới để thử nghiệm các lực lượng tấn công mới, bao gồm các đơn vị sử dụng công nghệ kỹ thuật số, hướng tới chiến tranh số hóa. Theo tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu PLA, đây sẽ là lần đầu tiên một...